b. Nội dung và hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
3.2.1. Đảm bảo quyền, chế độ, chính sách xã hội cho trẻ em
Dưới góc độ pháp lý, Cơng ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em (được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thơng qua năm 1989 và có hiệu lực từ năm 1990) quy định trẻ em được hưởng 04 nhóm quyền cơ bản bao gồm: Quyền được sinh tồn, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia và quyền được phát triển. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn vào bản Cơng ước này (ngày 20/02/1990). Dưới góc độ luật pháp trong nước, trẻ em nói chung, trẻ em có hồn cảnh mồ cơi khơng nơi nương tựa, bị bỏ rơi được nhà nước, các tổ chức, cá nhân bảo vệ các quyền trẻ em, được cung cấp các nhu cầu thiết yếu đảm bảo sự phát triển tồn diện thể chất và tinh thần.
Trong cơng tác xã hội với trẻ em, đáp ứng nhu cầu cho trẻ được xem là một trong những mục tiêu hàng đầu, là triết lý định hướng hoạt động bảo vệ trẻ em. Để thực hiện mục tiêu đó, cơng tác xã hội thực hiện một số chức năng cơ bản như: chức năng trị liệu, chức năng phục hồi, chức năng phòng ngừa và chức năng phát triển. Với chức năng trị liệu, công tác xã hội can thiệp, hỗ trợ giúp cho trẻ em có thể tự giải quyết các vấn đề của chính mình và có khả năng tự thực hiện tốt các chức năng, vai trò trong các mối quan hệ xã hội. Chức năng phục hồi góp phần khơi phục lại các chức năng xã hội bị suy yếu, tổn thương, mất mát. Chức năng phòng ngừa ngăn chặn sự phát sinh các vấn đề xã hội, phát hiện ngay từ đầu, kiểm xốt và xóa bỏ các yếu tố, điều kiện làm giảm hoặc ảnh hưởng đến chức năng xã hội của trẻ em. Chức năng phát triển tạo điều kiện cho trẻ tham gia đầy đủ vào xã hội, phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần qua đó góp phần phát triển xã hội.
Kết quả nghiên cứu tại Trung tâm cho thấy trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được đảm bảo các quyền cơ bản theo Công ước
quốc tế và pháp luật Việt Nam. Điều đó thể hiện qua các chỉ báo về đời sống vật chất và tinh thần.
- Các chỉ báo về đời sống vật chất: đảm bảo đầy đủ thức ăn, phòng ở, quần áo mặc theo mùa, các đồ dùng cho học tập và vui chơi, giải trí; được chăm sóc y tế khi bị đau ốm, được chia sẻ, hỗ trợ khi gặp khó khăn; được tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ; khơng có các biểu hiện bị suy dinh dưỡng hay mệt mỏi, lờ đờ, các khẩu phần ăn khơng có sự khác biệt giữa các em.
- Các chỉ báo về sức khỏe tinh thần và tình cảm: khơng bị giới hạn các hoạt động tập thể, giao tiếp vui vẻ và bình thường với cán bộ, nhân viên tại Trung tâm; khơng có biểu hiện xung đột nghiêm trọng; khơng có ý định tự hủy hoại bản thân hay bỏ khỏi Trung tâm; được khen ngợi khi có những hành vi tốt và phê bình đúng mực khi các em phạm lỗi; các em được vui chơi giải trí vào cuối giờ hàng ngày; được hỗ trợ thăm thân nhằm duy trì mối liên hệ tình cảm giữa các em và gia đình.
Đối chiếu với tháp nhu cầu của Abraham Maslow, chúng tôi nhận thấy nhu cầu vật chất và tinh thần ở các em có hồn cảnh mồ cơi khơng nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại Trung tâm phù hợp nấc thang thứ nhất (nhu cầu vật chất) và nấc thang thứ ba (nhu cầu xã hội, yêu thương). Khi các nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn sẽ phát sinh các nhu cầu cấp cao trong đó có nhu cầu được tơn trọng và phát triển.
Tuy vậy, Trung tâm vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong việc đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho các em: thiếu các thiết bị che chắn, làm mát khiến cho phịng ở rất nóng vào mùa hè. Việc hạn chế tiếp xúc, giao tiếp với người bên ngoài hay khách đến thăm Trung tâm đã giảm thiểu năng lực giao tiếp và khả năng hòa nhập cộng đồng ở các em. Một số em có biểu hiện
ngại ngùng khi chia sẻ những vấn đề riêng tư mặc dù các em luôn dành sự tôn trọng, quý mến đối với cán bộ quản lý và nhân viên chăm sóc. Trong sâu thẳm tâm hồn vẫn có những khoảng trống khơng dễ thay thế “có những
chuyện em chẳng thể nói ra được với mẹ, em thấy không tự nhiên lắm” (nữ, 14
tuổi, sống ở Trung tâm được 6 năm).
Tìm hiểu về nguyên nhân của tình trạng một số hạn chế chưa được khắc phục tại Trung tâm, chúng tôi trao đổi với bà Giám đốc Trung tâm và nhận được kết quả: “Chúng tôi không nhận được sự hỗ trợ của nhà nước
lên cứ phải chờ xem có đơn vị nào quan tâm, hỗ trợ cho các em” (nữ, 67 tuổi). Thái độ “chờ” của cán bộ quản lý của Trung tâm cho thấy sự bị động trong việc khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất. Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe và tiềm ẩn nguy cơ bị thương tích ở trẻ em tại đây. Một số biểu hiện e ngại khi chia sẻ vấn đề riêng tư chỉ diễn ra ở một vài em ở độ tuổi vị thành niên, độ tuổi giao thời giữa trẻ nhỏ và tuổi trưởng thành với nhiều biểu hiện tâm sinh lý phức tạp. Điều đó địi hỏi cán bộ, nhân viên tại Trung tâm cần phải quan tâm hơn nữa đến những biểu hiện tâm sinh lý lứa tuổi này.
Về đảm bảo chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho trẻ em sống tại Trung tâm, mặc dù không nhận được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước song các chế độ ưu đãi giáo dục (hỗ trợ tiền học phí, mua đồ dùng học tập), ưu đãi y tế (cấp phát thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ phòng ngừa dịch bệnh) đã được Trung tâm quan tâm và đảm bảo đúng quy định. Chỉ có một trường hợp khơng nhận được ưu đãi giáo dục nhưng hiện em đã học gần xong hệ đại học tại Trường Đại học Thương mại (em này không nằm trong phạm vi nghiên cứu).
Từ những phân tích, đánh giá ở trên có thể kết luận: trẻ em sống tại Trung tâm được đáp ứng khá tốt các nhu cầu cơ bản về đời sống vật chất và
tinh thần, được tham gia các hoạt động xã hội, rèn luyện nhân cách, đạo đức và định hướng phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó, Trung tâm cịn tồn tại một số hạn chế về cơ sở vật chất đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe trong khi cán bộ, nhân viên vẫn chưa chủ động những giải pháp cụ thể mà trông chờ vào sự hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài. Đây là vấn đề của Trung tâm cần sớm khắc trong thời gian tới.
Trung tâm đã đảm bảo các quyền, chế độ, chính sách ưu đãi cho trẻ em theo quy định. Bên cạnh đó, việc tạo điều kiện để các em tham gia các hoạt động xã hội, giữ mối liên hệ thân thiết với gia đình, cộng đồng đã góp phần xây dựng nền tảng quan trọng (mối quan hệ cá nhân, mối liên hệ gia đình, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, nhận thức về cuộc sống…) giúp các em hòa nhập bền vững vào cộng đồng.
Bảo vệ trẻ em dưới hình thức chăm sóc tập trung tại trung tâm bảo trợ xã hội được xem như là giải pháp cuối cùng trong tiến trình can thiệp, phịng ngừa và phát triển toàn diện ở trẻ. Trong đó, hoạt động bảo vệ cần phải thay đổi linh hoạt, phù hợp với sự biến đổi của đời sống xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu vật chất và tinh thần cho các em.