2.4.1.1. Kế thừa tài liệu
- Tiếp thu có chọn lọc những tài liệu và những kết quả nghiên cứu có trước về các vấn đề đa dạng thực vật đặc biệt là các loài hoa Đỗ quyên và phương pháp nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom, ...
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu.
2.4.1.2. Điều tra thực địa
- Trên các tuyến điều tra điển hình: Kết hợp quan sát bằng mắt với việc sử dụng thiết bị ống nhòm chất lượng cao nhằm xác định cấc loài Đỗ Quyên phân bố tự nhiên và thu mẫu tiêu bản phục vụ công tác phân loại, định tên các loài Đỗ Quyên tại Pù Mát.
- Trên những khu vực điểm điển hình: Thực hiện điều tra theo phương pháp ô tiêu chuẩn điển hình cho các dạng địa hình cơ bản của vùng núi như khu vực quanh đỉnh, thung lũng, khe suối. Lập các ô tiêu chuẩn diện tích 1.000 m2, tiến hành xác định và thu toàn bộ mẫu các loài Đỗ Quyên bắt gặp trong quá trình điều tra phục vụ công tác phân loại, định tên các loài Đỗ Quyên tại Pù Mát.
- Dụng cụ thu mẫu: Cặp hay túi đựng mẫu, giấy báo, dây buộc, nhãn, kim chỉ, bút chì 2B, sổ ghi chép, cồn.
- Phương pháp thu mẫu: Dùng túi Polyetylen (PE) để đựng mẫu. Quá trình thu mẫu có sổ ghi chép riêng, nhãn, băng dính giấy có thể viết được và kéo cắt cành.
- Thu mẫu: Mỗi mẫu được thu có đầy đủ các bộ phận, nhất là cành và lá. Mỗi loài thu từ 3 - 10 mẫu để vừa nghiên cứu các biến dạng của loài, vừa để trao đổi. Các mẫu thu được trên cùng 1 cây đánh cùng một số hiệu mẫu.
- Xử lý và bảo quản mẫu: Sau 1 ngày lấy mẫu hiện trường, mẫu được đeo nhãn ngay. Nhãn chỉ ghi số hiệu mẫu, còn các thông tin về mẫu được ghi vào sổ ghi chép.
- Bảo quản mẫu: Sau khi cắt tỉa qua mẫu, chúng ta dùng giấy báo bọc ngoài rồi bó chặt lại và cho các bó mẫu vào túi PE cỡ lớn (mỗi túi có thể chứa được nhiều bó mẫu). Dùng cồn đổ cho thấm các tờ báo và buộc chặt lại để chuyển về nơi có điều kiện sấy khô, cách làm này giúp giữ mẫu được tươi lâu trong vòng 1 tháng mà không cần phải sấy khô ngay. Mục đích là để giết các loại men làm rụng lá, hoa, quả.
- Ép mẫu: Trước khi sấy mẫu, chúng ta ép phẳng mẫu trên giấy báo dày đảm bảo phiến lá được duỗi hoàn toàn, không bị quăn mép, các bộ phận của hoa hoặc quả được mở hoặc bổ ra để tiện cho việc phân tích, ép và sấy mẫu. Tập mẫu ép giữa các lớp giấy báo dày và tấm alumin thoát nhiệt sẽ được bó chặt giữa đôi cặp ô vuông (mắt cáo) trước khi cho mẫu vào tủ sấy mẫu.
- Sấy mẫu: Mẫu sau khi ép cần được sấy ngay, khi sấy cần chú ý để mẫu dựng đứng nhằm giúp nước bốc hơi dễ dàng và mẫu chóng khô. Hàng ngày, phải thay giấy báo mới giúp mẫu chóng khô.
- Tẩm mẫu: Do mẫu được xử lý tẩm cồn vì vậy cần mở các bó mẫu để cho cồn bốc hơi trước khi dùng báo mới ép mẫu lại nhằm hạn chế mùi khó chịu trong khi sấy.
- Xác định và kiểm tra tên khoa học: Đồng thời với việc xử lý mẫu thành những tiêu bản đạt yêu cầu, để tiến hành xác định tên loài chúng tôi phải dùng phương pháp chuyên gia, thực hiện theo trình tự gồm các bước như sau:
- So mẫu: Để có tên sơ bộ cho mẫu, tiến hành so sánh mẫu cần xác định với bộ mẫu có sẵn tại phòng mẫu cây khô (tạm gọi là mẫu chuẩn) lưu giữ tại phòng
bảo tàng thực vật, trường Đại học khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện điều tra quy hoạch rừng. Khi định tên khoa học, chúng tôi tiến hành phân tích các mẫu dựa trên các đặc điểm của cành, lá, hoa và quả,…
- Xác định tên loài: Các tài liệu chính dùng trong quá trình xác định tên khoa học loài gồm:
+ Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991 – 1993, 1999 – 2000). + Cây gỗ rừng Việt Nam (1971 - 1988).
+ Vân Nam thực vật chí (Trung văn).
+ Thực vật chí Đông Dương (Flore gélérale de l’ Indo-chine, H.Lecomte, 1907 - 1952).
+ Thực vật chí Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam (Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam, Aubréville A. et al, 1960 - 1997).
+ Flora of China và Flora of China – Illustration, 1994 – 2000.
+ Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997). + Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001 - 2003).
+ Kiểm tra tên khoa học: Khi đã có đầy đủ tên loài, tiến hành kiểm tra lại các tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhầm lẫn và sai sót.
2.4.1.3. Nghiên cứu khả năng nhân giống Đỗ Quyên bằng phương pháp giâm hom
* Các công thức thí nghiệm
a) Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể giâm hom (ruột bầu) và các chất kích thích ra rễ đến khả năng nhân giống Đỗ quyên sim (Rhododendron simsii Planch) bằng pp giâm hom:
Mỗi thí nghiệm gồm 3 công thức giá thể giâm hom (đất tầng B (CT 1), 50% đất tầng B + 50% cát vàng (CT 2), Cát vàng (CT 3)) với 3 loại kích thích ra rễ (IBA, IAA và NAA) và 1 thí nghiệm đối chứng, mỗi công thức giâm 20 cành, 3 lần nhắc lại, tổng số hom giâm trong mỗi thí nghiệm là 720 hom. Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), gồm có tất cả 12 công thức và 3 lần lặp lại. Dùng cách rút thăm trong mỗi lần lặp để chọn được xuất
xứ tương ứng với từng ô. Các công thức đồng đều về kích thước hom giâm và cùng 1 thời vụ và các điều kiện chăm sóc.
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí các thí nghiệm giâm hom Lần lặp Công thức RI R II RIII CT1 Đc NAA IBA NAA Đc IAA
IAA IAA NAA
IBA IBA Đc
CT2
IAA Đc IBA
NAA IAA Đc
Đc NAA IAA
IBA IBA NAA
CT3
IBA IBA Đc
IAA Đc IBA
NAA IAA IAA
Đc NAA NAA
Trong đó: có IAA (Indol axetic axit) và Auxin tổng hợp là IBA (Indo butyric axit), NAA (naphtalen axit axetic)
- Đc : Thí nghiệm đối chứng - IBA : Indo butyric axit - IAA : Indol axetic axit - NAA : Naphtalen axit axetic Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:
- Tình hình ra rễ (%) - Tỷ lệ hom sống (%)
- Tình hình sinh trưởng của cây hom tại vườn ươm (Hvn) - Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn (%)
b) Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể giâm hom (ruột bầu) và các chất kích thích ra rễ đến khả năng nhân giống Đỗ quyên quang trụ (Rhododendron tanastylum Balf) bằng pp giâm hom:
Các công thức thí nghiệm được bố trí như Thí nghiệm 1
* Điều kiện và qui trình thí nghiệm:
-Chuẩn bị thể nền: Nền được bố trí vào các hộp xốp có gờ có gờ cao
30cm, chiều rộng 1m, chiều dài 1m. phía trên được chụp lồng sắt, phủ nilông trắng. Lồng có chiều dài 1m, rộng 1m, cao 0,8m. và bố trí thành các ô tiêu chuẩn để tiến hành thí nghiệm. Yêu cầu giá thể đất tầng B, tơi xốp, thoáng khí không chứa nguồn mầm bệnh, Cát vàng được sàng lọc bỏ sỏi và tạp vật, giá thể giâm hom được bố trí thành luống theo các công thức thí nghiệm . Sau khi hom ra rễ được chuyển sang bầu PE kích thước 7×11cm (ruột bầu được đóng theo các công thức giá thể) xếp thành từng luống. Luống được xây trong nhà giâm hom, nhà giâm hom có mái tre bằng lưới đen với độ chiếu sáng 50%. Trước khi cắt hom 12 giờ chúng ta tưới thuốc tím đều và liên tục trên giá thể ở nồng độ 0,1%, tưới sao cho thuốc tím thấm sâu đều xuống dưới nền khoảng 4-5cm và tưới xung quanh gờ của luống, để diệt khuẩn, chống sâu bệnh hại. Trước khi cắm hom 30 phút ta tưới một lần bằng nước sạch.
-Chuẩn bị hom
Chọn cây mẹ để lấy hom: Cây mẹ được chọn là những cây Đỗ Quyên sinh trưởng tốt và không bị sâu bệnh, tránh những cây mẹ già tuổi. Vì công việc chọn hom rất quan trọng nó đóng vai trò quyết định đến sự thành công của thí nghiệm nên sau khi chọn được cây mẹ tốt chúng ta tiến hành tỉa, cắt những cành gần gốc nhằm tạo chồi gốc mới làm vật liệu cho giâm hom. Hom chọn phải đồng đều, dài từ 10-15 cm và được lấy từ các chồi mọc gần gốc hoặc chồi vượt, còn màu xanh không quá già, quá non: Nếu hom quá già thì khả năng ra rễ kém, nếu chọn hom quá non thì dễ bị mất nước dẫn đến héo rồi chết.
- Dụng cụ:
+ Dao sắc, kéo cắt cành
+ Nước để phun lên lá giữ ẩm và làm mát
+ Biển ghi để phân biệt các công thức thí nghiệm.
+ Chất điều hòa sinh trưởng để thúc đẩy quá trình ra rễ và tạo bộ rễ tốt hơn. - Xử lý hom: Hom được lấy về phải xử lý ngay không được để lâu
Tránh hiện tượng mất nước. Hom lấy phải lành lặn, không dập, xước.
Cắt hom một cách gọn sắc thường không nên cắt chính xác ngay bằng độ dài của hom giâm mà nên cắt hơi dài một chút, rồi sau đó tỉa bỏ phần này, chỉ nên lấy hom ngọn (một chồi), số lá để lại trên hom từ 3-4 lá, mỗi lá được cắt tỉa chỉ để lại 1/3 phiến lá, tỉa bỏ phần dưới gốc hom để sao cho khi cắm hom vào giá thể lá không bị chôn vùi nếu không thì lá này sẽ bị thối.
Khi cắt hom xong ta phải nhúng ngay vào nước sạch để hom luôn tươi, tránh tình trạng mất nước và nguồn gây bệnh.
Sau đó ngâm hom vào dung dịch Benlát (0,5%) trong 10-15 phút thì vớt ra đặt vào khu giâm hom, sau khi tạo lỗ bằng que nhỏ (sâu 1,5-2cm). Ta chấm phần cắt của hom vào thuốc kích thích ra rễ
-Cắm hom và chăm sóc hom: Sau khi hom được sử lý cắm trực tiếp vào
giá thể, sâu 2cm. Hom được chăm sóc trong lồng Polietylen với hệ thống phun sương bằng dụng cụ bình phun thuốc trừ sâu.
Trong quá trình chăm sóc hom giâm ươm cần thường xuyên theo dõi các nhân tố môi trường:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trong lồng PE phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ ngoài trời, tưới nước có thể làm giảm nhiệt độ.
+ Ánh sáng: Ánh sáng trong lồng PE là ánh sáng tán xạ, hơn thế nữa ánh sáng này đã được giảm 50% khi đi qua lưới đen. Ở giai đoạn đầu hom giâm cần ánh sáng, thời gian chiếu sáng ít và tăng dần về sau.
- Tiến hành chăm sóc: Việc chăm sóc hom là giai đoạn đầu rất quan
trọng. Trong giai đoạn này hom chưa thể hút nước nên phải thường xuyên phun ẩm, phải thường xuyên theo dõi nhằm có chế độ tới nước hợp lý: Nếu thời tiết râm mát cần tưới 4 lần/ngày, nếu thời tiết khô nóng cần tưới 6 lần/ngày. Mục đích nhằm làm cho lá hom luôn tươi và có nước đọng trên lá. Nhưng nếu tưới quá nhiều thì hom sẽ bị thối và chết. Cứ sau 1 tuần thì phun Benlát 1 lần lên trên mặt luống, thành luống, nilong và xung quanh khu vực giâm hom.
Nhiệt độ là một trong những nhân tố quyết định đến tốc độ ra rễ của hom giâm, nên duy trì nhiệt độ nhà giâm từ 23-270C, nhiệt độ giá thể từ 22-340C.
Phủ nilong trắng đục để nhận được ánh sáng một cách tốt nhất, nếu có lá vàng rụng ta phải nhặt bỏ tránh là nơi ủ mầm bệnh.
Khi muốn biết hom đã ra rễ hay chưa ta quan sát bộ phận lá xanh, có chồi nhú thì có thể đã xuất hiện rễ, lúc này một tay lấy que bẩy nhẹ và tay kia nâng đỡ đưa hom lên.
* Theo dõi quá trình ra rễ của cành hom
Theo dõi trực tiếp ở tại vườn ươm tình hình ra rễ của hom giâm. Quan sát bằng mắt thường sự ra rễ của cây hom ở các ô thí nghiệm sau khi giâm và ghi chép theo mẫu biểu sau:
Bảng 2.2: Biểu theo dõi quá trình ra rễ của cành hom sau khi giâm
Loài cây: …….……….……….….….………. Công thức giâm: ………... Thuốc kích thích……….
Lần lặp: ……… Ngày: ……… Người theo dõi: ………
TT Sau khi giâm …….ngày Ghi chú
Ra rễ Chưa ra rễ
1 2 3 …
* Theo dõi tình hình sinh trưởng của cây con
Theo dõi toàn bộ số hom sống, đo chiều cao bằng thước nhựa polime. Đo định kì 30 ngày một lần ( bắt đầu từ ngày 15/2/2013 – 15/05/2013) , các chỉ số đo đếm được ghi vào các mẫu biểu sau:
Bảng 2.3: Biểu theo dõi tình hình sinh trưởng của hom Đỗ Quyên
Loài cây:……. ……….……… Công thức giâm: ………...Thuốc kích thích……….. Lần lặp: ……… Ngày:……… Người theo dõi:………
TT HVN (cm) Tốt Chất lượng câyTB Xấu Ghi chú
1 2 3 …
Thống kê số lượng hom sống và số cây hom đạt tiêu chuẩn xuất vườn ở lần theo dõi cuối cùng trước khi xuất vườn (sau 210 ngày giâm hom 15/10/2012 – 15/05/2013)
Bảng 2.4: Biểu thống kê tỉ lệ sống và tỉ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn của hom Đỗ Quyên
Loài cây:……. ……….……… Công thức giâm: ………...Thuốc kích thích……….. Lần lặp: ………. Ngày:……… Người theo dõi:………
TT Số cây
giâm
Số cây
sống Tỉ lệ %
Cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn
Tỉ lệ % 1 2 3 … 2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
* Phương pháp thông thường
Từ các số liệu ngoại nghiệp tôi tiến hành tính toán các chỉ tiêu theo công thức sau: - Tỉ lệ hom ra rễ: Tỉ lệ hom ra rễ = ∑ Số hom ra rễ × 100( )00 ∑ số hom thí nghiệm - Tỉ lệ hom sống:
Tỉ lệ hom sống = ∑ Số hom sống
× 100( )00
∑ số cành hom
- Chiều cao trung bình của cây hom ở mỗi công thức thí nghiệm: Chiều cao TB của cây hom = ∑ số đo chiều cao các hom
∑ số hom
* Phương pháp sử dụng phần mềm SPSS trên máy vi tính
Để xem xét sự khác nhau trong sinh trưởng của các thí nghiệm giâm hom Đỗ Quyên khác nhau, tôi dùng phương pháp phân tích phương sai hai nhân tố m lần lặp để kiểm tra tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ và chỉ tiêu Hvn. Kết quả được sắp xếp như trình tự trong bảng sắp xếp sau:
Bảng 2.5: bảng sắp xếp các trị số quan sát trong phân tích phương sai 2 nhân tố m lần lặp TT B A Các công thức thí nghiệm 1 2 3 Thuốc kích thích ĐC R 1 R 2 R 3 R 1 R 2 R 3 R 1 R 2 R 3 IBA R 1 R 2 R 3 R 1 R 2 R 3 R 1 R 2 R 3 IAA R 1 R 2 R 3 R 1 R 2 R 3 R 1 R 2 R 3 NAA R 1 R 2 R 3 R 1 R 2 R 3 R 1 R 2 R 3
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các hàm trong phần mềm Excel 2007 để xử lí số liệu.
- Dùng hàm EVERAGE để tính giá trị trung bình.
- Dùng hàm SUM để tính tổng (Đàm Văn Vinh, 2005) [16] 37
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Đề tài được nghiên cứu tại vườn ươm giống của VQG Pù Mát. Về địa giới hành chính VQG Pù Mát nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An trên địa bàn 3 huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 130km theo đường quốc lộ 7A, toạ độ địa lý của vườn:18 46' - 19 12' Vĩ độ Bắc. 104 24' - 104 56' Kinh độ Đông. Có ranh giới tiếp giáp:
− Phía Đông giáp với các xã Phúc Sơn, Hội Sơn (huyện Anh Sơn). − Phía Nam có chung 61km với đường biên giới Lào.
− Phía Tây giáp với xã Tam Hợp, Tam Định, Tam Quang (huyện Tương Dương).
− Phía Bắc giáp với xã Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn (huyện Con Cuông).
3.1.2. Địa hình
VQG Pù Mát nằm trong Khu vực có địa hình phức tạp, hiểm trở và bị chia cắt mạnh. Các đỉnh dông phụ có độ dốc lớn, độ cao trung bình VQG Pù