3. Người DTTS của tỉnh Lào Cai tốt nghiệp đạihọc hệ chính quy tại các trường cơng lập dự thi tuyển vào công chức cấp huyện thi được miễn thi môn ngoại ngữ [204, tr.6].
4.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân
4.1.1.1. Ưu điểm
Một là, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc ln nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, kịp thời đề ra chủ trương phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của địa phương
Quan điểm chỉ đạo về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc là thường xuyên, liên tục, gắn chặt với q trình kiện tồn củng cố bộ máy chính trị từ tỉnh cho đến cơ sở. Tại các tỉnh Tây Bắc, các cấp ủy, tổ chức đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tích cực tổ chức thực hiện, từng bước đưa công tác này đi vào nền nếp, góp phần quan trọng vào phần thực hiện đồng bộ các khâu của công tác cán bộ. Trên cơ sở nhận thức đúng và đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, hầu hết các cấp ủy, tổ chức đảng đã bám sát mục đích, u cầu, phương châm, ngun tắc, quy trình đề ra trong các nghị quyết, hướng dẫn của Trung ương và tình hình cụ thể của địa phương, cơ quan, đơn vị để xây dựng nội dung, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS phù hợp.
Thực hiện chủ trương, chính sách về cơng tác cán bộ DTTS của Đảng và Nhà nước, căn cứ trên định hướng chung của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc ln nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ DTTS và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Từ đó, Tỉnh ủy các tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, HĐND và UBND các tỉnh cụ thể hóa bằng nhiều nghị quyết, quyết định, xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án. Để nâng cao chất lượng công tác và kết quả thực hiện, các cơ quan của tỉnh, trực tiếp là Ban Tổ chức Tỉnh ủy ban hành những kế hoạch, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn quá trình thực hiện của các đơn vị.
Qua hệ thống văn bản được ban hành, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc từng bước xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy Đảng trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Trên cơ sở cơ cấu cán bộ DTTS hiện có và nhu cầu bố trí,sử dụng cán bộ DTTS, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý là người DTTS, các cấp ủy Đảng đã lập kế hoạch công tác cán bộ cụ thể về số lượng, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý là người DTTS, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện. Các văn bản cũng nêu định hướng, những hướng dẫn đối với từng khâu trong công tác cán bộ DTTS, gắn kết các khâu có tính thống nhất, từ cơng tác quy hoạch, tạo nguồn tới đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bố trí, sử dụng và thực hiện các chính sách. Ngồi ra, các cấp ủy Đảng ở Tây Bắc đã xây dựng được kế hoạch kiểm tra, giám sát cán bộ nói chung, cán bộ DTTS nói riêng; kịp thời khắc phục những sai lầm trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các cơ quan, đơn vị.
Để phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của địa phương, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã quán triệt và vận dụng những chủ trương, chính sách về cơng tác cán bộ DTTS của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh thực hiện nghiêm túc những quy định chung, Đảng bộ các tỉnh ở Tây Bắc cũng đưa ra những chủ trương riêng, nhưng vẫn đảm bảo quy định. Trong công tác tuyển dụng, để phù hợp với đặc thù trình độ dân trí của đồng bào DTTS và sớm khắc phục sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ, các tỉnh có sự điều chỉnh, thay cho u cầu trình độ cao đẳng, đại học, ở nhiều tỉnh tuyển dụng cán bộ
người DTTS từ trình độ trung cấp. Sau tuyển dụng, các Đảng bộ tỉnh có những cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để đội ngũ này tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, từng bước nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ. Mặc dù nguồn lực kinh tế cịn nhiều khó khăn nhưng các Đảng bộ tỉnh đều có thêm những hỗ trợ về kinh phí đi lại, tài liệu học tập, hỗ trợ kinh phí sau khi cán bộ kết thúc chương trình đào tạo, bồi dưỡng, bên cạnh những định mức chung của Nhà nước.
Trong 10 năm (2006-2016), các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, kế hoạch, đề án,... trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Điều này thể hiện nhận thức đầy đủ, nhất quán của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc về vai trò đội ngũ cán bộ DTTS và ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Những văn bản trong lãnh đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnhkhu vực Tây Bắc có ý nghĩa định hướng quan trọng, tác động trực tiếp tới những kết quả của công tác này trong thực tiễn.
Hai là, quá trình chỉ đạo thực hiện, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc luôn đảm bảo đầy đủ, nghiêm túc trong các khâu của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS
Về công tác quy hoạch cán bộ DTTS, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã ban hành nhiều
nghị quyết chuyên đề, xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai và thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện ở cấp dưới. Công tác quy hoạch cán bộ đã cơ bản bảo đảm sự đồng bộ từ dưới lên và tạo được nguồn cán bộ kế cận khá dồi dào, như mỗi chức danh cán bộ được quy hoạch từ 2 đến 3 người và một người có thể quy hoạch vào một số chức danh; lấy quy hoạch cấp ủy làm cơ sở để xây dựng quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền, đồn thể ở các địa phương; bảo đảm tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ DTTS.
Đối với từng Đảng bộ tỉnh, công tác quy hoạch được tiến hành ở từng cơ quan, đơn vị cụ thể hóa bằng các kế hoạch, chương trình hành động theo lộ trình, bám sát với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị mình. Các Đảng bộ tỉnh ln làm tốt cơng tác dự báo nhu cầu sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp gắn với công tác quy hoạch cán bộ, làm cơ sở cho việc tính tốn xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng bố trí, sử dụng cán bộ. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ nói chung, giới thiệu và đưa vào quy hoạch những cán bộ DTTS có trình độ, năng lực, đạo đức tốt, có triển vọng phát triển ở các ngành, các cấp. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo định kỳ hằng năm, trong đó chú trọng bồi dưỡng kiến thức về lãnh đạo, quản lý, kỹ năng xử lý tình huống, cập nhật kiến thức chun mơn. Từ đó, lựa chọn một số cán bộ DTTS trong quy hoạch vào các chức danh chủ chốt để thực hiện việc luân chuyển nhằm đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân sự kế cận khi đủ điều kiện. Tạo môi trường công tác để cán bộ trẻ học tập, trưởng thành.
Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc có
nhiều cách làm sáng tạo. Bên cạnh việc xây dựng các kế hoạch, chương trình, đề án trực tiếp về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DTTS, các Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo lồng ghép cơng tác này trong nhiềuchương trình phát triển kinh tế - xã hội khác. Điều này góp phần khắc phục sự khó khăn, hạn chế về nguồn vốn dành cho đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời mang lại nhiều lựa chọn, khuyến khích tinh thần tự đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ DTTS. Số lượng cán bộ là DTTS qua đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng. Cơ cấu đội ngũ cán bộ DTTS dần được trẻ hóa. Đây là những cố gắng lớn của các địa phương khu vực Tây Bắc, nơi có nhiều địa bàn miền núi, biên giới, nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của địa phương, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, nhiều tỉnh vùng miền núi Tây Bắc đã mở các lớp đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ vừa học vừa làm. Việc phát triển đa dạng các loại hình đào tạo như: chính quy, tại chức,... kết hợp với thực hiện cải cách hành chính đã giúp cho đội ngũ cán bộ DTTS ở cơ sở có nhiều điều kiện nâng cao trình độ chun mơn, tăng cường năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu cơ bản trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đây được xem là bước đột phá trong việc chuẩn hóa trình độ đội ngũ cán bộ DTTS, đặc biệt là đội ngũ cán bộ DTTS ở cấp cơ sở của các tỉnh khu vực Tây Bắc.
Trong công tác tuyển dụng, Đảng bộ các tỉnh khu vực Tây Bắc đã triển khai nhiều ưu đãi
nhằm thu hút sinh viên chính quy là DTTS tốt nghiệp loại khá, giỏi các trường đại học về công tác, đặc biệt tại những địa bàn cơ sở nhằm tăng cường nhân lực được đào tạo cơ bản cho cấp xã, đồng thời tạo nguồn cán bộ kế cận. Trên cơ sở quy định của Trung ương, các tỉnh đã cụ thể hóa các tiêu chuẩn, chức danh để phù hợp với từng địa bàn, trong đó có ưu tiên đối tượng người DTTS. Như trong cơng tác tuyển dụng, khi hai thí sinh cùng đạt tiêu chuẩn sẽ ưu tiên tuyển chọn cán bộ DTTS. Từ thực tiễn thiếu hụt đội ngũ, trong một số giai đoạn, các địa phương lựa chọn phương án ưu tiên tuyển dụng trước cán bộ DTTS, sau đó có những hỗ trợ để đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ, Với cách làm linh hoạt sáng tạo này, việc khắc phục sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ DTTS ở một số địa phương vùng Tây Bắc, đặc biệt ở cấp cơ sở đạt kết quả tích cực.
Nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã có nhiều chính sách khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ DTTS. Căn cứ vào các chính sách chung của Trung ương, căn cứ vào đặc thù của địa phương, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã cụ thể hố thành những chính sách riêng của tỉnh.
Việc xây dựng chính sách cán bộ DTTS ở các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc tương đối hợp lý. Đã bảo đảm được sự thống nhất, đồng bộ và công bằng giữa cán bộ DTTS với cán bộ người Kinh và giữa các đối tượng cán bộ DTTS với nhau. Các chính sách cán bộ DTTS được thực hiện ở tất cả các khâu: chính sách quy hoạch; chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng; chính sách trong tuyển dụng; chính sách trong đánh giá;... Ngồi ra, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc cũng quan tâm tới các chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ DTTS về nhà ở, nhà cơng vụ, chính sách hỗ trợ về tài chính,... Trong điều kiện đời sống cịn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ cơng tác còn nhiều thiếu thốn, đội ngũ cán bộ DTTS gặp nhiều bất lợi trong tiếp cận thông tin, tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ thì những chính sách này có ý nghĩa nhiều mặt. Đó là nguồn động viên, khích lệ quan trọng để đội ngũ cán bộ DTTS tự mình vươn lên trong công tác. Đối với đối tượng dự nguồn cán bộ DTTS, những chính sách này cũng có ý nghĩa cho việc vươn lên trong học tập, xây dựng kế hoạch để trở thành người cán bộ.
Ba là, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc có sự chuyển biến tích cực.
Nhìn chung, các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc đều có sự nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ DTTS. Quán triệt chủ trương của Đảng, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã sớm ban hành các văn bản thực hiện. Qua từng năm, các cơ quan tham mưu đều tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch những nhân tối mới đủ điều kiện và đảm bảo các tiêu chuẩn vào quy hoạch, đồng thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ khơng cịn đủ điều kiện và tiêu chuẩn nhằm đảm bảo đủ nguồn cán bộ đề bạt, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử.
Việc sớm xây dựng các chức danh quy hoạch đã tạo sự chủ động cho các đơn vị trong quá trình thực hiện. Nhờ vậy nhìn chung cơng tác quy hoạch ởcác Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc được thực hiện tốt, từng bước đi vào nề nếp. Quá trình thực hiện dân chủ, khách quan và cơng khai. Kết quả quy hoạch cán bộ DTTS đã tạo nguồn nhân sự đảm bảo đủ số lượng, hợp lý cơ cấu, thành phần, có trình độ lý luận và thực tiễn đáp ứng yêu cầu về công tác nhân sự các dịp Đại hội Đảng bộ, bầu cử đại biểu HĐND, UBND và Mặt trận, đoàn thể các cấp (Phụ lục 3.1. và Phụ lục 4.1.).
Về đào tạo cán bộ DTTS, do nhận thức đúng ý nghĩa, vai trị của cơng tác này, các Đảng bộ
tỉnh khu vực Tây Bắc luôn có sự quan tâm và chú trọng đầu tư. Do tính đặc thù, đồng thời để khuyến khích tinh thần tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ DTTS, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đều chủ trương tăng các mức đãi ngộ, các chính sách động viên, bên cạnh những chính sách chung với đội ngũ cán bộ.
Để đa dạng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc phối hợp với nhiều cơ sở đào tạo của Trung ương để tổ chức các lớp tại địa phương, hoặc cử cán bộ DTTS tham gia các lớp do các cơ quan Trung ương tổ chức. Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DTTS, việc quản lý, nhận xét, đánh giá đúng, khách quan kết quả học tập, ý thức rèn luyện luôn được các cấp uỷ, chính quyền, cơ sở đào tạo ở các tỉnh khu vực Tây Bắc chú ý. Coi đây là tiêu chuẩn để các cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, đề bạt, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ phù hợp với trình độ được đào tạo.
Với nhận thức đúng đắn, cách làm đồng bộ, kết quả đào tạo bồi dưỡng cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc có nhiều khởi sắc. Những kết quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ DTTS tại các địa phương.
Năm 2016, tồn tỉnh Điện Biên có 27.733 cán bộ, cơng chức, viên chức, trong đó cán bộ người DTTS là 11.592 người, trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên 10.299 người, đạt 88,24%; trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên 1.292 người [122].
Tại tỉnh Lào Cai, thực hiện đề án Quy hoạch đào tạo cán bộ DTTS, cán bộ chuyên môn và kỹ
thuật tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015, trong giai đoạn 2010-2015, toàn tỉnh đã đào tạo về chuyên
môn, nghiệp vụ cho 2.030 cán bộDTTS, đạt 92,7% mục tiêu đề án; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho 12.290 lượt người; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch cho 239 người; bồi dưỡng kiến thức , kỹ năng lãnh đạo quản lý cho 280 người; đào tạo về lý luận chính trị cho 1.420 người; đào tạo tin học cho 916 người; cử tuyển đào tạo đại học theo địa chỉ cho 158 học sinh DTTS; đào tạo trung cấp, cao đẳng tại tỉnh cho 1.420 học sinh [172, tr.32-33].
Năm 2012 so với giai đoạn 2004-2006, tỷ lệ cán bộ DTTS trong cơ cấu cán bộ chung của tỉnh
Lào Cai tăng trên 3%, tỷ lệ nữ cán bộ DTTS tăng 77,7%; tỷ lệ cán bộ DTTS có trình độ chuyên
môn từ đại học trở lên tăng 10,87%; trình độ sau đại học tăng gấp 3,5 lần; tỷ lệ cán bộ DTTS tham gia cơ cấu lãnh đạo, quản lý từ cấp trưởng, phó phịng trở lên tăng 4,1%... Tính đến năm 2016, có 85 cán bộ ở cấp tỉnh, huyện có trình độ sau đại học, tăng 50 người so với năm 2012, trong đó có 6 tiến sĩ, 79 thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II; 2.190 người có trình độ đại học, tăng 998 người so với năm 2012; 1.768 người có trình độ cao đẳng, tăng 371 người so với đầu năm 2012; 2.930 người có trình độ trung cấp, sơ cấp, chưa qua đào tạo, giảm 103 người so với năm 2012. Về lý luận chính trị, cán bộ DTTS có trình độ cử nhân, cao cấp là 230 người, tăng 50 người so với năm 2012, trung cấp 223 người, tăng 40 người so với năm 2012. Ở cấp xã, 440 cán bộ DTTS có trình độ đại học, cao đẳng, tăng 330 người so với năm 2012; 1.561 người có trình độ trung cấp trở xuống, giảm
606 người so với năm 2012; 17 người có trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân, 792 người trình