CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Kết quả đánh giá thang đo trước khi phân tích EFA
4.2.1 Cronbach’s Alpha của các nhân tố Ảnh hưởng xã hội (Social Influence)
Thành phần Ảnh hưởng xã hội (Social Influence) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.743 lớn hơn 0.6; đồng thời hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 0.3. Trong đó, nhỏ nhất là 0.509 (AH2) và lớn nhất là 0.694 (AH3). Các biến này dùng để giải thích trong thang đo là phù hợp. Vì vậy, các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Hình 4.1 Cronbach’s Alpha của các nhân tố Ảnh hưởng xã hội (Social Influence)
Nguồn: Phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS
4.2.2 Cronbach’s Alpha của các nhân tố Bản sắc xã hội (Social Identification)
Thành phần Bản sắc xã hội (Social Identification) có Cronbach’s Alpha là 0,661. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 0.3. Trong đó, biến BS3 có hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất 0.384 và lớn nhất là biến BS1 với hệ số 0.673. Vì vậy, các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Hình 4.2 Cronbach’s Alpha của các nhân tố Bản sắc xã hội (Social Identification)
Nguồn: Phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS
4.2.3 Cronbach’s Alpha của các nhân tố Dễ sử dụng (Ease of Use)
Thành phần Dễ sử dụng (Ease of Use) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.871 lớn hơn 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao hơn 0.3. Nhỏ nhất là 0.738 (biến DS1) và lớn nhất là 0.763 (biến DS3). Vì vậy, các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Hình 4.3 Cronbach’s Alpha của các nhân tố Dễ sử dụng (Ease of Use)
Nguồn: Phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS