Phân tích ma trận SWOT và đưa ra định hướng

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM TIVI SAMSUNG QLED CỦA CÔNG TY SAMSUNG VIỆT NAM (Trang 50 - 56)

PHẦN 1 NỘI DUNG CỦA BẢN KẾ HOẠCH

1.3. Đánh giá kết quả hoạt động marketing cho sản phẩm TVSAMSUNG

1.3.3. Phân tích ma trận SWOT và đưa ra định hướng

1.3.3.1. Phân tích ma trận SWOT

1. Điểm mạnh

a. Hình ảnh thương hiệu

Thương hiệu là một thế mạnh đối với SAMSUNG, sự nổi tiếng và vị thế của SAMSUNG trên thị trường thế giới là kết quả của sự tập trung cao độ vào chất lượng sản phẩm và liên tục đổi mới công nghệ. SAMSUNG cũng tận dụng sức mạnh của hoạt động marketing để tăng doanh số bán hàng và mức độ phổ biến của thương hiệu trên thị trường toàn cầu.

b. Điểm mạnh về sản phẩm

SAMSUNG QLED TV có nhiều phân loại với các kích thước màn hình, độ phân giải, loại màn hình khác nhau; mẫu mã đa dạng, cơng nghệ tiên tiến để khách hàng có thể lựa chọn.

Chất lượng sản phẩm tốt kèm theo các dịch vụ gia tăng như: lắp đặt miễn phí; các dịch vụ sửa chữa, bảo hành; hỗ trợ tư vấn, chăm sóc khách hàng chu đáo.

c. Điểm mạnh về giá

Giá của SAMSUNG QLED TV thường rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh (cùng cơng nghệ, chất lượng hình ảnh, âm thanh).Có rất nhiều mức giá khác nhau từ thấp –trung bình- cao-rất cao đáp ứng được nhiều phân khúc khách hàng với nhu cầu khác nhau.

d. Điểm mạnh về phân phối

SAMSUNG có tổ chức, hệ thống phân phối rộng trải dài từ bắc vào nam giúp khách hàng tiếp cận được đến sản phẩm một cách gần nhất. Các kênh trung gian phân phối đa dạng từ trực tiếp đến trực tuyến.

e. Điểm mạnh về xúc tiến hỗn hợp

SAMSUNG có nhiều chiến lược truyền thơng hiệu quả đã đem lại nhiều hiệu quả. Các chương trình khuyến mãi đã thu hút và đánh trúng tâm lý khách hàng.

f. Vị thế thị trường

SAMSUNG giành được vị trí dẫn đầu trong thị trường tồn cầu về các thiết bị TV vào năm 2006 và vẫn tiếp tục giữ vững được vị trí của mình cho tới nay. Sự tín nhiệm trong vị thế dẫn đầu của công ty đến từ sự tập trung vào đổi mới khi SAMSUNG liên tục đi trước các thương hiệu khác trong phân khúc này và mang lại một loạt đổi mới cho công nghệ tivi.

g. Dẫn đầu tồn cầu về TV và màn hình LCD

Thị phần của SAMSUNG có phần giảm sút trong những năm gần đây, từ 20% năm 2008 xuống 17% năm 2019 thì SAMSUNG vẫn giữ ở vị trí đầu bảng và vẫn là nhà sản xuất màn hình LCD lớn nhất trên thế giới. Theo đánh giá chung thì với sự tập trung vào đổi mới liên tục, SAMSUNG vẫn giữ được vị thế trên thị trường về lâu dài.

2. Điểm yếu

a. Điểm yếu về sản phẩm

SAMSUNG QLED TV có rất nhiều phân loại khác nhau đơi khi làm cho khách hàng khó đưa quyết định mua một cách nhanh chóng.

b. Điểm yếu về giá

Do sử dụng chiến lược giá “hớt váng”, thời gian đầu sản phẩm có giá tương đối cao ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua sản phẩm của khách hàng. Giá bán khơng ổn định, có sự chênh lệch giữa các vùng miền.

c. Điểm yếu về phân phối

SAMSUNG phân phối rộng khắp cả nước nhưng có những trung gian phân phối khơng có đủ các mẫu để bán, hết hàng nhưng không được bổ sung.

d. Điểm yếu về xúc tiến hỗn hợp

Có nhiều quảng cáo khơng thu hút, chương trình khuyến mãi khơng được sự quan tâm của nhiều người, chiến dịch truyền thông kém hiệu quả.

e. Doanh thu và lợi nhuận có xu hướng giảm dần

Kể từ năm 2019 thì doanh thu và lợi nhuận của SAMSUNG đã giảm đều đăng. Lý do đến từ hoạt động kinh doanh bộ nhớ và màn hình LCD bị suy giảm.

Mặc dù có sự tăng trưởng về số lượng xuất xưởng trong năm 2021 nhưng giá DRAM liên tục giảm dẫn đến lợi nhuận của bộ phận kinh doanh bộ nhớ cũng bị sụt giảm. Bên cạnh đó, nhu cầu về màn hình LCD cũng giảm khiến mảng kinh doanh màn hình LCD của SAMSUNG cũng bị sụt giảm về lợi nhuận.

f. Phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ nước ngoài

Các linh kiện để sản xuất , lắp ráp của TV SAMSUNG QLED đa số phải nhập khẩu từ nước ngoài. Giá cả , chất lượng lẫn số lượng TV được sản xuất phụ thuộc hết vào số lượng linh kiện, chất lượng và giá của linh kiện. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình và tốc độ sản xuất ra TV SAMSUNG QLED

3. Cơ hội

a. Công nghệ

Đột phá trên dòng TV SAMSUNG 2021 là các mẫu TV NEO QLED /QLED với các cơng nghệ xử lý hình ảnh , âm thanh hiện đại.

- Cơng nghệ Quantum Mini LED nhỏ hơn 40 lần đèn led thường hiển thị hình ảnh chi tiết, rõ ràng hơn

- Công nghệ đèn nền Quantum Matrix Technology Pro và đèn nền Micro Full Array 32x/64x với khả năng phân tích và kiểm sốt đèn nền trong từng khung hình trình chiếu,

- Cơng nghệ lượng tử HDR 64X cho hình ảnh với màu sắc rực rỡ, chính xác và tương phản cao với từng chi tiết sắc nét.

- Công nghệ chấm lượng tử Quantum Dot với các hạt nano hấp thụ và biến ánh sáng thành một tỷ sắc màu, duy trì độ sáng và độ sống động cho màu sắc bền bỉ dài lâu.

- Công nghệ Ultra Viewing Angle giúp giảm thiểu tối đa sự rò rỉ ánh sáng bằng cách tập trung và phân bổ đều nguồn sáng khắp màn hình tivi, hình ảnh đẹp nhất ở bất kỳ góc độ nào,

- Cơng nghệ Anti-Reflection giúp chống chói màn hình hiệu quả, khơng bị mỏi mắt - Cơng nghệ FreeSync Premium Pro cung cấp hình ảnh trị chơi mượt mà sắc nét - Cơng nghệ Motion Xcelerator Turbo+ cho hình ảnh chuyển động mượt mà hơn

- Game Bar mới ở chế độ trò chơi, cho phép người chơi theo dõi trạng thái game và tối ưu cài đặt một cách dễ dàng.

b. Nhu cầu ngày càng gia tăng đối với các dịch vụ kỹ thuật số

Nhu cầu về các dịch vụ kỹ thuật số đã không ngừng tăng lên trong vài năm qua. Và nhu cầu này đang được thúc đẩy lên một mức mới sau cơn sốt đại dịch Corona khi một số lượng lớn người phải ở nhà do lệnh phong tỏa. Khi đó, cuộc sống sẽ phải phụ thuộc vào các thiết bị số cho một số việc từ đặt hàng các sản phẩm thiết yếu cho tới giải trí. Và chắc chắn, TV SAMSUNG QLED cũng có thể nằm trong số đó..

Chính đại dịch cũng là cơ hội cho sự gia tăng nhu cầu các dịch vụ kỹ thuật số cao hơn trên toàn thế giới. Điều này thể hiện rõ ràng với sự gia tăng số lượng người sử dụng của Netflix và Facebook… trong bối cảnh nhiều nơi bị phong tỏa. Kể cả sau dịch bệnh, khi tình hình trở lại bình thường và mức độ làm việc tăng lên, nhu cầu về TV thông minh cũng như các thiết bị kỹ thuật số sẽ tăng lên, mang lại một phần lợi nhuận không nhỏ cho các thương hiệu công nghệ như SAMSUNG.

4. Thách thức

a. Đại dịch Covid-19

Đại dịch Corona đã gây nguy hiểm trong chuỗi cung ứng hàng hóa cho doanh nghiệp trên diện rộng. Đại dịch cũng tác động tới nền kinh tế của các quốc gia, khiến các nước này rơi vào vịng xốy ảnh hưởng ở các lĩnh vực sản xuất chính và phụ…

b. Cạnh tranh cao

SAMSUNG gặp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong phân khúc sản phẩm: tivi và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác. Các thương hiệu như LG, Panasonic, Sony…nói chung , giữa các dịng sản phẩm màn hình QLED SAMSUNG /OLED LG nới riêng cũng chính là đối thủ nặng kí của SAMSUNG Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh này.

Nhìn chung, trong q trình phân tích ma trận SWOT của SAMSUNG Việt Nam , ta có thể thấy cơng ty này hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh cao, đầy các đối thủ là các tập đoàn lớn với thương hiệu lớn mạnh. Đây là một trong những thách thức hàng đầu khiến SAMSUNG Việt Nam phải đẩy chi phí cao hơn về nghiên cứu, phát triển cũng như marketing. Việc cạnh tranh cao hơn cũng có nghĩa áp lực lên tăng trưởng và mở rộng thị trường cũng trở nên cao hơn.

c. Biến động kinh tế

Các biến động kinh tế cũng có tác động khá lớn đến hoạt động kinh doanh của SAMSUNG khi công ty đang cảm thấy sự bất ổn kinh tế khá lớn do dịch bệnh Corona gây ra.

Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng tới kinh tế, khiến nhu cầu việc làm giảm sút, mức độ chi tiêu của người tiêu dùng đối với TV SAMSUNG QLED và điện tử cũng giảm tới mức tối đa và điều này đã làm ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của SAMSUNG rất nhiều trong hai quý đầu của năm 2021.

1.3.3.2. Đưa ra định hướng trong thời gian tới Ma trận SWOT Cơ hội: O (Opportunities)

-O1: Cơng nghệ xử lý âm thanh, hình ảnh hiện đại

-O2: Nhu cầu ngày càng gia tăng đối với các dịch vụ kỹ thuật số

Thách thức: T (Threatens) -T1: Đại dịch Covid-19 -T2: Cạnh tranh cao -T3: Biến động kinh tế Điểm mạnh: S (Strength) S1: Hình ảnh thương hiệu S2: Cơng nghệ và chất lượng sản phẩm. S3: Giá rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh S4: Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước.

S5: Chiến lược truyền thông hiệu quả.

S6: Dẫn đầu trong thị trường toàn cầu về các thiết bị TV.

Kết hợp (S-O): Dùng điểm mạnh để nắm bắt các cơ hội.

S1,2,5+O1->Chiến lược phát triển công nghệ, nâng cao và mở rộng, quảng bá hình ảnh thương hiệu. (SO1)

S2,3,4,6+O2->Chiến lược ổn định thị trường, mở rộng thị trường trong nước.(SO2)

S4,5,6+O2->Chiến lược mở rộng kênh phân phối, cải thiện phân phối troing và ngoài nước.(SO3)

Các chiến lược (S-T): Dùng điểm mạnh để khắc phục các nguy cơ. S1,5+T1->Chiến lược củng cố hình ảnh thương hiệu.(ST1) S2,3+T2,3->Chiến lược ổn định kinh tế, các chiến lược cạnh tranh.(ST2) S3,4,6+T2,3->Tiếp tục chiến lược củng cố thị trường. (ST3)

Điểm yếu: W (Weakness)

W1: Giá bán không ổn định, có sự chênh lệch giữa các vùng miền. W2: Doanh thu và lợi nhuận có xu hướng giảm dần

W3: Phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ nước ngoài

Kết hợp (W-O): Tận dụng cơ hội để khắc phục những điểm yếu.

W2+O1->Tập trung vào chiến lược phát triển công nghệ.(WO1) W1,W3+O1,2->Chiến lược tập trung phát triển và nâng cao trình độ kĩ thuật trong nước.(WO2)

Kết hợp (W-T): Khắc phục điểm yếu, hạn chế những nguy cơ. W1,W2+T1,3->Chiến lược ổn định tài chính. (WT1) W3+T2,3->Chiến lược thu hẹp sản xuất.(WT2)

Bảng 8: Ma trận SWOT dòng sản phẩm SAMSUNG QLED TV

Từ kết quả chiến lược SWOT ta có 4 nhóm chiến lược chính và 8 chiến lược bộ phận để cơng ty có thể lựa chọn thực hiện, đó là:

 Nhóm chiến lược S-O (Nhóm chiến lược dùng điểm mạnh để nắm bắt các cơ hội)

 SO1: Chiến lược phát triển công nghệ, nâng cao và mở rộng, quảng bá hình ảnh thương hiệu.

 SO2: Chiến lược ổn định thị trường, mở rộng thị trường trong nước.

 Nhóm chiến lược S-T (Nhóm chiến lược dùng điểm mạnh để khắc phục các nguy cơ)

 SO3:Chiến lược mở rộng kênh phân phối, cải thiện phân phối troing và ngoài nước.

 ST1: Chiến lược củng cố hình ảnh thương hiệu.

 ST2: Chiến lược ổn định kinh tế, các chiến lược cạnh tranh.

 ST3: Tiếp tục chiến lược củng cố thị trường.

 Nhóm chiến lược W-O (Nhóm chiến lược tận dụng cơ hội để khắc phục những điểm yếu)

 WO1: Tập trung vào chiến lược phát triển công nghệ.

 WO2: Chiến lược tập trung phát triển và nâng cao trình độ kĩ thuật trong nước.

 Nhóm chiến lược W-T (Nhóm chiến lược Khắc phục điểm yếu, hạn chế những nguy cơ)

 WT1: Chiến lược ổn định tài chính.(WT1)

 WT2: Chiến lược thu hẹp sản xuất.(WT2)

=> Đến đây vấn đề đặt ra, các chiến lược này không thể tồn tại một cách độc lập mà tùy theo mức độ, chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nếu công ty thực hiện một trong số các chiến lược nêu trên thì không thể đạt mục tiêu đề ra. Mặt khác, do tính kinh tế và nguồn lực có hạn nên cơng ty cũng khơng thể thực hiện cùng

lúc tất cả các chiến lược đề ra. Để giải quyết vấn đề này, cơng ty cần có những cơng cụ, chiến lược hoạch định có khả năng định lượng lựa chọn các chiến lược chính thích hợp với tình hình thực tế của cơng ty.

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM TIVI SAMSUNG QLED CỦA CÔNG TY SAMSUNG VIỆT NAM (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w