Bảo vệ trẻ trước nguy cơ lây nhiễm tệ nạn xã hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 63 - 66)

Trong tiến trình phát triển và hội nhập tồn diện hiện nay, song song với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, con người đang phải đối mặt với hàng loạt tệ nạn xã hội như buôn bán và sử dụng ma túy, mại dâm, chơi lô đề, cờ bạc, trộm cướp, bạo lực gia đình, tham nhũng… Những hành vi vi phạm

pháp luật, lệch lạc chuẩn mực xã hội đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nịi, suy đồi văn hóa, dân tộc.

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm các tệ nạn xã hội. Theo giáo sư tâm lý học người mỹ Miller, trẻ em có xu hướng dùng hành vi của người khác làm mẫu cho hành vi của chính mình – cịn gọi là quá trình đồng nhất và bắt chước. Việc học tập, mang tính cá nhân hoặc mang tính xã hội, đều tuân thủ bốn nguyên tắc cơ bản là: động lực, sự gợi ý (kích thích), đáp ứng và phần thưởng. Phần lớn các em chưa thể ý thức được đó là tệ nạn xã hội và vì sao mình bị lây nhiễm các tệ nạn xã hội. Nói cách khác, các em có thể bị lây nhiễm tệ nạn xã hội trong trạng thái vô thức.

Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi là nhóm xã hội bị tổn thương cao, rất dễ bị lây nhiễm các tệ nạn xã hội. Để hiểu về hoạt động bảo vệ trẻ trước các nguy cơ lây nhiễm tệ nạn xã hội ở trẻ em tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu, chúng tôi tỉm hiểu nghiên cứu các nguy cơ lây nhiễm: sử dụng bia, rượu, thuốc lá, chơi bài ăn tiền; hành vi bạo lực; hành vi tình dục khơng an tồn…

Qua tìm hiểu, quan sát chúng tơi nhận thấy, tất cả các em tại Trung tâm không hút thuốc lá, uống bia, rượu, chơi bài hay cá cược ăn tiền ở bất cứ tình huống nào trong và ngồi Trung tâm. Mỗi thành viên vừa thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, đồng thời cịn phải quan tâm, giám sát các thành viên còn lại. Các trường hợp bị phát hiện vi phạm nội quy Trung tâm hoặc có những dấu hiệu sinh hoạt, học tập bất thường sẽ được báo ngay cho bà và các mẹ.

Các quy định bắt buộc có tính tích cực này đã góp phần hạn chế rất lớn sự tiếp xúc với các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu, bia… đồng thời mang

lại môi trường trong lành trong Trung tâm. Mặt khác, việc hình thành thói quen khơng sử dụng các chất gây nghiện cũng mang lại cho các em sức khỏe tốt và khơng mắc phải tình trạng lạm dụng chất gây nghiện khi các em trưởng thành.

Về việc phịng ngừa các hành vi có tính bạo lực trong Trung tâm, trả lời phỏng vấn sâu của chúng tôi, Giám đốc Trung tâm chia sẻ: “Trung tâm còn chủ động phòng ngừa các em tiếp cận với những phim, truyện, ảnh có hình thức và nội dung bạo lực, hướng các em tới những hành vi bày tỏ tình yêu thương trong gia đình, biết chia sẻ, nhường nhịn và giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn” (nữ, 67 tuổi). Hoạt động phịng ngừa này của Trung

tâm là hồn tồn phù hợp khi chúng ta xem xét chuỗi phản ứng “Kích thích - hành vi củng cố - hành vi lặp lại” trong lý thuyết hành vi tạo tác của nhà tâm lý học B.F.Skinner. Điều đó có nghĩa, hoạt động phịng ngừa các hành vi bạo lực bằng cách ngăn chặn các kích thích phát sinh hành vi này (đâm, chém, bắn, giết, cưỡng hiếp trong phim).

Một trong những vấn đề hết sức quan trọng khác là ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm các hành vi tình dục khơng an tồn ở các em trong độ tuổi vị thành niên tại Trung tâm. Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và tâm lý và sinh ý. Các yếu tố tình cảm nam nữ nảy sinh như yêu, ghét, giận hờn, ghen tng… thích trang điểm, làm đẹp và thích thể hiện với những người xung quanh. Bên cạnh đó, với tính chất sống và sinh hoạt tập thể, sử dụng chung nhà vệ sinh và một số trang thiết bị khác như nhà ăn, máy tính, thư viện… đã tạo mơi trường cho những yếu tố tình cảm nam nữ nảy sinh và phát triển.

Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu cho thấy, phòng ngừa và ngăn chặn các tệ nạn xã hội lây nhiễm sang trẻ được Trung tâm hết sức chú ý và thực

hiện tốt. Các biện pháp bao gồm giáo dục, kiểm tra, giám sát và thực hiện kỷ luật khi các em vi phạm nội quy. Tuy vậy, sự an toàn của trẻ cả ban ngày và ban đêm đều phụ thuộc vào bà, mẹ và chính các em bởi Trung tâm khơng có nhân viên bảo vệ. Trường hợp có trộm cướp tấn cơng liều lĩnh vào ban đêm sẽ rất khó khăn cho bà, mẹ và các em để ứng phó.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w