PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HIỆU QUẢ CHIẾN lược TRUYỀN THÔNG MẠNG xã hội đối với TIẾP THỊ TRƯỜNG đại học tại địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 28 - 33)

3.1 Phương pháp đo lường

Có 7 nhân tố bậc 1 được sử dụng trong nghiên cứu này là: Ảnh hưởng xã hội (Social Influence), Bản sắc xã hội (Social Identification), Dễ sử dụng (Ease of Use), Nhận thức về sự hữu ích (Perceived Usefulness), Cảm nhận sự thích thú (Perceived enjoyment), Ý định sử dụng (Intention to Use), Sử dụng thực tế (Actual Use). Tất cả các biến thang đo của các nhân tố trên được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ từ “Rất khơng thích” tới “Rất thích”. Thang đo Likert là một thang đo có 5 tới 7 mức độ mơ tả thái độ của con người đối với một vấn đề nào đó và được đặt theo tên của người đã tạo ra nó – nhà khoa học xã hội người Mỹ, Rensis Likert.

Bảng 3.1 Thang đo yếu tố ảnh hưởng xã hội (Social Influence)

Ảnh hưởng xã hội (AH)

Biến Mô tả biến Nguồn

AH1 Thành viên gia đình tơi đều sử dụng FB Costas Assimakopoulos, Ioannis Antoniadis, Oliver G. Kayas, Dragana Dvizac AH2 Tất cả bạn thân của tôi đều sử dụng

AH3 Người quen của tôi đều sử dụng FB

Bảng 3.2 Thang đo yếu tố bản sắc xã hội (Social Indentification)

Bản sắc xã hội (BS)

Biến Mơ tả biến Nguồn

BS1 Tơi ln tìm kiếm các nhóm cùng chung sở thích Costas

Assimakopoulos, Ioannis Antoniadis, Oliver G. Kayas, Dragana Dvizac BS2 Tôi luôn tham gia vào các cuộc tranh luận trong

nhóm

BS3 Tơi ln tơn trọng mọi ý kiến riêng

Bảng 3.3 Thang đo yếu tố dễ sử dụng (Ease to use)

Biến Mô tả biến Nguồn

DS1 Tơi dễ dàng tìm ra mọi thơng tin cần thiết trên FB Costas Assimakopoulos, Ioannis Antoniadis, Oliver G. Kayas, Dragana Dvizac DS2

Tôi dễ dàng sử dụng các tính năng mới trên Facebook

DS3 Tơi biết sử dụng mọi tính năng của Facebook

Bảng 3.4 Thang đo yếu tố nhận thức về sự hữu ích (Percieved Usefulness)

Nhận thức về sự hữu ích (H)

Biến Mơ tả biến Nguồn

H1 Tơi đã có thêm rất nhiều mối quan hệ mới nhờ Facebook Costas Assimakopoulos, Ioannis Antoniadis, Oliver G. Kayas, Dragana Dvizac H2 Tôi đã liên lạc với bạn bè qua Facebook

H3 Tơi đã từng tìm ra mọi thơng tin hữu ích về người tơi muốn tìm hiểu qua Facebook

H4 Tơi đã có những mối quan hệ hữu ích qua Facebook (cơng việc, học vấn, tình cảm)

Bảng 3.5 Thang đo yếu tố cảm giác thích thú (Percieved enjoyment)

Cảm giác thích thú (T)

Biến Mô tả biến Nguồn

T1 Những thông tin mới của trường ln được update rất nhanh chóng Costas Assimakopoulos, Ioannis Antoniadis, Oliver G. Kayas, Dragana Dvizac T2 Admin rất tích cực phản hồi những thắc mắc

T3 Admin trả lời tin nhắn và cmt rất nhanh

T4 Thông tin Admin đưa ra rất chính xác

Bảng 3.6 Thang đo yếu tố ý định sử dụng (Intension to Use)

Ý định sử dụng (YD)

Biến Mô tả biến Nguồn

YD1 Tôi sẽ kiểm tra thông tin của Group trường mỗi khi đăng nhập Facebook Costas Assimakopoulos, Ioannis Antoniadis, Oliver G. Kayas, Dragana Dvizac YD2 Tôi sẽ kiểm tra thông tin của Group trường khi nhận

được thông báo

YD3

Tôi sẽ kiểm tra thơng tin của Group trường khi tơi cần tìm một thơng tin cụ thể

Bảng 3.7 Thang đo yếu tố sử dụng thực tế (Actual Use)

Sử dụng thực tế (SR)

Biến Mô tả biến Nguồn

SR1 Những thắc mắc tôi đưa ra luôn nhận được rất nhiều câu trả lời Costas Assimakopoulos, Ioannis Antoniadis, Oliver G. Kayas, Dragana Dvizac SR2 Những nội dung đăng tải trên group ln có ích với tơi

SR3

Câu trả lời tôi nhận được cho mọi thắc mắc luôn rất ĐÁNG TIN

3.2 Thiết kế khảo sát

Một bảng câu hỏi gổm 4 phần đã được lập ra để khảo sát người dung: Phần 1: các câu hỏi tìm hiểu về nhân khẩu học

Phần 2: các câu hỏi về tính căng thẳng trong việc dùng web so giảng viên làm chủ bên cạnh đó đo lường tính kỹ thuật và cảm giác hài lòng.

Phần 3: các câu hỏi về việc sử dụng Facebook của đối tượng khảo sát.

3.3 Thu thập dữ liệu

Phần lớn những nghiên cứu về việc áp dụng công nghệ chỉ được thực hiện ở những quốc gia phát triển với tốc độ nhanh và áp dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, sự phát triển của việc áp dụng kỹ thuật số trên toàn thế giới cho thấy là cần thiết để thực hiện tìm hiểu việc này ở những nơi chưa được sự công nhận. Bối cảnh và đặc điểm riêng của một quốc gia tại một khu vực có ảnh hưởng tới việc áp dụng kỹ thuật số tại nơi ấy. Vì vậy, chúng tơi nghiên cứu hành vi và thái độ của người Việt Nam có sử dụng cơng nghệ.

Đối tượng nghiên cứu là sinh viên đại học có kinh nghiệm sử dụng các trang mạng xã hội và web/blog về trường đại học của họ. Là khơng thể đễ có thể khảo sát toàn dân số đang theo học của một quốc gia nhưng việc kiểm tra một số lượng nhất định các sinh viên thuộc các trường khác khau là có thể. Do vậy, một số lượng sinh viên tại miền Nam đã được chọn để nghiên cứu và 255 mẫu được lựa chọn theo một cách có hệ thống. Chương tiếp theo sẽ cho thấy số liệu mộ tả cho những câu hỏi về cách người sử dụng Facebook và cảm nhận của họ về các nhóm trên Facebook do chính sinh viên điều hành. Bên cạnh sẽ cho thấy những yếu tố có thể giúp cải thiện hoạt động trong nhóm trên Facebook của một trường đại học.

3.4 Kỹ thuật phân tích

Sau khi loại bỏ những mẫu khơng hợp lệ thì tất cả thơng tin mà nhóm tác giả thu thập được xử lý thơng qua phần mềm SPSS. Ngồi ra cịn sử dụng phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khẳng định CFA bằng việc sử dụng ma trận xoay Pattern Matrix trong phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định giả thuyết thơng qua phân tích tương quan Pearson Bên cạnh đócác thử nghiệm thống kê như phân tích phương sai một yếu tố (Oneway – ANOVA) cũng được dùng.

3.4.1 Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là công cụ phản ánh mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong cùng một yếu tố. Phương pháp này giúp chỉ ra trong các biến quan sát của một yếu tố, biến nào đóng góp vào việc đo lường khái niệm của yếu tố đó và yếu tố nào không liên quan. Giá trị Alpha của Cronbach: 0,6 ≤ α ≤ 0,95: chấp nhận được,

nên không chấp nhận được. Đồng thời, hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0,3. Đây là hệ số tương quan của 1 biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao, sự tương quan của biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Lưu ý, nếu biến có hệ số tương quan biến tổng dưới 0,3 được xem là biến rác và bị bỏ ra khỏi thang đo. Khi biến rác bị loại ra khỏi thang đó có thể dẫn đến mất một vài thông tin nên cần phải xem xét nội dung của thang đo trước khi loại biến.

Thang đo với hệ số tin cậy Alpha của Conbach phản ánh mức ý nghĩa khác nhau ở từng khoảng (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Cụ thể là:

Bảng 3.8 : Các mức độ của Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

STT Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Ý nghĩa

1 Từ 0.8 đến cận 1 Thang đo đo lường tốt

2 Từ 0.6 đến cận 0.8 Thang đo có thể sử dụng được

3 Dưới 0.6 Thang đo không đáng tin cậy

Nguồn: Nunally (1978), Peterson (1994), Slater (1995)

3.4.2 Phân tích phương sai một yếu tố (Oneway – ANOVA)

Phân tích phương sai một yếu tố là một thử nghiệm thống kê so sánh phương sai trong nhóm tức chỉ xét một yếu tố hoặc một biến riêng lẻ. Phương pháp này giúp so sánh nhiều hơn hoặc bằng ba nhóm phân loại để xem giữa chúng có tồn tại khác biệt hay khơng.

Q trình phân tích sẽ bao gồm hai phần: Thông qua Levene Test để kiểm định phương sai bằng nhau giữa các nhóm với giả thuyết rằng phương sai giữa các nhóm bằng nhau:

Nếu sig ≤ 0.05: giả thuyết bị bác bỏ. Khi đó sử dụng kiểm định Welch cho trường

hợp vi phạm giả định phương sai bằng nhau vì phương sai giữa các nhóm bộ phận khơng

bằng nhau.

Nếu sig>0.05: phương sai được chấp nhận và đủ điều kiện để chạy kiểm định

Thực hiện nghiên cứu ANOVA với giả thuyết trung bình phương sai giữa các nhóm bằng nhau:

Nếu sig ở bảng ANOVA ≤ 0.05: bác bỏ giả thuyết trung bình phương sai giữa các

nhóm bằng nhau có nghĩa là có đủ điều kiện để khẳng định sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến phụ thuộc.

Nếu sig ở bảng ANOVA > 0.05: chấp nhận giải thuyết trung bình phương sai giữa

các nhóm bằng nhau có nghĩa là chưa đủ điều kiện để khẳng định khơng có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến phụ thuộc.

Để tìm hiểu cụ thể sự khác biệt như thế nào giữa các nhóm, khi có sự khác biệt thì có thể phân tích sâu hơn để tìm ra sự khác biệt như thế nào giữa các nhóm quan sát bằng các kiểm định Turkey,...

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HIỆU QUẢ CHIẾN lược TRUYỀN THÔNG MẠNG xã hội đối với TIẾP THỊ TRƯỜNG đại học tại địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)