Điều tra, phân loại các loài Đỗ Quyên

Một phần của tài liệu Thử nghiệm nhân giống bằng phương pháp giâm hom một số loài hoa đỗ quyên của vườn quốc gia pù mát – con cuông – nghệ an (Trang 83 - 84)

- Đề tài đã thu thập và xử lý, đưa vào bảo quản giới thiệu 30 mẫu tiêu bản Đỗ Quyên các loại tại phòng tiêu bản đa dạng sinh học VQG Pù Mát.

- Đã mô tả chi tiết về đặc điểm nhận dạng, đặc điểm phân bố, công dụng, mùa hoa, mùa quả của toàn bộ 05 loài Đỗ Quyên được phát hiện và ghi nhận có phân bố trong khu nghiên cứu.

- Đã phân loại các loài Đỗ Quyên tại Pù Mát theo 2 nhóm: cây làm cảnh, và cây làm dược liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các loài đỗ quyên tại Pù Mát đều có hoa đẹp và dáng đẹp thích hợp cho việc trồng làm cảnh, trồng thảm hoa đường phố.

5.1.1. Nghiên cứu phương pháp nhân giống Đỗ Quyên bằng giâm hom

- Về nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp giâm cành, đề tài đã thực hiện thành công đối với loài Đỗ Quyên Sim, Đỗ Quyên Quang Trụ và tìm ra biện pháp giâm hom phù hợp cho loài cây Đỗ Quyên như sau:

+ Công thức thí nghiệm và loại thuốc kích thích khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ và chiều cao của hom giâm: Công thức 2 (50% đất tầng B + 50% cát vàng) cho tỉ lệ ra rễ và tỉ lệ sống của hom là cao nhất và thấp nhất là công thức 1 (100% đất tầng B), nhưng công thức 1 (100% đất tầng B) lại có ảnh hưởng trội nhất đến chiều cao của hom giâm.

+ Thuốc kích thích IBA có ảnh hưởng tốt nhất đến tỉ lệ ra rễ, tỉ lệ sống và sự phát triển chiều cao của hom Đỗ Quyên.

+ Trong quá trình thí nghiệm không có sự tác động qua lại giữa công thức giá thể giâm hom và loại thuốc kích thích ra rễ.

Vậy để có cây hom Đỗ Quyên phát triển tốt ta nên giâm hom vào giá thể 50% đất tầng B + 50% cát vàng để hom ra rễ sau đó chuyển cây hom vào bầu có thành phần ruột bầu là 100% đất tầng B.

Một phần của tài liệu Thử nghiệm nhân giống bằng phương pháp giâm hom một số loài hoa đỗ quyên của vườn quốc gia pù mát – con cuông – nghệ an (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w