Tạo nguồn cán bộ DTTS là một giải pháp quan trọng, có ý nghĩa lâu dài trong bổ sung nguồn cán bộ tương lai cho các tỉnh khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên, do đặc thù nên công tác tạo nguồn cán bộ nói chung, tạo nguồn cán bộ DTTS nói riêng ở các địa phương trong vùng gặp nhiều khó khăn. Bởi điều kiện sống cịn nhiều khó khăn, tập quán du canh, du cư và nếp suy nghĩ ăn sâu từ bao đời nên tỷ lệ dân số biết chữ ở các vùng miền núi, vùng DTTS Tây Bắc là rất thấp. Tới năm 2010, chỉ duy nhất tỉnh Hồ Bình có tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên cao hơn mức bình quân cả nước (95,9% so với 93,7%), cịn lại các tỉnh trong vùng đều có mức thấp hơn, lần lượt là: Yên Bái (84,8%), Lào Cai (75,5%), Sơn La (77,0%), Lai Châu (63,6%), Điện Biên (63,4%) [163, tr.119]. Nhận thức thực trạng này, vấn đề tạo nguồn cán bộ DTTS luôn được các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đặc biệt chú ý.
Thực hiện chủ trương của Đảng tại Đại hội X (2006), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, các Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước (Hướng dẫn số 47-HD/BTCTW ngày 24-5-2005,
Hướng dẫn số 50-HD/BTCTW ngày 06-7-2005, Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21-10- 2008, Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05-11-2012,...) các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã quan tâm chỉ đạo, đưa công tác này từng bước đi vào nền nếp và đạt được một số kết quả tích cực bước đầu.
Ở Đảng bộ tỉnh Hồ Bình, để xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó có cán bộ DTTS, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Tiêu biểu, ngày 07-6-2006, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ ban hành Hướng dẫn số 02-HD/TC Về thực hiện kế hoạch số 04-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công
tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Tiếp đó, ngày 23-02-2009, Ban Tổ chức Tỉnh ủy ban hành Công văn số 297-CV/TC Về việc thực
hiện rà soát bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21-10-2008 của Ban Tổ chức Trung ương;... Trên cơ sở những định hướng chỉ đạo này, tỉnhthực
hiện xây dựng quy hoạch 9 chức danh chủ chốt (Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND,
Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng các Ban Đảng, Giám đốc Công an tỉnh và Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh), Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề nghị và
duyệt kết quả quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cho 13 huyện, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc và 44 sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể tỉnh với tổng số 548 lượt cán bộ. Trong quy hoạch này, số lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS luôn chiếm tỷ lệ cao. (Nội dung cụ thể cơng tác quy hoạch cán bộ nói chung, trong đó có cán bộ người DTTS ở tỉnh Hịa Bình nhiệm kỳ 2010-2015 được thể hiện chi tiết, cụ thể tại Phụ lục 3.1).
Tại Đảng bộ tỉnh Sơn La, thực hiện Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21-10-2008 của Ban Tổ chức Trung ương Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tiến hành rà soát, đánh giá chung đội ngũ
cán bộ về phẩm chất, năng lực, trình độ, tín nhiệm, sức khỏe và hiệu quả công việc, số lượng, cơ cấu, nhất là cơ cấu về trình độ, ngành nghề, độ tuổi; cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ; xác định phương hướng, số lượng, cơ cấu cấp ủy khóa mới, các chức danh chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền để đưa vào quy hoạch. Chỉ đạo các cấp, các ngành tiến hành khảo sát, đánh giá đội ngũ cán bộ, lựa chọn cán bộ đủ tiêu chuẩn đưa vào quy hoạch của từng cấp, từng ngành, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình. Thực hiện đồng bộ quy hoạch cán bộ ở cả 3 cấp, đảm bảo yêu cầu về số lượng, nâng cao về chất lượng với phương châm “động” và “mở”. Trong những nội dung này, đối tượng cán bộ DTTS luôn được xác định là một trong số ít đối tượng cần được quan tâm, chú ý. Mục tiêu nhằm nâng cao tỷ lệ đối tượng cán bộ DTTS trong các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, đặc biệt là ở cấp tỉnh và cấp huyện, thành phố.
Tại Đảng bộ tỉnh Yên Bái, một trong những biện pháp quan trọng được Tỉnh uỷ chú ý trong
tạo nguồn cán bộ DTTS là chú trọng, quan tâm phát triển số học học sinh dân tộc nội trú. Qua các năm học, số lượng học sinh tuyển mới vào các trường phổ thông dân tộc nội trú được tăng lên. Cụ thể năm học 2007-2008 tuyển mới 910 học sinh, năm học 2008-2009 tuyển mới 940 họcsinh, năm học 2009-2010 tuyển mới là 980 học sinh. Số lượng này cũng được duy trì ổn định ở hai trường THPT của hai huyện miền núi Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Các năm học 2007-2008, 2008- 2009 và 2009-2010, trường THPT Trạm Tấu tuyển mới 135 học sinh. Cũng trong thời gian này, trường THPT Mù Cang Chải tuyển mới 315 học sinh [175, tr.7].