CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Mục đích của bài báo cáo này là tìm hiểu xem liệu mạng xã hội Facebook có phải là kênh thơng tin tiềm năng cho sinh viên, đồng thời là công cụ giao tiếp của sinh viên tới hệ thống giáo dục đại học Việt Nam trong tương lai. Báo cáo này cũng chỉ ra ảnh hưởng của SNS đến quyết định lựa chọn trường đại học của sinh viên tương lai.
Mục tiêu cuối cùng nhắm đến tính khả thi trong việc áp dụng SNS làm cơ sở cho chiến dịch tuyển sinh mà một kế hoạch tiếp thị tổng hợp có thể được thực hiện. Mặc dù hình thức quảng bá tuyển sinh trên nền tảng mạng xã hội đã khơng cịn mới, nhưng số lượng nghiên cứu sự hiệu quả SNS mang lại vẫn cịn khiêm tốn và thơng tin về tính phù hợp khi áp dụng kế hoạch tiếp thị đại học trên nền tảng mạng xã hội cịn ít. Mặc dù có nhiều chiến dịch truyền thông rầm rộ của các trường đại học đã được tiếp hành trên nền tảng mạng xã hội, thời điểm hiện tại vẫn còn là quá sớm để đưa ra bất kỳ báo cáo nào về các chiến dịch dạng này. Một số nỗ lực đánh giá các chiến dịch trên nền tảng SNS đã được thực hiện trong báo cáo này. Nghiên cứu cung cấp nhiều thông tin hơn về hành vi của sinh viên tiềm năng, từ đó thúc đẩy sự cải tiến trong các chiến dịch truyền thông mạng xã hội của các trường đại học ở Việt nam. Phương pháp kế tiếp trong bài nghiên cứu là dựa trên dữ liệu thu thập được tại các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Điều đáng ngạc nhiên là tuy sinh viên đến từ rất nhiều trường đại học và có xuất thân từ nhiều vùng miền khác nhau nhưng dữ liệu thu thập được đa số đều tương tự nhau trong cùng một chủ đề được nhắc đến, cho phép giải thích định tính các kết quả.
Trước khi SNS được đề xuất là một công cụ tiếp thị cần làm rõ xem liệu sinh viên có đồng ý cung cấp các thơng tin về việc học tập của họ hay không. Sẽ không thể đưa ra câu trả lời nếu khơng tồn tại một mơ hình khái niệm. Mơ hình này đã được chứng minh trong các phần trước của bài báo và nó là cánh cửa dẫn đến đáp án cho câu hỏi liệu một SNS như Facebook có thể được sử dụng như một cơng cụ của bộ phận truyền thông đại học (xem Hình 1). Việc áp dụng lên một mạng xã hội cụ thể làm công việc này trở nên khả thi hơn, đồng thời tăng cường sử dụng nền tảng này cho hoạt động tiếp thị quảng bá của trường đại học. Các biến của mơ hình trong bài báo này dựa trên sự kết hợp của các khái niệm đã tìm hiểu trong tài liệu (Davis, 1989; Hsu và Lin, 2008). Mơ hình TAM ban đầu được tăng cường các biến của Hsu và Lin, các biến đều được chuyển đổi để thích nghi với điều kiện sử dụng thực tế của Facebook. Việc xác minh các giả thuyết đã thiết lập một cơ sở vững chắc cho lập luận này.
Biểu đồ 4.5 Biểu đồ cá nhân hóa của sinh viên đối với tiếp cập thơng tin trên Fanpage và Group trường học
Nguồn: Phân tích dữ liệu trực tiếp thơng qua Google Form
Một trong những mục tiêu của báo cáo là tìm hiểu đặc điểm nhân khẩu học và hành vi của sinh viên trong các nhóm họ tham gia trên Facebook. Mơ hình đo lường mức độ
ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên, thông qua tần suất tham gia vào các cuộc thảo luận, đăng bài và nhận xét.
Biểu đồ 4.6 Bản xác xã hội của sinh viên tham gia mạng xã hội
Nguồn: Phân tích dữ liệu trực tiếp thơng qua Google Form
Một mục tiêu khác của bài báo là xác định việc sử dụng Facebook như một công cụ tiếp thị sẽ cải thiện chiến dịch truyền thông của các trường đại học. Kết quả cho thấy niềm tin vào các Fanpage chính thức của các trường đại học ln đứng sau các nhóm trên mạng xã hội và ít ảnh hưởng đến các quyết định chọn trường của sinh viên. Các tác giả đưa ra đề xuất đa dạng hóa các SNS của trường đại học, đối với thị trường Việt Nam đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh đề xuất được đưa ra là đa dạng nguồn thông tin quảng bá về trường không chỉ đưa tin một chiều mà cịn tích cực tạo ra các hoạt động trong nhóm sinh viên kích thích tranh luận và sự chủ động tìm kiếm thơng tin của sinh viên.
Cuối cùng một trong các yếu tố được xác định để tăng cường hoạt động nhóm Facebook của trường đại học có liên quan chặt chẽ đến sinh viên, đó là quản trị viên các
nhóm và trang Fanpage. Quản trị viên hồn tồn có thể nhận được sự tin tưởng của sinh viên tạo ra cơ hội để bộ phận tiếp thị hoàn thành việc của mình.Kết quả cuối cùng này cùng với sự tồn tại của mơ hình TAM có thể được khai thác để tăng hiệu quả của Facebook trong kế hoạch tuyển sinh.