Bảo vệ trẻ trước nguy cơ bị thương tích

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 60 - 63)

Như chúng ta đã biết, thương tích được hiểu là “sự tổn hại về thể chất xảy

ra khi cơ thể con người bất ngờ phải chịu một lực vượt quá ngưỡng chịu đựng về sinh lý – nếu khơng thì là hậu quả của tình trạng thiếu một trong những yếu tố sống cịn như ơxi” [38, tr.20]. Nguy cơ gây thương tích là những tình thế,

tình huống có thể gây ra thương tích trong thời gian gần. Những tình thế, tình huống này có thể được hình thành một cách tự nhiên hoặc cũng có thể được hình thành từ sự chủ quan, vơ ý, sơ ý của con người. Dù phát sinh từ bất kỳ nguồn gốc nào thì các thương tích đều ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tâm lý và tính cách của trẻ em.

Trẻ em sinh sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội có nguy cơ cao bị thương tích do tính chất sống và sinh hoạt tập trung cũng như mức độ quan tâm, theo dõi không cao từ người lớn. Trong nghiên cứu của chúng tơi tại Trung tâm, có đến 9/29 ý kiến cho rằng mình bị bắt nạt trong vịng 06 tháng qua. Trong số bị bắt nạt đó có 6 em là trẻ em gái và 3 em là trẻ em trai.

Như vậy cho thấy, đối tượng bị bắt nạt (dưới nhiều hình thức) có sự khác biệt lớn về giới tính, tỷ lệ trẻ em gái bị bắt nạt cao gấp đôi tỷ lệ đó ở trẻ em trai. Với điều kiện sinh sống tập trung, đủ các độ tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội, tình trạng trẻ em có những mâu thuẫn, xơ xát rất khó tránh khỏi. Hiện tượng bị bắt nạt xảy ra tại trung tâm bảo trợ xã hội cho thấy vai trò, trách nhiệm trong việc phòng tránh mâu thuẫn, xung đột ở trẻ của cán bộ, nhân viên chăm sóc chưa cao. Hiện tượng này kéo dài là mầm mống phát sinh hành vi bạo lực ở trẻ em.

Cũng trong số các ý kiến tham gia trả lời, 22/29 ý kiến cho rằng bà và các mẹ trong Trung tâm là những người bảo vệ chính khi bị bắt nạt, 5/29 ý kiến còn khẳng định các anh, chị trong Trung tâm là những người đứng ra bảo vệ các em trong các tình huống bị bắt nạt đó, số cịn lại là những người khác:

Điều đó cho thấy, Trung tâm đã có những giải pháp phân cơng, kèm cặp, giám sát các em và ln có mặt kịp thời để can thiệp, hỗ trợ các em khi các em gặp phải những tình huống rủi ro.

Những biến động bất lợi hết sức phức tạp từ xã hội đang ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến cuộc sống con người mà khơng phải ai cũng có những kỹ năng ứng phó cần thiết, nhất là với các em sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội vốn thiếu thốn sự quan tâm, chăm sóc từ cha, mẹ. Chủ động phịng ngừa thương tích ở các em được xem như giải pháp hữu hiệu khi các em ra ngoài trung tâm bảo trợ xã hội như đi học, đi thăm quan, về thăm gia

định; cải tạo trang thiết bị xuống cấp, trang bị các biển báo, cảnh báo nguy hiểm khác.

Qua khảo sát chúng tơi nhận thấy, có 24/29 em đi học cùng với anh, chị hoặc bạn cùng Trung tâm, 2/29 em tự mình đến trường, cịn lại là những trường hợp khác.

Với các hoạt động đi thăm quan, du lịch do Trung tâm tổ chức, Trung tâm cắt cử cán bộ đi cùng. Với những hoạt động thăm quan không do Trung tâm tổ chức, Trung tâm có kế hoạch phối hợp, thậm chí yêu cầu cơ quan, đơn vị tổ chức cam kết đảm bảo an toàn khi đi lại cho các em. Quy định này cũng được áp dụng cả khi các em về thăm gia đình hoặc gia đình có nhu cầu đưa các em ra ngoài Trung tâm.

Để hiểu thêm về cảm giác như thế nào khi các em ra ngoài phải xin phép bà hoặc các mẹ, chúng tôi nhận được chia sẻ “thời gian đầu chưa quen

nên em vẫn thường quên, sau nhiều lần bị bà và các mẹ phê bình, nhắc nhở em đã quen rồi, khơng thấy khó chịu như trước nữa” (nam, 12 tuổi, sống ở

Trung tâm được 3 năm).

Như vậy, sự an toàn khi đi lại đã được thể hiện thành quy định đối với không chỉ các em trong Trung tâm mà còn cả với những đơn vị, tổ chức bên ngoài. Đây là một quy định quan trọng góp phần hồn thiện thói quen, nếp sống ở các em cũng như cá nhân, tổ chức, đơn vị bên ngoài đến liên hệ làm việc, công tác với Trung tâm.

Về việc phịng ngừa thương tích gián tiếp, theo tìm hiểu của chúng tôi, Trung tâm, tại các hành lang của nhà 03 tầng dành cho các em đều có lắp đặt bình chữa cháy, biển báo nguy hiểm. Vị trí đặt các bình chữa cháy và biển báo nguy hiểm dễ quan sát như phía hành lang, cầu thang lên, xuống. Một số đồ chơi ngồi sân vẫn cịn sử dụng tốt, khơng có dấu hiệu nứt, gãy. Tuy nhiên,

qua quan sát và lấy ý kiến trực tiếp trong buổi thảo luận nhóm với các em cho thấy, Trung tâm chưa có hệ thống chng báo cháy, phần lớn các em (8/13 em) trong Trung tâm chưa được hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy và cách di chuyển phù hợp cũng như kỹ năng ứng phó cần thiết khi gặp phải các sự cố cháy, nổ kể từ khi sống tại Trung tâm. Số còn lại (5/13) cho rằng biết cách ứng phó với sự cố cháy do tự tìm hiểu. Nhóm này hầu hết là những em lớn tuổi, có thời gian dài sống ở Trung tâm.

Kỹ năng phịng ngừa và ứng phó với hỏa hoạn rất cần thiết cho các em ngay cả khi các em không cịn sống tại Trung tâm. Từ những thơng tin thu thập được chúng tôi thấy, Trung tâm thực sự chú ý việc trang bị cho các em các kỹ năng ứng phó với sự cố hỏa hoạn.

Phịng ngừa thương tích ở các em có hồn cảnh mồ cơi khơng nơi nương tựa, bị bỏ rơi đang sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội có ý nghĩa đặc biệt hơn những đứa trẻ bình thường khác. Những tổn thương phát sinh ngay từ lúc cịn nhỏ sẽ có thể trở thành ám ảnh theo suốt cuộc đời các em. Những ám ảnh này tiềm ẩn nguy cơ tái hiện và gây nên những phản ứng vơ thức khi có điều kiện. Trong trường hợp may mắn nhất không bị tổn thương về thể xác, các em vẫn gặp phải các triệu chứng rối nhiễu tâm lý ảnh hưởng đến đời sống tình cảm và gia đình của các em.Các hoạt động phịng ngừa thương tích dù là trực tiếp hay gián tiếp đều có ảnh hưởng đến đời sống tâm sinh lý của các em không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w