Khái quát về tình hình phát triển năng lượng ĐHN tại Việt Nam

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với năng lượng điện hạt nhân tại việt nam từ thực tiễn triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên (Trang 51 - 63)

2.1 Tình hình phát triên năng lượng nói chung và sự cần thiết phải đầu tư phát triển năng lượng điện hạt nhân

2.1.1 Tổng quan về năng lượng điện tại Việt Nam – sự thiếu hụt năng lượng điện làm cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội

Hiện nay, hệ thống năng lượng Việt Nam dựa trên ba trụ cột chính là: dầu khí, than đá và điện lực. Điện lực chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu lớn trong đời sống xã hội và kinh tế (gần 80% tổng nhu cầu năng lượng). Theo số liệu thống kế, nhu cầu tiêu thụ năng lượng giai đoạn 2000-2009, tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam tăng trưởng trung bình 6,54%/năm và đạt 57 triệu TOE vào năm 2009. Tiêu thụ than tăng trung bình 12,12%/năm, xăng dầu tăng 8,74%/năm, khí tăng 22,53%/năm, điện tăng 14,33%/năm (đạt 74,23 tỷ kWh năm 2009). Năm 2010:

Phân loại Năm 2010

Sản lượng (tỷ Kwh) Tỷ lệ %

Tổng toàn hệ thống điện 100,071 100,0

Thuỷ Điện 27,550 27,5

Nhiệt Điện than 17,562 17,5

Nhiệt Điện dầu 3,701 3,7

Tourbin chạy khí + Đuôi hơi 44,203 44,2

Tourbin khí chạy dầu 0,894 0,9

Diesel 0,009 0,0

Nhiệt điện chạy khí 0,553 0,6

Điện EVN mua của Trung Quốc 5,599 5,6

So đồ số 4: Biểu đồ phân tích sản lượng điện phân nguồn năm 2010

Tuy vậy, quy mô và hiệu quả ngành năng lượng còn thấp, biểu hiện ở chỉ tiêu năng lượng trên đầu người còn thấp xa với trung bình của thế giới, ngược lại, cường độ năng lượng cao hơn gần gấp hai lần trung bình thế giới. Trạng thái an ninh năng lượng Việt Nam chưa được bảo đảm, hiện tượng xa thải phụ tải điện

xảy ra thường xuyên vào kỳ cao điểm. Dự trữ dầu quốc gia chưa đủ khả năng bình ổn giá khi xay ra khủng hoảng giá dầu trên thị trường quốc tế.

Theo dự báo, khả năng khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp ở Việt Nam đến năm 2050 sẽ có các chỉ số cụ thể như sau: Sản lượng Than đá là từ 95 – 100 triệu tấn/năm (trong đó phần lớn dành cho phát điện); dầu thô khoảng 21 triệu tấn/ năm (chủ yếu dùng để cung cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước); khí đốt khoảng 16,5 tỷ m3/năm (trong đó có khoảng 14 – 15 tỷ m3 dành cho phát điện); thủy điện khoảng 60 tỷ kWh/năm; nguồn năng lượng tái tạo khoảng 3500 – 4000 MW.

Dựa trên kết quả dự báo phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2030 của Viện Chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà khoa học Viện Khoa học Năng lượng, thuộc Viện Khoa học công nghệ Việt Nam đã dự báo nhu cầu năng lượng Việt Nam: Năm 2020 là 80,9 triệu TOE, năm 2025 là 103,1 triệu TOE và năm 2030 là 131,16 triệu TOE.

Dự báo của các nhà nghiên cứu thị trường năng lượng là: Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng trước năm 2020. Nếu không đảm bảo được kế hoạch khai thác các nguồn năng lượng nội địa hợp lý, tình huống phải nhập khẩu năng lượng sẽ xuất hiện vào khoảng năm 2015. Điều đó cho thấy vấn đề năng lượng của Việt Nam sẽ chuyển từ giới hạn trong phạm vi một quốc gia thành một phần của thị trường quốc tế và chịu sự tác động thay đổi của quy luật thị trường tự do cạnh tranh.

Như vậy, vấn đề an ninh năng lượng quốc gia đang là vấn đề cấp thiết và thiếu hụt năng lượng trong sản xuất sinh hoạt đang là vấn đề nghiêm trọng của các nhà quản lý và hoạch định chính sách công.

Trong thời gian vừa qua, thế giới ngày càng nhận thức rõ hơn về hai vấn đề: một là sự ô nhiễm môi trường nguy hiểm ở phạm vi toàn cầu đang gây nên bởi việc sử dụng ở mức quá cao các nhiên liệu hóa thạch; hai là các nguồn nhiên liệu này đã bước vào thời kỳ khan hiếm không thể tiếp tục sử dụng thoải mái với giá rẻ như trước.

Đứng trước sức ép của tình hình cung cấp và sử dụng năng lượng và của yêu cầu bảo vệ môi trường toàn cầu, mỗi nước đều phải có những tính toán để định hướng chiến lược phát triển năng lượng cho phù hợp với điều kiện thiên nhiên và xã hội đặc thù của mình.Những nhà hoạch định chính sách của các

nước thường nghĩ trước tiên tới một số giải pháp như tiết kiệm năng lượng, và xúc tiến nghiên cứu & phát triển các nguồn năng lượng tái tạo: mặt trời, gió, địa nhiệt, thủy triều, thủy năng, sinh khối, v.v. Tuy nhiên, các dạng năng lượng tái tạo thường không được phân bố đồng đều về mặt địa lý cũng như theo thời gian, và khả năng mà các quốc gia có thể khai thác, sử dụng các dạng năng lượng này cũng không giống nhau. Mặt khác, các công nghệ cần thiết để khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo với hiệu quả đủ để cạnh tranh với các nguồn năng lượng cổ điển cũng chưa được phát triển nhiều.

Việc đẩy mạnh khai thác các nguồn năng lượng tái tạo cần được khuyến khích, tuy nhiên theo ý các nhà hoạch định chiến lược phát triển năng lượng: giải pháp phát triển ĐHN vẫn được đặt lên hàng đầu. Các chiến lược phát triển năng lượng đều phải căn cứ vào điều kiện đặc thù của từng quốc gia, kể cả những mối quan hệ đối ngoại mà quốc gia đó thiết lập được để bảo đảm an ninh cung cấp năng lượng. Phần lớn các nước chọn định hướng kết hợp hài hòa các biện pháp tiết kiệm năng lượng và khai thác các nguồn năng lượng khả dụng theo hướng đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong phạm vi hợp lý đồng thời đẩy mạnh sử dụng ĐHN.

Các giải pháp đáp ứng nhu cầu gia tăng năng lượng hiện nay cần phải thỏa mãn các đòi hỏi về tính kinh tế, tính an toàn, tính an ninh/ổn định trong cung cấp năng lượng và tính ưu việt trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

2.1.2 Sự cần thiết khách quan cần phải có dự án xây dựng NM ĐHN đầu tiên tại Việt Nam

• Về tính kinh tế:

Do phải đáp ứng các yêu cầu đặc biệt để bảo đảm an toàn, cho nên chi phí đầu tư để xây dựng nhà máy ĐHN thường đắt hơn so với nhà máy nhiệt điện chạy than hoặc khí có cùng công suất. Điều này gây ảnh hưởng nhất định vào giá thành điện năng, đặc biệt nếu việc xây dựng không tuân thủ được tiến độ đã đề ra. Ngược lại, chi phí cho nhiên liệu hạt nhân là rất thấp so với các nhiên liệu khí hoặc than, do vậy giá thành ĐHN ít nhạy cảm hơn đối với những biến động về giả cả nhiên liệu. Với giá thị trường của nhiên liệu hóa thạch tăng gấp nhiều lần, tính cạnh tranh về kinh tế của ĐHN càng được khẳng định.

Do ý thức được sự nguy hiểm tiềm tàng của việc sử dụng NLHN, ngành ĐHN ngay từ đầu đã nhận được sự quan tâm lớn hơn mọi ngành khác đối với vấn đề an toàn. Từ thập niên 80, sau thảm họa Chernobyl ngành công nghiệp ĐHN đã có những cố gắng lớn để rà soát các biện pháp an toàn của các nhà máy đang hoạt động và bổ sung nhiều biện pháp hiệu quả đối với các nhà máy được xây dựng mới, nhờ vậy đã làm cho nhà máy ĐHN thuộc các thế hệ mới được bảo đảm an toàn tốt hơn gấp bội. Kết quả là từ sau tai nạn Chernobyl, đến nay đã trải qua trên 22 năm nhưng ngành ĐHN đã không để xảy ra bất kỳ một tai nạn nào gây chết người hoặc tác hại nghiêm trọng đến môi trường. Nếu các biện pháp bảo đảm an toàn tiếp tục được tuân thủ nghiêm ngặt thì việc sử dụng ĐHN sẽ giữ vững ưu thế về an toàn trong khai thác năng lượng so với các loại hình công nghệ khác.

• Vì mục đích an ninh năng lượng quốc gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ý nghĩa quan trọng của phát triển các NM ĐHN đối với quốc gia là nhằm mục tiêu đảm bảo cung ứng năng lượng cho sự phát triển các ngành công nghiệp, ngành công nghệ cao, góp phần lớn vào việc giải bài toán an ninh năng lượng, cung cấp năng lượng trong dài hạn, giảm ô nhiễm môi trường, cụ thể:

Đa dạng hóa nguồn năng lượng sơ cấp, tăng cường an ninh cung cấp năng lượng; Tăng cường tiềm lực khoa học kỹ thuật và công nghệ, thúc đẩy nhiều ngành công nghiệp và kinh tế khác phát triển.

Giảm phát thải khí ô nhiễm môi trường (bụi, CO2, SOx, NOx...) từ các nhiên liệu hoá thạch.

Đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện năng cho đất nước, bảo tồn các nguồn nhiên liệu hóa thạch của Quốc gia.

Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế khi cạnh tranh với các loại nhà máy dùng nhiên liệu nhập khẩu.

Nhìn chung, về tính an ninh/ổn định trong cung cấp năng lượng, việc đưa NLHN tham gia vào cơ cấu nguồn năng lượng đã cho phép nhiều quốc gia đa dạng hóa việc cung cấp năng lượng, là biện pháp bảo đảm an ninh mà các nước thường sử dụng. Nhiên liệu hạt nhân là một dạng năng lượng có độ tập trung cao, cho nên vấn đề chuyên chở, tích trữ nhiên liệu này là rất thuận lợi so với các nguồn nhiên liệu than hoặc khí. Giá cả nhiên liệu hạt nhân cũng rẻ, cho nên việc dự trữ một khối lượng nhiên liệu này để sử dụng trong thời gian dài, nếu cần, cũng không đặt ra những vấn đề kinh tế quá bất hợp lý. Dù giá cả nhiên

liệu có biến động, thì nó ảnh hưởng đến giá thành ĐHN cũng không nhiều do đó vấn đề giá thành sản xuất ĐHN sẽ được bảo đảm ổn định.

2.1.3 Về mặt chủ quan, sự cạnh tranh và tính ưu việt của bản thân dự án xây dựng NMĐHN của Việt Nam

 Đối với vấn đề bảo vệ môi trường của Việt Nam hiện nay

Vấn đề ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề lớn trong việc cản trở sự phát triển của kinh tế xã hội và làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân. Khác với các nhà máy nhiệt điện than hoặc khí, nhà máy ĐHN về cơ bản không thải ra môi trường các loại khí nhà kính, đặc biệt không phát thải khí CO2. Nhờ các biện pháp an toàn bức xạ và bảo vệ môi trường hết sức nghiêm ngặt, cho nên mức độ ô nhiễm phóng xạ đối với môi trường do nhà máy ĐHN gây nên trong hoạt động bình thường đã được giảm thiểu đến mức không đáng kể, và ít hơn nhiều bậc so với các nhà máy nhiệt điện cùng công suất.

Với những tính năng và ưu điểm nêu trên, NLHN chính là nguồn năng lượng có khả năng đầy đủ nhất để sẵn sàng thay thế các nguồn năng lượng cổ điển đang ngày càng cạn kiệt, chi phí lớn, hơn nữa phác thải NLHN ít ảnh hưởng đến sự biến đổi môi trường tự nhiên.

 Đối với mức độ đáp ứng nhu cầu điện năng hiện nay:

Một thực trạng là việc thiếu điện trầm trọng hiện nay ở Việt Nam, với việc cắt điện luân phiên trong “mùa cao điểm”6 làm ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển kinh tế và gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân cũng như làm chất lượng dịch vụ xã hội giảm đi nhiều.

Từ cân đối nhu cầu năng lượng sơ cấp ta thấy rằng sau năm 2015, nếu chỉ xem xét phương án dự báo nhu cầu cơ sở và khả năng khai thác tài nguyên năng lượng theo phương án cao, khả năng khai thác tài nguyên bắt đầu không cân đối với nhu cầu năng lượng sơ cấp và lượng thiếu hụt là 26 triệu TOE vào năm 2020. Những kết quả đàm phán gần đây cho thấy việc nhập khẩu là khó khăn và khả năng tìm ra những dạng nhiên liệu mới cũng không phải dễ dàng.

 Đối với vấn đề nhiên liệu cho sản xuất điện

Đến năm 2015-2020-2025, theo số liệu của các nhà nghiên cứu 7sơ bộ cân đối nhiên liệu cho sản xuất điện theo nhu cầu phương án phụ tải cơ sở và cao được

6 Mùa cao điểm: được hiểu là mùa hanh khô ở miền bắc, nắng nóng ở miền nam làm các nguồn nước cung cấp cho các nhà máy thủy điện giảm đi, thậm chí ngừng sản xuất mà nhu cầu sử

mô tả như sau:

Đến năm 2015: có thể cân đối giữa các nguồn nhiên liệu trong nước đủ cho sản xuất điện.

Đến năm 2020: theo phương án phụ tải cơ sở và cao, cân đối sẽ thiếu hụt nhiên liệu cho sản xuất điện khoảng từ 49 đến 112 TWh (16 % đến 29 % tổng nhu cầu điện sản xuất), mặc dù đã giả thiết thiên về khả năng khai thác tất cả các tài nguyên nhiên liệu ở mức cao, tính khả thi thấp.

Đến năm 2025: tương tự như giai đoạn trước, với phương án cơ sở cân đối trong nước có thể sản xuất đến 350 tỷ kWh (bảng 1.47), sẽ thiếu hụt nhiên liệu cho sản xuất điện khoảng từ 117 đến 218 TWh (từ 25 đến 38 % tổng nhu cầu điện năng sản xuất, hay tương đương với nhập khẩu 47 -:- 87 triệu tấn than). Với phương án nhu cầu thấp cũng sẽ thiếu hụt khoảng trên 50 TWh. Các giải pháp để đáp ứng sẽ tương tự như giai đoạn trước nhưng sẽ khó khăn hơn nữa vì lượng thiếu hụt càng ngày càng lớn. Để đáp ứng, giả thiết sẽ phải tìm một trong các giải pháp sau:

Sau khi so sánh và xem xét các giải pháp riêng rẽ về cung ứng nhiên liêu cho sản xuất điện (số liệu đến năm 2009).

So sánh sơ bộ các giải pháp cân đối nhiên liệu cho sản xuất điện ước tính vào năm 2020 như diễn giải trên được cho trong Bảng dưới đây.

Bảng so sánh các giải pháp cân đối nhiên liệu cho sản xuất điện:

59

TT Các giải pháp Thuận lợi Khó khăn

1 Nhập khẩu điện: 49-112 tỷ kWh/năm (2020) Giá điện nhập:~5 UScent/kWh

Các nước trong khu vực có tiềm năng thủy điện lớn;

Giảm ô nhiễm môi trường.

Khả năng nhập hạn chế; Nhập siêu tăng thêm trên 2,6-5 tỷ USD/năm (2020); Không đảm bảo an ninh năng lượng 2 Nhập khẩu khí đường ống: 9,2-21 tỷ m3/n (2020); xây dựng trên 8000-19000 MW NĐ khí Giá khí nhập: 5 USD/tr.BTU Khoảng từ 2018 - 2020 sẽ hình thành đường ống khí liên ASEAN Các mỏ khí của ta đã đến cuối đời dự án Thị trường khu vực hạn chế Nhập siêu tăng thêm trên 1,4-3,3 tỷ USD/năm (2020) Khó nhập khẩu vượt 4-5 tỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

m3/n do giới hạn và thị

trường các nước trong khu vực cũng hạn chế. 3 Nhập khẩu khí hóa lỏng LNG: 8- 18,5 Triệu tấn/năm Giá LNG nhập: 7 USD/tr.BTU Có thị trường LNG - Có thể dự trữ như than, dầu

Phụ thuộc giá cả biến động của thị trường dầu mỏ thế giới

Giá nhiên liệu cao 1,4 lần so với khí đường ống => giá thành điện cao

Tăng nhập siêu 2,1-4,7 tỷ USD

4

Phát triển điện từ các nguồn năng lượng tái tạo: gió, địa nhiệt, mặt trời, sinh khối...

Có thể đưa điện tới các vùng xa, hải đảo…

Giảm khí thải ô nhiễm

Giá thành điện mặt trời cao do chi phí trang thiết bị cao Khí hậu Việt Nam thay đổi và biến độ theo mùa, nên tiềm năng hạn chế, phụ thuộc điều kiện tự nhiên => Không thể cân đối lớn

5

Tiết kiệm năng lượng

Đã áp dụng khi tính toán nhu cầu năng lượng dài hạn

Ý thức người dân về tiết kiệm điện chưa cao, và việc giá điện rẻ hơn nhiều các chi phí khác khiến cho người dân lại càng ý thức tiết kiệm điện càng chậm sau các nước trong khu vực và thế giới

Việt nam còn nhiều ngành sản xuất đang sử dụng dây truyền công nghệ cũ nên vấn đề hao tổn điện năng cao. Mà việc thay đổi dây

Năng lượng đưa vào các bảng cân đối nhiên liệu được dựa theo các tài liệu về Chiến lược - Quy hoạch gần đây nhất của các ngành than, dầu khí và điện lực, trữ lượng huy động và khả năng khai thác năng lượng sơ cấp đến năm 2020 –

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với năng lượng điện hạt nhân tại việt nam từ thực tiễn triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên (Trang 51 - 63)