Tình hình nợ xấu cho vay cá nhân tại VCB ĐN năm 2009-2011

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 62 - 64)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Ngắn hạn 250 62,0% 377 63,8% 390 65,4% 127 50,8% 13 3,4% Dài hạn 153 38,0% 214 36,2% 206 34,6% 61 39,9% -8 -3,7% Tổng dƣ nợ 403 100% 591 100% 596 100% 188 46,7% 5 0,8%

(Nguồn : Báo cáo tổng kết của phòng khách hàng thể nhân và SME)[5] Qua số liệu có thể thấy dư nợ cho vay của VCB ĐN chủ yếu là ngắn hạn, bởi vì các khoản vay chiếm tỷ lệ cao tại VCB ĐN là kinh doanh và tiêu dùng mà các khoản vay này thường có thời gian vay ngắn, trong khi các khoản có thời hạn vay lâu từ 5-10 năm là các khoản vay mua nhà, mua xe hơi lại không chiếm tỷ trọng cao tại chi nhánh. Năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 250 tỷ đồng chiếm 62%, còn dư nợ trung và dài hạn chiếm 38%. Trong năm 2010 dư nợ cho vay đều tăng, dư nợ ngắn hạn tăng nhiều hơn so với trung và dài hạn chiếm 63,72% tổng dư nợ cá nhân. Năm 2011 so với năm 2010, trong khi dư nợ ngắn hạn tăng 3,4% (chiếm tỷ lệ 65,4%), thì dư nợ trung dài hạn lại giảm 3,7% lý do là các khoản vay trung dài hạn trong năm 2011như mua xe, mua nhà đều giảm mạnh.

Dư nợ cho vay ngắn hạn tại chi nhánh chiếm một tỷ trọng cao đã cho thấy ban lãnh đạo của VCB ĐN đã chú trọng đến việc phát triển hoạt động này ổn định và an toàn. Dư nợ ngắn hạn giúp cho chi nhánh có khả năng thu hồi vốn nhanh để tiếp tục mở rộng hoạt động cho vay, đồng thời đó là hạn chế các rủi ro từ các khoản vay có thời hạn quá lâu.

Tình hình nợ xấu cho vay cá nhân.

Bảng 4.10 : Tình hình nợ xấu cho vay cá nhân tại VCB ĐN năm 2009-2011 (Đơn vị tính : Tỷ đồng) (Đơn vị tính : Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh

2010/2009

So sánh 2011/2010

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Nợ xấu cho vay cá nhân 1,37 1,60 1,25 0,23 16,46% -0,34 -21,56% Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cá nhân 0,34% 0,27% 0,21% -0,07% -0,06%

(Nguồn : Báo cáo tổng kết của phòng khách hàng thể nhân và SME năm 2011)[5] Biểu đồ 4.8 : Nợ xấu cho vay cá nhân tại VCB ĐN 2009-2011

Từ biểu đồ và bảng số liệu ta có thể thấy nợ xấu cho vay KHCN ln có xu hướng giảm góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế những rủi ro từ hoạt động tín dụng cho chi nhánh. Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu là 0,27% thấp hơn so với năm 2009, nhưng số dư nợ xấu lại cao hơn là do dư nợ 2010 cao hơn nhiều so với năm 2009, đến năm 2011 thì nợ xấu KHCN giảm cả về số dư lẫn tỷ lệ chỉ là 1,25 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,21% trên tổng dư nợ cá nhân. Nhìn chung nợ xấu KHCN luôn đạt theo đúng yêu cầu ban lãnh đạo chi nhánh đưa ra là phải thấp hơn 1%, kết quả này cho thấy nỗ lực của các cán bộ tín dụng tại chi nhánh đã có những biện pháp thúc giục các KH vay, cắt giảm hạn chế cho vay những KH có nợ dưới chuẩn, đồng thời là tìm kiếm cho vay những KH tiềm năng có khả năng thu hồi vốn cao.

4.2.3.3 So sánh thực trạng cho vay cá nhân với một số NH

Để có cái nhìn khái qt về thực trạng hoạt động cho vay với KHCN, tác giả so sánh tình hình cho vay cá nhân của VCB ĐN với một số NHTM khác trên địa bàn là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Biên hòa (Agribank) và Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà Nội Chi nhánh Đồng Nai (SHB). Agribank là NH Nhà nước đã hoạt động trên địa bàn khá lâu với mạng lưới giao dịch rộng, còn

SHB mới hoạt động trên địa bàn nhưng quy mô và mạng lưới đang không ngừng mở rộng. Tình hình hoạt động cho vay cá nhân của 3 NH năm 2011 như sau :

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)