- Cơ cấu đất đai đến năm 2020
3.1.2. Thực trạng kinh tế của xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Thực hiện Nghị quiết Đại hội XI của Đảng và Nghị quiết Đại hội các cấp, Nghị quiết Đại hội Đảng bộ xã khoá XV nhiệm kỳ 2010 - 2015 [1], trong những năm đầu nhiệm kì, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã có những chuyển biến tích cực, ngày càng tăng, đáp ứng được những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.
- Năm 2011 tổng sản lượng lương thực đạt 3.828,52 tấn, tăng 25,53% so với năm 2010, đạt 90,28% chỉ tiêu nghị quiết, bình quân sản lượng hằng năm tăng 6%.
3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nông -Lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế, nhưng đã có xu hướng giảm dần, 5 năm qua kinh tế Nông - Lâm nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, các tiến bộ khoa học kĩ thuật được áp dụng, chuyển đổi giống cây trồng. Mô hình trồng cây ăn quả phát triển tốt và đang mở rộng ra toàn xã.
3.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Khu vực kinh tế nông nghiệp
Xác định vị trí quan trọng sản xuất Nông - Lâm nghiệp là chủ yếu trên cơ sở chỉ đạo và cụ thể hoá chủ trương của huyện. Xã đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu mùa vụ, cây trồng, tăng hệ số quay vòng đất. Từ năm 2010 đến nay xã đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, tập trung phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả.
* Trồng trọt
Vai trò của ngành trồng trọt là hết sức quan trọng, không những đảm bảo nhu cầu lương thực mà còn là cơ sở cho ngành khác như chăn nuôi. Trong những
năm tới cần nâng cao sản lượng lương thực bằng các giống mới, đồng thời tiến hành phổ biến cho nhân dân về khoa học kĩ thuật trong sản xuất, bố trí trà lúa vụ chính trên chân ruộng, chủ động nước cho cây trồng, đảm bảo điều kiện gieo trồng cấy 2 vụ theo kế hoạch.Tình hình sản xuất nông nghiệp từ 2009 - 2011 của xã Minh Thanh thể hiện qua bảng 3.1
BẢNG 3.1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỪ 2009 - 2011 CỦA XÃ MINH THANH
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011
- Tổng sản lượng qui thóc Tấn 2.771,0 2.843,9 2.983,0
- Bình quân lương thực người/năm Kg 360,5 365 450
1. Cây lúa
- Diện tích gieo trồng ha 378,8 378,8 378,8
- Năng xuất bình quân Tạ/ha 62,5 63,6 65,7
- Sản lượng Tấn 2.367,5 2.409,2 2.488,7
2. Cây ngô
- Diện tích ha 104 104 104
- Năng xuất Tạ/ha 38,8 41,8 43,2
- Sản lượng Tấn 403,5 434,7 449,3
3. Hoa màu khác
- Diện tích ha 20,7 23,6 27,5
- Năng xuất Tạ/ha 13,8 15,5 17,5
- Sản lượng Tấn 28,5 36,6 48,1
4. Cây ăn qua
- Diện tích ha 17,2 17,2 17,2
- Năng suất Tạ/ha 29,5 32,8 33,5
- Sản lượng Tấn 50,7 56,4 56,7
Nguồn số liệu: Báo cáo kinh tế - xã hội của xã năm 2009; năm 2010 và năm 2011
* Chăn nuôi
- Ngành chăn nuôi của xã đã được chú trọng, tuy nhiên chưa có các trang trại lớn, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ ở các hộ gia đình.Trong những năm tới cần được đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi. Đó là nguồn thực phẩm có giá trị cung cấp cho nhân dân. Chăn nuôi trâu, bò giúp sản xuất nông nghiệp. Thực trạng ngành chăn nuôi qua một số năm của xã Minh Thanh được thể hiện qua bảng 3.2
Bảng 3.2: THỰC TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI QUA MỘT SỐ NĂM CỦA XÃ MINH THANH - SƠN DƯƠNG - TUYÊN QUANG
Loại con ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Đàn Trâu Con 650 880 943
Đàn Bò Con 280 450 565
Đàn Lợn Con 1.500 2.560 3.079
Gia Cầm Con 20.350 25.282 29.282
Nguồn số liệu: Báo cáo kinh tế - xã hội của xã năm 2009; 2010 và năm 2011.
Nhìn chung tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Minh Thanh trong 3 năm đều đạt được kết quả toàn diện trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, các chỉ tiêu chủ yếu cơ bản của năm sau đều tăng hơn so với năm trước. Để đạt được kết quả này là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của chính quiền địa phương, sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân.
Song bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn tồn tại một số nhược điểm như: công tác chỉ đạo làm đất sau khi thu hoạch cây trồng còn chưa kiên quiết, dẫn đến tiến độ gieo trồng bị kéo dài chưa đảm bảo theo cùng thời vụ ảnh hưởng tới việc bố trí sản xuất cây trồng. Hằng năm đã triển khai thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm nhưng kết quả đạt chưa cao.
* Phương hướng giải quiết
Quản lí chặt chẽ nguồn cây, con giống, vật tư nông nghiệp trên địa bàn xã đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất bằng những giống cây, con giống hàng hoá có chất lượng.
Chỉ đạo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, tận dụng mặt nước ao hồ để nuôi trồng thuỷ sản. Tiếp tục rà soát chuyển đổi những diện tích đất bị lầy, thụt hiệu kết quả canh tác thấp sang nuôi trồng thuỷ sản có giá trị thu nhập cao ở những nơi có điều kiện thuận lợi.
3.1.2.4. Về tiểu thủ công nghiệp
Trong những năm qua, công nghiệp, tiểu thu công nghiệp đã phát triển tương đối mạnh trên các lĩnh vực như sau: sản xuất chế biến thực phẩm, chế biến chè, sửa chữa cơ khí, gia công cơ khí, chế biến lâm sản, dịch vụ vận tải, sản xuất bê tông,... giải quiết việc làm cho một số lao động của địa phương.
3.1.2.5. Khu vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - thương mại
Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế. Trong những năm qua đã phát triển được 2 Hợp tác xã: 1 HTX chuyên về cây chè, 1 HTX chuyên trồng lúa. [Phụ lục 1, hình ảnh: 3.1]
3.1.3. Thực trạng xã hội của xã Minh Thanh - Sơn Dương - Tuyên Quang
3.1.3.1 Dân số
Theo số liệu thống kê đến 10/10/2011 xã Minh Thanh là 5.268 người/ tổng số hộ là 1.175 hộ.
Bảng 3.3: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ TỪ 2009 - 2011 CỦA XÃ MINH THANH - SƠN DƯƠNG - TUYÊN QUANG
Chỉ tiêu điều tra ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Tổng số khẩu Người 5.120 5.225 5.268
- Khẩu nông nghiệp Người 5.063 5.160 5.193
- Khẩu phi nông nghiệp Người 57 65 75
2. Tổng số hộ Hộ 1.139 1.145 1.175
- Hộ nông nghiệp Hộ 1.104 1.099 1.110
- Hộ phi nông nghiệp Hộ 35 46 65
3. Tổng số lao động Người 3.474 3.500 3.600
- Lao động nông nghiệp Người 3.417 3.435 3.525
- Lao động phi nông nghiệp Người 57 65 75
4. Tổng số nóc nhà. Nhà 1.139 1.145 1.175
5. Tỉ lệ gia tăng dân số % 1,02 1,08
Nguồn số liệu: Báo cáo kinh tế - xã hội của xã năm 2009; năm 2010 và năm 2011 3.1.3.2. Lao động và việc làm
Hiện tại toàn xã có trên 68% dân số trong độ tuổi lao động, trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp (trên 66%). Đây là nguồn nhân lực chủ yếu tham gia vào xây dựng phát triển kinh tế xã hội của xã.
Qua điều tra cho thấy Minh Thanh là xã có mật độ dân số đông so với các xã trong huyện. Nguồn lao động của xã tương đối dồi dào, tuy nhiên trình độ lao động chưa cao, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề. Đây là điều kiện thuận lợi, song cũng là thách thức về giải quiết việc làm. Trong những năm tới xã cần phải đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thu hút nhiều lao
động phổ thông trong sản xuất nông nghiệp sang ngành nghề khác.
3.1.3.3. Thu nhập và mức sống
Theo kết quả rà soát, đánh giá thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 5,2 triệu đồng/người/năm với mục tiêu Nghị quiết Đại hội khoá XI của Đảng [1]. Công tác xoá đói giảm nghèo được các cấp Uỷ Đảng quan tâm đúng lúc. Số hộ nghèo từ năm 2005 đến 2010 liên tục giảm dần.
Trong các nhiệm kì đã xóa được 630 hộ thoát nghèo, vận động nhân dân sửa chữa và làm mới nhà cho 240 hộ nghèo. Đến nay chỉ còn 96 hộ nghèo chiếm 8% tổng số hộ trong xã (theo tiêu chí hành chính) toàn xã không còn hộ chính sách đói nghèo.
3.1.3.4. Về cơ sở hạ tầng
* Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông chính của xã đã được nhựa hoá. Nhưng một số tuyến đường liên thôn, liên xã chưa được cứng hoá và các tuyến đường mòn đi vào các khu dân cư, nên vào mùa mưa lũ thường gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.
- Đường đất 15km. Trong nhiệm kì vừa qua cùng với nguồn đầu tư của Nhà nước xã đã huy động nhân dân đóng góp tiền và nhiều ngày công lao động, đã sửa chữa các tuyến đường từ trung tâm xã đến các thôn bản. Đến năm 2010 đã huy động được 25.500 ngày công lao động để tu sửa 4,7km đường trung tâm thôn bản, trị giá trên 100 triệu đồng.
* Hệ thống thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi của xã cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Được hỗ trợ từ nguồn vốn của nhà nước và các dự án, kết hợp với nguồn ngân sách của địa phương đã đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi như kè, đập và kênh mương, chủ động tưới tiêu 70% diện tích cho sản xuất nông nghiệp.
* Giáo dục - đào tạo
Trên địa bàn xã có 01 trường Mầm Non, 01 trường Tiểu Học và 01 trường THCS, công tác giáo dục 5 năm qua đã có bước phát triển đáng kể, hệ thống trường lớp được quan tâm xây dựng, đến nay các phòng học của Trường THCS Minh
Thanh và Trường 19-8 cơ bản đã được xây dựng kiên cố. [Phụ lục 1, hình ảnh: 3.2] Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt được quan tâm phát triển, chất lượng dạy và học được nâng cao. Tỷ lệ học sinh lên lớp hằng năm đạt 97 - 100%. Tỷ lệ huy động trẻ đến lớp đạt 98 - 100%, công tác khuyến học được quan tâm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương, từ những kết quả đó năm 2009 Trường THCS đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia và tháng 12/2011 Trường 19-8.
* Y tế
Trạm y tế xã được xây dựng vào năm 1997, có 03 phòng khám, chữa bệnh và có 06 giường bệnh. [Phụ lục 1, hình ảnh: 3.3]
Công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được quan tâm phát triển, chất lượng chuyên môn, đội ngũ thầy thuốc được nâng cao, trạm y tế xã đã có 03 y sĩ và 01 bác sĩ. Ngoài ra còn có 14 y tá thôn bản bước đầu đã phát huy được công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, thực hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc gia. Trong 5 năm qua không có dịch bệnh lớn sảy ra trên địa bàn, trẻ em dưới một tuổi được tiêm đầy đủ 6 loại vác xin đạt 100%. Trạm xá của xã cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, cần được qui hoạch xây dựng Trạm y tế xã mới.
* Văn hoá, thể dục thể thao
Hoạt động văn hoá văn nghệ, được duy trì thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, tổ chức giao lưu văn hoá văn nghệ giữa Đoàn thanh niên với trường học nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Tổ chức thực hiện cuộc vận động toàn dân xây dựng cuộc sống văn hoá ở các thôn bản. Đến năm 2011 có khoảng 75% số hộ gia đình được công nhận gia đình văn hoá, phong trào thể dục thể thao rèn luyện sức khoẻ được nhân rộng và phát triển trong nhân dân.
Nhà văn hoá trung tâm xã (kiêm hội trường) nằm trong khuân viên trụ sở của UBND xã, với diện tích 120,0m2, công trình kiến trúc được xây dựng theo mẫu định hình, chất lượng đã bắt đầu xuống cấp. [Phụ lục 1, hình ảnh: 3.4]
Trung tâm xã chưa có khu thể thao, toàn xã có 14 thôn, nhưng chỉ có 4 thôn đã có nhà văn hoá thôn, chủ yếu dùng đề tổ chức họp thôn.
* Năng lượng, bưu chính viễn thông
Đến nay xã được sử dụng điện lưới quốc gia với 90% số hộ sử dụng nguồn điện tương đối ổn định phục vụ cho đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất
của người dân.
Về bưu chính, hiện xã đã có một điểm bưu điện văn hoá xã được xây dựng gần trung tâm xã.
Trên địa bàn xã đã có 03 trạm tiếp sóng của các mạng điện di động, như: Mạng Vinaphone, mạng Viettel và mạng Mobiphone các mạng này hoạt động rất tốt, đảm bảo cho công tác thông tin liên lạc của người dân trong xã. [Phụ lục 1, hình ảnh: 3.5]
3.1.3.5. Về quốc phòng, an ninh
Công tác quốc phòng được duy trì thực hiện tốt chỉ tiêu tuyển quân hằng năm, lực lượng dân quân được biên chế đủ và tổ chức huấn luyện hằng năm, quản lí tốt quân sự dự bị động viên, tổ chức diễn tập tác chiến trị an đạt kết quả tốt, động viên quân đi huấn luyện.
Làm tốt công tác quản lí nguồn và lực lượng dự bị động viên. Tổ chức khám tuyển, huấn luyện, giao quân đủ số lượng và chất lượng. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể làm tốt chính sách hậu phương quân đội. Chỉ tiêu giao quân hằng năm đạt 100%.
Công tác an ninh trong những năm qua luôn được giữ vững, nội bộ ổn định, phối hợp với các ngành đoàn thể phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc. Thường xuyên củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ công an viên góp phần giữ vững an ninh ở địa phương, tham gia tích cực trong hoạt động cụm an ninh liên hoàn. Nhìn chung công tác an ninh chính trị tại địa phương được giữ vững.
3.1.3.6. Hệ thống chính trị
Tổng số cán bộ, công chức xã có 22 người, có trình độ công tác đạt chuẩn theo qui định.
Tổ chức Đảng và Chính quiền xã hoạt động có hiệu quả. Năm 2011 Đảng bộ xã đạt trong sạch vững mạnh.
Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong xã thường xuyên hoạt động và giữ vững được lòng tin với nhân dân, hằng năm đều xếp loại vững mạnh và khá.
3.1.4. Thực trạng phát triển khu dân cư
Dân cư xã Minh Thanh được phân bố ở 14 thôn bao gồm: thôn Niếng, thôn Toa, thôn Lê, thôn Mới, thôn Dõn, thôn Đồng Đon, thôn Cầu, thôn Cò, thôn Cả,
thôn Cảy, thôn Quang Thanh, thôn Tân Thái, thôn Tân Thành và thôn Ngòi Trườn. Các điểm dân cư của xã phân bố rải rác trên toàn địa bàn xã, song tập trung với mật độ cao ở hai bên trục đường QL 2C (đặc biệt là khu vực các thôn Tân Thái và thôn Tân Thành).
Hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu dân cư nông thôn đang ngày càng được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt của người dân.
Minh Thanh là xã miền núi nên có nhiều hình thái dân cư như: thôn, bản (là dạng phổ biến nhất); Điểm hoặc khu dân cư (thường thấy ở các nông - lâm trường, các trung tâm xã, cụm xã...). Toàn xã có 7 dân tộc cùng sinh sống, các dân tộc mang bản sắc riêng và đậm nét của vùng nông thôn miền núi, ở trung tâm xã mới có công trình công cộng như trụ sở hành chính, trường học, trạm y tế, chợ... các thôn bản nhỏ, trung tâm thôn bản hầu như chỉ có nhà ở của dân hoặc có thêm điểm trường.... Nhìn chung cơ sở vật chất trong các khu dân cư còn nghèo nàn, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. [Phụ lục 1, hình ảnh: 3.6]
3.1.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội dưới góc độ gây áp lực đối với đất đai
3.1.5.1. Những thuận lợi chính
+ Có số dân tương đối đông, lực lượng lao động dồi dào. Mật độ dân số