b. Nội dung và hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
3.1. Đánh giá nền tảng nhận thức về bảo vệ trẻ em
Ngay từ khi sinh ra, trẻ em cất tiếng khóc báo hiệu sự tồn tại của mình trên bản đồ xã hội với đầy đủ các quyền của một con người, được tôn trọng, được bảo vệ, không phân biệt màu da, dân tộc, tơn giáo, địa vị hay hồn cảnh sống. Điều đó được thể hiện đầy đủ trong Cơng ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam và nhiều văn bản pháp lý khác có liên quan đến bảo vệ trẻ em.
Cùng với nhiều ngành, lĩnh vực khá, công tác xã hội luôn coi con người là giá trị cao nhất trong suốt quá trình hình thành, vận động và phát triển. Với nền tảng kiến thức khoa học, kỹ năng nghề nghiệp và hệ thống giá trị, chuẩn mực, công tác xã hội thực hiện sứ mệnh cao cả đối với con người là đáp ứng nhu cầu, hỗ trợ phục hồi chức năng xã hội bị mất mát, thúc đẩy hòa nhập cộng đồng xã hội.
Mục đích cuối cùng của bảo vệ trẻ em là tạo ra sự thay đổi, phát triển toàn diện của trẻ giúp trẻ phát huy cao nhất các chức năng xã hội của mình, tham gia vào xã hội, cải tạo và thúc đẩy xã hội phát triển. Để thực hiện được mục đích đó, các mục tiêu, nhiệm vụ như phục hồi và tăng cường việc thực hiện các chức năng xã hội của trẻ em thông qua các hoạt động can thiệp, trị liệu, đồng thời phòng ngừa và giảm nhẹ những rủi ro ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ; Hỗ trợ đáp ứng những nhu cầu cơ bản của trẻ; Đảm bảo sự công bằng xã hội đối với trẻ thơng qua việc vận dụng, khai thác các chính sách xã hội, dịch vụ xã hội và các nguồn tài nguyên cũng như bảo vệ quyền trẻ em.
Về bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, nhiều cơ sở bảo trợ xã hội dành cho trẻ em được thành lập và hoạt động góp phần khơng nhỏ vào chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Các cơ sở bảo trợ xã hội đã mang lại cho các em môi trường sống với đầy đủ các điều kiện sống được nâng cao, đảm bảo sự phát triển tồn diện về thể chất và tinh thần. Q trình hoạt động và phát triển, các cơ sở bảo trợ xã hội luôn dựa trên nền tảng nhận thức về bảo vệ trẻ em. Nền tảng nhận thức về bảo vệ trẻ em khơng chỉ có ý nghĩa định hướng hoạt động mà cịn là cơ sở để xem xét, đánh giá các hoạt động của cơ sở có hướng đến trẻ em, coi trẻ em là trung tâm của hoạt động bảo vệ hay không.
Các hoạt động bảo vệ tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu đã gắn với các mục tiêu bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trong đó mục tiêu cao nhất là đưa trẻ em tái hòa nhập cộng đồng bền vững. Để đạt được mục tiêu đó Trung tâm đã trang bị cho các em có kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm cuộc sống. Theo tìm hiểu, có đến 80% số em vào Trung tâm chưa có các kỹ năng cơ bản về giao tiếp, ứng xử thơng thường, chỉ có 20% số em nhận được sự hỗ trợ giáo dục từ các thành viên khác của gia đình như cơ, bác, cậu, dì… Đây là một trong những khó khăn lớn đối với Trung tâm khi tiếp nhận các em. Tuy nhiên, hầu hết các em đã thể hiện nhận thức và khả năng xử lý tình huống tốt đáp ứng mong đợi của nhóm nghiên cứu. Mặt khác, Trung tâm đã thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ giúp các em chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian sinh sống và học tập tại đây. Điều đó thể hiện qua các chỉ báo:
- Về trạng thái thể chất: Các em có cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm, không lây nhiễm tệ nạn xã hội
- Về trạng thái tinh thần: hài hòa, vui vẻ với tất cả mọi người, có ý thức lao động và quý trọng giá trị lao động do mình làm ra (biểu hiện là sự tích lũy tiền mặt ở các em khi thực hiện một số công việc làm thêm tại Trung tâm)
- Về mối quan hệ xã hội: có tình cảm sâu sắc với cán bộ quản lý (thường gọi là bà) và nhân viên chăm sóc (mẹ). Nhiều em được giới thiệu sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc trường nghề, được các tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu sau khi rời khỏi Trung tâm.
- Về cơ hội và khả năng hòa nhập xã hội: các em được tạo điều kiện học văn hóa (nâng cao nhận thức, phát triển tư duy), học nghề (mở rộng cơ
hội tìm kiếm việc làm), chỉ bảo kinh nghiệm sống (nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử, ứng phó).
- Về kinh nghiệm sống, hầu như tất cả các em đều có rất ít kinh nghiệm sống bởi hồn cảnh gia đình q khó khăn, nhiều gia đình đã phải đưa các em đến Trung tâm từ khi các em cịn rất nhỏ. Mơi trường sống cũng như cách thức quản lý tập trung khơng cho phép em có nhiều thời gian và điều kiện để tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài. “Chỉ khi nào đi học em mới ra ngoài Trung
tâm, phần lớn thời gian của em là ở trong Trung tâm” (nữ, 13 tuổi, sống tại
Trung tâm được 3 năm). Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế kinh nghiệm sống ở các em.
Thiếu va chạm, tiếp xúc với thế giới bên ngoài là nguyên nhân chính kéo theo q trình xã hội hóa ở các em diễn ra chậm hơn sự phát triển bình thường. Đây là một trong những cản trở của quá trình phát triển nhận thức thế giới bên ngoài cũng như các cơ hội mở rộng mối quan hệ, phát triển cá nhân ở các em có hồn cảnh mồ cơi khơng nơi nương tựa, bị bỏ rơi đang sống tại Trung tâm.
Trẻ em tại Trung tâm đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ khá tốt về điều kiện cơ sở vật chất và tinh thần. Dưới góc độ chất lượng cuộc sống, các điều kiện sống của các em ở đây tốt hơn rất nhiều so với khi các em cịn ở với gia đình, nhưng ở khía cạnh gia đình, tình u thương ruột thịt máu mủ có phần hạn chế hơn. Điều này cũng dễ hiểu bởi nhân lực làm cơng tác chăm sóc trẻ em tại Trung tâm quá ít so với yêu cầu nhân lực cho một cơ sở bảo trợ xã hội. Chính vì vậy, sự chia sẻ tình cảm và thời gian dành cho các em đã giảm đi rất nhiều.
Trong điều kiện mức tài trợ có hạn và hầu như khơng điều chỉnh của đơn vị tài trợ cho Trung tâm và Trung tâm khơng nhận được sự hỗ trợ tài chính của nhà nước, kết quả này là một thành tích rất đáng được ghi nhận. Trên thực tế, một số mơ hình chăm sóc, ni dưỡng tập trung (cả cơng lập và ngồi cơng lập) có nguồn tài trợ ổn định, dồi dào, nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước, của cá nhân, tổ chức quốc tế và trong nước nhưng không đáp ứng được sự kỳ vọng của cộng đồng xã hội về đầu ra. Một số mơ
hình cịn vụ lợi sự hỗ trợ vật chất từ cộng đồng trên chính sự thiệt thịi của trẻ em có hồn cảnh mồ cơi khơng nơi nương tựa, bị bỏ rơi.
Dựa vào cơ sở lý thuyết gắn bó cho thấy, trẻ em có nhu cầu gần gũi khi nhận được nhiều sự quan tâm và ngược lại sẽ trở lên xa cách khi sự quan tâm mờ nhạt. Đối chiếu với thực tế tại Trung tâm, mặc dù các em luôn dành sự tôn trọng, quý mến đối với cán bộ quản lý và nhân viên chăm sóc, nhưng trong sâu thẳm vẫn có những khoảng cách khơng thể thay thế. Trao đổi với với các em chúng tôi được biết “có những chuyện em chẳng thể nói ra được với mẹ, em
thấy không tự nhiên lắm” (nữ, 14 tuổi, sống ở Trung tâm được 6 năm).
Đối chiếu với nền tảng giá trị trong công tác xã hội chúng tơi nhận thấy có sự tương đồng nhất định về mục đích, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động kết nối cộng đồng giữa hoạt động bảo vệ trẻ em của Trung tâm với triết lý bảo vệ trẻ em trong cơng tác xã hội. Điều đó thể hiện qua các yếu tố:
- Mục đích cuối cùng là hỗ trợ, chăm sóc, bảo vệ trẻ em góp phần thúc đẩy hịa nhập cộng đồng.
- Mục tiêu cao nhất là nhằm cung cấp một “gia đình thay thế” thiết thực, phù hợp với các em để các em có điều kiện phát triển tốt nhất các tiềm năng, thế mạnh của mình trong một mơi trường an tồn, chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống tốt nhất trước khi các em bước vào giai đoạn trưởng thành.
- Các chức năng chính được thực hiện: chức năng bảo vệ, chức năng chăm sóc, chức năng thúc đẩy hịa nhập, chức năng kết nối cộng đồng.
- Trung tâm đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để huy động các nguồn lực trong cộng đồng tham gia bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi đang sống tại Trung tâm.
Biểu 3.1. Sơ đồ liên kết Trung tâm với cơ quan, tổ chức, cá nhân
Như vậy, Trung tâm thể hiện đúng mục tiêu bảo vệ trẻ em mà trực tiếp là trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi. Đây là nền tảng triết lý đặc biệt quan trọng, xuyên suốt quá trình thành lập và phát triển ở Trung tâm. Giá trị cốt lõi về con người, tình yêu thương đồng loại và tinh thần nhân văn sâu sắc được cho là nền tảng quan trọng nhất mang tính quyết định đến hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi tại Trung tâm. Nền tảng triết lý đó đã thấm nhuần vào nhận thức, quan điểm, lối sống của mỗi thành viên trong Trung tâm từ cán bộ quản lý, cán bộ chăm sóc, cấp dưỡng đến các em có hồn cảnh mồ cơi khơng nơi nương tựa, bị bỏ rơi đang sinh sống tại Trung tâm.