Xuất giải pháp qui hoạch theo tiêu chí Nông thôn mới

Một phần của tài liệu quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã minh thanh, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang giai đoạn 2010 2020 (Trang 87 - 117)

- Cơ cấu đất đai đến năm 2020

3.3.xuất giải pháp qui hoạch theo tiêu chí Nông thôn mới

3.3.1. Về qui hoạch san xuất

- Củng cố và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở qui hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Minh Thanh, giai đoạn 2010 - 2020.

- Qui hoạch cơ cấu kinh tế Nông - Lâm nghiệp, cơ cấu giống cây trồng và vật nuôi, tạo nên các vùng chuyên canh, các trang trại (Ở đây ta cần lưu ý đến vấn đề dồn điền đổi thửa, cải tạo đồng ruộng theo hướng từng bước cơ giới hóa nông nghiệp trong điều kiện có thể). Đưa khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt.

- Tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng, dịch vụ thương mại. Với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hoá trong nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển bền vững nền kinh tế của xã.

3.3.1.1. Giải pháp thực hiện qui hoạch sản xuất nông nghiệp

- Tăng cường công tác tuyên truyền; Mở các lớp đào tạo, huấn luyện và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho nông dân về nuôi trồng, chăm sóc các loại cây, con.

- Lựa chọn được bộ giống thích hợp có năng xuất cao, chất lượng tốt thay thế dần các giống cũ, giống thái hoá.

- Nâng cấp, đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở tiểu thủ công nghiệp chế biến, nông, lâm, thuỷ sản tại chỗ.

và ngoài nước liên doanh, liên kết với địa phương trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

- Tại các khu chăn nuôi tập trung, phải thực hiện sử lí chất thải trong việc chăn nuôi bằng cách xây dựng bể tự hoại, hầm Biogas trước khi thải ra môi trường, đảm bảo giữ gìn môi trường một cách bền vững.

- Nâng cao giải pháp về vốn: chủ yếu huy động từ nguồn vốn tự có của người dân, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp; Nguồn vốn tín dụng vay ưu đãi để xây dựng hạ tầng kĩ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương một cách có hiệu quả.

3.3.1.2. Giải pháp chủ yếu để đạt yêu cầu phát triển theo qui hoạch sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Khuyến khích đầu tư từ bên trong, kêu gọi đầu tư từ bên ngoài. Trước mắt ưu tiên cho công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, chuyển đổi từ lao động nông nghiệp đơn thuần sang lao động phi nông nghiệp được đào tạo, đáp ứng nguồn lao động phi nông nghiệp từ nguồn lao động tại chỗ.

3.3.2. Về qui hoạch xây dựng

- Tổ chức và củng cố không gian kiến trúc cảnh quan 14 thôn xóm đã được hình thành từ lâu đời, trên cơ sở tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán địa phương. Phù hợp với các tiêu chí Nông thôn mới, phù hợp với tính chất sản xuất hiện đại hóa nông thôn.

* Giai pháp qui hoạch phát triển các khu dân cư

Do các điểm dân cư có mật độ cư trú không đồng đều, một số thôn tuy tập trung đông dân, nhưng nhà ở theo tập quán cũ. Bên cạnh đó cũng do địa hình tự nhiên phức tạp nên rất khó tổ chức thoát nước chung. Vì vậy, chọn giải pháp thoát nước thải sinh hoạt cục bộ là phù hợp với điều kiện thực tế.

Đối với nước thải sinh hoạt trong các hộ gia đình, sau khi thu gom, nước thải sẽ được đưa vào bể tự hoại đúng tiêu chuẩn do các hộ gia đình tự xây dựng.

Nước đã qua sử lí được xả vào hệ thống rãnh kín ra bể tự thấm hoặc ra kênh mương thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp.

Đối với các hộ gia đình chăn nuôi gia súc tập trung, phân gia súc và nước rửa chuồng trại được chứa vào các bể tự hoại, bể Biogas của gia đình để sử lí hoặc làm nhiên liệu phục vụ sinh hoạt và đảm bảo vệ sinh môi trường. Nước đã qua sử lí được xả vào hệ thống rãnh kín ra bể tự thấm hoặc ra kênh mương thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân.

Giải pháp sử lí chất thải rắn từ hộ gia đình, từ thôn xóm là việc vận động, hướng dẫn các hộ gia đình tự phân thải rác trước khi thải ra môi trường. Một việc làm đơn giản nhưng mang tính khoa học cao và rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay ở các vùng nông thôn Việt Nam chưa có điều kiện sử lí rác tập trung. Rác được phân ra thành các loại:

Rác thải từ các loại thực phẩm: ngọng rau, thức ăn thừa dùng làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm trong gia đình.

Rác thải từ sinh hoạt: vỏ hộp các loại, giấy vụn, túi nilon,… thu gom dùng để tái chế.

Rác thải từ quá trình sản xuất: đất, đá, gạch vỡ, gỗ vụn, rơm, trấu,… được san lấp trong vườn nhà, đem đốt hoặc ủ làm phân bón cho cây trồng.

Rác thải còn lại (các mảnh vỡ chai, lọ,…) chuyển tới điểm thu gom của thôn, chở chuyển tới bãi rác thải tập trung của xã.

Tại mỗi thôn bố trí một điểm thu gom rác với diện tích qui hoạch thực hiện 50m2.

Bố trí một bãi xử lí rác tập trung cho toàn xã, được xây dựng trên địa bàn thôn Cả, với diện tích được xây dựng 1,0ha trên đất rừng sản xuất.

3.3.3. Về hạ tầng kĩ thuật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cải tạo và nâng cấp các tuyến đường giao thông chính, đường giao thông nội đồng; Đường giao thông đến các khu sản xuất nông, lâm nghiệp trong xã.

- Xây dựng và củng cố hệ thống điện đảm bảo công suất sử dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Xây dựng và nâng cấp hệ thống thủy lợi để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông, lâm nghiệp toàn xã.

* Giai pháp qui hoạch mạng lưới giao thông

- Giải pháp san nền: tận dụng địa hình tự nhiên và tôn trọng hiện trạng ở mức cao nhất. Không tổ chức san lấp mặt bằng trên diện rộng. Đối với công trình là nhà ở, chỉ san lấp cục bộ cho từng hạng mục công trình. Đối với công trình giao thông, chỉ nắn chỉnh tuyến, đào đắp,… ở những nơi thực sự bất hợp lí. Qua rà soát thực địa đã cho thấy, trên địa bàn toàn xã không có nơi nào bị úng lụt trong mùa mưa.

- Giải pháp thoát nước mặt: dựa trên cơ sở địa hình của các thôn đều ở những nơi cao ráo, có độ dốc tự nhiên và mặt bằng ổn định, việc thoát nước mưa sẽ được tổ chức theo hình thức tự chảy ra cánh đồng hoặc sông, suối.

Trong một thôn, những nơi có đường giao thông, nước mưa sẽ được thu vào các rãnh bằng đất dọc hai bên và qua đường bằng các ống ngang bê tông cốt thép có đường kính phù hợp ở những vị trí thích hợp.

Trục tiêu thoát nước chính là các khe đồi, dẫn ra cánh đồng rồi đổ ra sông, suối.

- Giải pháp về vốn: Đối với kinh phí thực hiện xây dựng đường trục xã và liên xã do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đầu tư 100% nguồn vốn.

Đối với kinh phí thực hiện xây dựng đường liên thôn, đường nội thôn và đường nội đồng, Nhà nước sẽ hỗ trợ xi măng, còn nhân dân sẽ đóng góp cát sỏi và ngày công để xây dựng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Minh Thanh là xã có tiềm năng đất đai để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho xã có thể khai thác và phát triển mạnh về trồng trọt nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch, nhưng hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, kinh tế ở mức trung bình… do qui hoạch sản xuất chưa phù hợp, cơ sở hạ tầng còn khó khăn. Các tiêu chí về qui hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, điện, chợ, cơ sở văn hoá…) đều chưa đạt tiêu chí trong xây dựng Nông thôn mới.

Qui hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Minh Thanh giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 được xây dựng theo Chương trình mục tiêu Quốc gia nhằm phát triển kinh tế - xã hội, tập trung vào qui hoạch sản xuất với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng thủ công nghiệp - xây dựng và thương mại, dịch vụ. Trong qui hoạch tập trung thực hiện 3 nội dung chính, đó là: qui hoạch sử dụng đất, qui hoạch nông nghiệp và qui hoạch cơ sở hạ tầng.

* Về qui hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được tập trung thực hiện trong giai đoạn 2010 - 2015 với tổng diện tích qui hoạch là 348,5ha.

* Về qui hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường: đường Quốc lộ 2C và đường liên xã ĐH07 đã được nhựa hóa, nên không đưa vào qui hoạch.

- Thực hiện qui hoạch trong giai đoạn 2010 - 2015: qui hoạch đường liên thôn, đường nội thôn và đường trục chính nội đồng với tổng chiều dài qui hoạch 43,9km; Nâng cấp 4 hồ chứa nhân tạo; Nâng cấp Trạm biến áp thôn Mới; Cải tạo, nâng cấp 27,4km đường dây hạ thế 0,4kv; Xây dựng mới 30km đường dây 0,2kv

thôn Ngòi Trườn; Qui hoạch xây dựng 2 nghĩa trang mới và nâng cấp, cải tạo 4 nghĩa trang đang sử dụng.

- Thực hiện qui hoạch trong giai đoạn 2016 - 2020: qui hoạch đường liên thôn, đường nội thôn và đường trục chính nội đồng với tổng chiều dài qui hoạch 42,65km; Nâng cấp 10 đập tràn; Xây dựng 3 Trạm biến áp và 6,0km đường dây 0,4kv trên địa bàn thôn Mới, thôn Cảy và thôn Ngòi Trườn.

* Về qui hoạch phát triển các khu dân cư: thực hiện qui hoạch điểm dân cư nông nghiệp và điểm dân cư phi nông nghiệp. Qui hoạch điểm dân cư phi nông nghiệp dọc theo Quốc lộ 2C từ thôn Tân Thái đến thôn Tân Thành với diện tích 1,08ha, mỗi lô được qui hoạch 120m2/lô; Điểm dân cư nông nghiệp được qui hoạch theo Quốc lộ 2C từ Đèo Chắn thuộc địa bàn thôn Lê đến thôn Niếng với diện tích qui hoạch 2,16ha, mỗi lô được qui hoạch 300m2/lô.

Qui hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Minh Thanh đến năm 2015 sẽ hoàn tất tiêu chí về qui hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Năm 2020 sẽ hoàn tất các tiêu chí về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội môi trường và phát triển các khu dân cư. Cơ bản là xã Nông thôn mới vào năm 2020.

2. Khuyến nghị

Để thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới một cách hiệu quả, đúng tiến độ cần tiếp tục củng cố Ban quản lí xây dựng Nông thôn mới cấp xã và Ban phát triển ở thôn.

Tăng cường kinh phí hỗ trợ xây dựng Nông thôn mới cho địa phương cơ sở; Đẩy nhanh công tác đầu tư thi công giao thông nội đồng, hệ thống kênh mương để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân nông thôn.

Tăng cường công tác vận động quần chúng, phát huy nội lực của địa phương để chung sức xây dựng Nông thôn mới xã Minh Thanh.

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lí và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cơ sở để tổ chức xây dựng và duy trì các kết quả trong xây dựng Nông thôn mới xã Minh Thanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Thông tư số 29/2004/TT-BTN&MT ngày 01/11/2004 về hướng dẫn lập, điều chỉnh, quản lí hồ sơ địa chính, Hà Nội; 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Thông tư số 28/2004/TT-BTN&MT ngày

01/11/2004 về hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Hà Nội;

3. Bộ tài nguyên và Môi trường (2005), Quiết định số 04/QĐ-BTN&MT ngày 30/6/2005 về qui trình lập, điều chỉnh qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp: Tỉnh - Huyện - Xã, Hà Nội;

4. Bộ tài nguyên và Môi trường (2006), Công văn số 5763/CV/BTNMT-ĐKTK ngày 25/12/2006 về việc hướng dẫn áp dụng mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Hà Nội; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Bộ xây dựng (2009), Qui chuẩn Quốc gia về qui hoạch xây dựng nông thôn, Hà Nội;

6. Bộ xây dựng (2009), Tiêu chuẩn về qui hoạch xây dựng Nông thôn mới ban hành theo Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009, Hà Nội;

7. Bộ xây dựng (2010), Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 về qui định lập nhiệm vụ, đồ án qui hoạch và quan lí xây dựng Nông thôn mới;

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 21/8/2009 về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới, Hà Nội;

9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 19/2009/TT-BTN&MT ngày 02/11/2009 về qui định chi tiết việc lập, điều chỉnh, thẩm định qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Hà Nội;

10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Thông tư số 07/2010/TT- BNNPTNT ngày 08/02/2010 hướng dẫn qui hoạch phát triển san xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới, Hà Nội;

11. Bộ giao thông vận tải (2011), Quiết định số 2933/BGTVT ngày 23/02/2011 hướng dẫn tiêu chí Nông thôn mới trong lĩnh vực giao thông, Hà Nội;

12. Bộ xây dựng + Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn + Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT - BXD + BNNPTNT + BTN&MT qui định việc lập, thẩm định, phê duyệt qui hoạch xây dựng Nông thôn mới, Hà Nội;

13. Chính phủ (2004), Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai năm 2003, Hà Nội;

14. Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 19/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá đất các loại, Hà Nội;

15. Chính phủ (2008), Nghị quiết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quiết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy khóa X, Hà Nội;

16. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 về qui định bổ sung về qui hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Hà Nội;

17. Đảng ủy xã Minh Thanh (2010), Nghị quiết về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng giai đoạn 2010 - 2015, Sơn Dương - Tuyên Quang; 18. HĐND tỉnh Tuyên Quang (2010), Nghị quiết số 22/2010/NQ-HĐND ngày

27/12/2010 về cơ chế, chính sách bê tông hoá đường giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Tuyên Quang;

19. HĐND tỉnh Tuyên Quang (2011), Nghị quiết số 38/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 về Qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kì đầu (2011 - 2015) của tỉnh Tuyên Quang, Tuyên Quang.

20. HĐND tỉnh Tuyên Quang (2012), Nghị quiết số 17/NQ-HĐND ngày 13/12/2012 về việc thông qua Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Tuyên Quang;

21. HĐND tỉnh Tuyên Quang (2012), Nghị quiết số 20/NQ-HĐND ngày 13/12/2012 về mức hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang, giai

Một phần của tài liệu quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã minh thanh, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang giai đoạn 2010 2020 (Trang 87 - 117)