Các cơ quan, đơn vị chỉ thực hiện tuyển dụng theo cácquy định hiện hành khác sau khi đã thực hiện chính sách này [204, tr.2].

Một phần của tài liệu Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016. (Trang 78 - 80)

khi đã thực hiện chính sách này [204, tr.2].

Về các chính sách ưu tiên tuyển dụng DTTS làm cơng chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện và công chức cấp xã (được quy định tại Điều 3). Theo đó, vị trí xét tuyển của các thí sinh đều phải phù

hợp với trình độ và chun ngành đào tạo. Có 3 trường hợp ưu tiên xét tuyển được Quy định: (1) DTTS được UBND tỉnh cử đi học đại học theo chế độ cử tuyển vào cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân sau khi tốt nghiệp đăng ký dự tuyển vào các vị trí cơng chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện và công chức cấp xã; (2) DTTS của tỉnh Lào Cai tốt nghiệp đại học loại khá trở lên hệ chính quy tại các trường đại học công lập đăng ký dự tuyển vào các vị trí cơng chức cấp tỉnh, cấp huyện; (3) DTTS của tỉnh Lào Cai tốt nghiệp đại học hệ chính quy tại các trường cơng lập đăng ký dự tuyển viên chức cấp tỉnh, cấp huyện hoặc dự tuyển vào các chức danh cơng chức cấp xã.

Ngồi ưu tiên xét tuyển với 3 đối tượng trên, Quyết định cũng có những ưu tiên khác với các đối tượng DTTS: (i) ưu tiên cộng 20 điểm vào tổng điểm xét tuyển hoặc thi tuyển (đối với DTTS của tỉnh Lào Cai khi dự tuyển công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện và công chức cấp xã); (ii) được

miễn thi môn ngoại ngữ (đối với DTTS của tỉnh Lào Cai tốt nghiệp đại học hệ chính quy tại các

trường công lập dự thi tuyển vào công chức cấp huyện).

Tại tỉnh Yên Bái, công tác tuyển dụng cán bộ DTTS của Tỉnh uỷ Yên Bái được thực hiện kết hợp giữa chỉ tiêu biên chế và yêu cầu cơng việc, vị trí việc làm, chú trọng đến năng lực, phẩm chất, đạo đức. Ngày 27-01-2014, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 149/QĐ-UBND Quyết

định ban hành kếhoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Yên Bái năm 2014. Một trong những

mục tiêu của Đề án hướng tới là “Tiếp tục triển khai việc xác định vị trí việc làm, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm, đảm đương và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao”. Liên quan tới công tác tuyển dụng cán bộ nói chung, trong đó có cán bộ DTTS, Đề án nêu lên một số nội dung sau:

Đổi mới tuyển chọn lãnh đạo cấp sở, cấp phòng theo hướng chú trọng nguyên tắc thực tài, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đổi mới phương thức và nội dung lấy phiếu tín nhiệm.

Thực hiện Quy định chế độ tiến cử và chính sách thu hút, phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ.

Ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương thức thi tuyển và thi nâng ngạch công chức để đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng, chất lượng, thực tài [208, tr.2].

Tiếp đó, trong Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND Về việc ban hành quy định chính sách thu hút, đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý; hỗ trợ đào tạo cán bộ, học sinh, sinh viên người

DTTS tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2014- 2016, UBND tỉnh Yên Bái đã nêu lên những chính sách thu hút

cán bộ có trình độ đại học, sau đại học đối với người DTTS. Theo đó, người DTTS có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Yên Bái được xét tuyển đặc cách vào các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Yên Bái; được hưởng chính sách thu hút đối với thạc sĩ, tiến sĩ.

Với định hướng này, UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ vào các quy định của Luật Công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành các bộ, ngành và của tỉnh thực hiện theo đúng quy định qua đó, triển khai kịp thời, chính xác, khách quan, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ, chính sách Nhà nước, cơng tác thi tuyển, xét tuyển, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh theo đúng các quy định của Nhà nước; phù hợp với đặc điểm của các ngành địa phương, từ đó gópphần nâng cao hiệu quả trong cơng tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện. Để ưu tiên hơn cho cán bộ DTTS, tỉnh đã có quy định trong tuyển dụng công chức, viên chức. Cụ thể, đối với khi thi tuyển hoặc xét tuyển công chức được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.

3.3.4. Chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện chính sách ưu đãi đối với cán bộ dân tộc thiểu số

Cơng tác thực hiện chính sách ưu đãi đối với cán bộ là DTTS được các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc chỉ đạo có nhiều chuyển biến.

Tại tỉnh Hồ Bình, ngày 04-6-2012, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND Về tăng cường cơng tác dân tộc thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước trên địa bàn tỉnh Hồ Bình.

Trong xác định các nhiệm vụ đối với UBND tỉnh, các huyện và thành phố, Chỉ thị nêu rõ:

Tập trung phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở, cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học cho các chức danh chủ chốt cấp xã vùng dân tộc và miền núi; đồng thời có chính sách đãi ngộ về nhà ở, điều kiện làm việc cho cán bộ và sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về công tác tại vùng dân tộc và miền núi, đặc biệt là chính sách thu hút đối với con em đồng bào các DTTS và cán bộ có trình độ cao về chuyên môn đến công tác tại các địa phương [193, tr.2].

Về chính sách tuyển dụng, trong Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND Ban hành Quy chế tuyển

dụng công chức xã, phường, thị trấn ngày 09-1-2014, UBND tỉnh Hồ Bình đã nêu rõ chính sách ưu

tiên đối với con em người DTTS. Theo đó, được xếp thứ tự ưu tiên thứ hai cùng với một số đối tượng khác với mức điểm cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển và xét tuyển [194, tr.4].

Trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng, có một số điểm nổi bật với đội ngũ cán bộ DTTS theo từng loại hình đào tạo, bồi dưỡng.

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuẩn kỹ năng sử dụng công

nghệ thông tin cơ bản và các kỹ năng hành chính: Với các lớp tổ chức trong tỉnh được hỗ trợ các

nội dung sau: Hỗ trợ tiền học phí (nếu cơ sở đào tạo có thu học phí). Hỗ trợ tiền ăn 50.000 đồng/người/ngày. Hỗ trợtiền đi lại từ cơ quan, đơn vị công tác đến nơi học, số lượt thanh toán: một lượt đi, một lượt về. Được huyện hoặc các cơ sở đào tạo của tỉnh bố trí chỗ ở miễn phí trong thời gian học tập.

Với các lớp đào tạo, bồi dưỡng tổ chức ngoại tỉnh được hỗ trợ các nội dung sau: Hỗ trợ tiền học phí (nếu cơ sở đào tạo có thu học phí). Hỗ trợ tiền đi lại từ cơ quan, đơn vị công tác đến nơi học theo giá vé tàu, xe thực tế, số lượt thanh toán: hai lượt đi, về đầu và cuối khóa học; các lượt đi, về, nghỉ học kỳ và nghỉ Tết Nguyên đán. Hỗ trợ tiền ở nội trú: 01 triệu đồng/người/tháng thực học.

Hỗ trợ đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp: Hỗ trợ tiền học phí (khơng vượt q mức trần học phí theo quy định tại cơ sở giáo dục công lập). Hỗ trợ tiền tài liệu, giáo trình chính khóa phục vụ học tập theo hóa đơn thực tế (không vượt quá mức 01 triệu đồng/học kỳ). Hỗ trợ tiền ở nội trú đối với các trường hợp học đại học, cao đẳng, trung cấp ngoại tỉnh: 01 triệu đồng/người/tháng thực học và nội tỉnh 700 ngàn đồng/người/tháng thực học (tiền ở nội trú chỉ hỗ trợ cho thời gian học chính khóa theo thơng báo của cơ sở giáo dục).

Hỗ trợ đào tạo sau đại học: Hỗ trợ kinh phí xây dựng và bảo vệ luận văn tốt nghiệp (sau khi

có bằng tốt nghiệp): 15 lần mức lương cơ sở. Hỗ trợ tiền học phí (khơng vượt q mức trần học phí theo quy định tại cơ sở giáo dục công lập). Hỗ trợ tiền tài liệu, giáo trình chính khóa phục vụ học tập theo hóa đơn thực tế (khơng vượt q mức 01 triệu đồng/học kỳ). Hỗ trợ tiền ở nội trú đối với các trường hợp học thạc sĩ ngoại tỉnh: 01 triệu đồng/người/tháng thực học và nội tỉnh 700 ngàn đồng/người/tháng thực học [94, tr.3].

Tại Điện Biên, ngày 08-12-2012, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 295/2012/NQ-HĐND

“Ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi học và chính sách thu hút những

người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh Điện Biên”. Chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ DTTS được

đặt trong tổng thể chính sách chung đối với cán bộ, cơng chức, viên chức trong tồn tỉnh. Theo đó, ngồi hỗ trợ về lương, phụ cấp, tỉnh cịn có thêm những ưu đãi, hỗ trợ thêm về học phí, kinh phí mua tài liệu, kinh phí đi lại,... Đối với các cán bộ tốt nghiệp chương trình sau Đại học, cịn được hỗ trợ 15 lần mức lương tốithiểu/người (đối với người tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, dược sĩ chuyên khoa cấp I và tương đương); hỗ trợ bằng 20 lần mức lương tối thiểu/người (với những người tốt nghiệp chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II và tương đương); hỗ trợ bằng 25 lần mức lương tối thiểu/người (với những người tốt nghiệp chương trình đào tạo tiến sĩ) [95, tr.2-5].

Tại Sơn La, ngày 16-12-2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3055/QĐ-UBND “Phê

duyệt đề án hồn thiện cơ chế, chính sách khuyến dạy, khuyến tài; chính sách thu hút đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề gắn với quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đến năm 2015”. Tại Quyết định này, chính sách “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ

cán bộ, cơng chức người DTTS” được xác định là 1 trong 5 chính sách phát triển các nhóm nhân lực đặc biệt của tỉnh. Để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án, có 6 nhóm giải pháp chính được nêu ra:

Một phần của tài liệu Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016. (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)