Cài đặt chương trình hỗ trợ việc xây dựng, khai thác cơ sở dữ liệu âm

Một phần của tài liệu đặc trưng của âm thanh trong cơ sở dữ liệu âm thanh số (Trang 71 - 80)

thanh nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Chương trình được cài đặt nhằm hỗ trợ việc cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu được hiệu quả với một số chức năng chính như: Cập nhật thông tin nhạc sỹ, người sáng tác; cập nhật thông tin nghệ sỹ biểu diễn, người trình bày bản nhạc; cập nhật thông tin bản nhạc, đặc trưng của bản nhạc; tìm kiếm, trích rút các bản nhạc; nghe nhạc...

Chương trình được cài đặt bằng ngôn ngữ lập trình C# trên nền DotNet với môi trường Visual Studio 2005.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.4.4.1 Chức năng cập nhật thông tin của nhạc sỹ, ngƣời sáng tác nhạc

Hình 3.9 Giao diện cập nhật thông tin nhạc sỹ, ngƣời sáng tác

Cơ sở dữ liệu về các nhạc sỹ sáng tác, tạo điều kiện cho thể hiện trên các nhạc cụ dân tộc được tổ chức và liên kết với các cơ sở dữ liệu khác. Riêng về các nhạc sỹ, cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ, tìm kiếm và xử lí dữ liệu nhân sự.

Các thuộc tính về các nhạc sỹ đã được xác định trong bảng quan hệ nêu trên. Một số thuộc tính đa phương tiện (như ảnh của nhạc sỹ) được tổ chức nhúng vào trong cơ sở dữ liệu hoặc được tổ chức như đường liên kết đến tệp chứa các dữ liệu đa phương tiện.

3.4.4.2 Chức năng cập nhật thông tin của nghệ sỹ, ngƣời biểu diễn nhạc

Ngoài các nhạc sỹ, các nghệ sỹ biểu diễn cũng có ý nghĩa đối với cơ sở dữ liệu âm thanh và nhạc cụ dân tộc. Chân dung nghệ sỹ biểu diễn gắn chặt với các tác phẩm và nhạc cụ; họ làm rạng danh nhạc cụ dân tộc, và nhạc cụ dân tộc là công cụ cho nghệ sỹ thể hiện tài năng của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.10Giao diện cập nhật thông tin nghệ sỹ, ngƣời biểu diễn

Các thuộc tính về nghệ sỹ người biểu diễn đã được mô tả trong bảng MusicPerformer. Chức năng này cho phép cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung và xóa thông tin về nghệ sỹ, người trình bày bản nhạc. Việc cập nhật đầy đủ thông tin về nghệ sỹ, người biểu diễn giúp việc tìm kiếm và trích rút các bản nhạc từ cơ sở dữ liệu theo các thuộc tính của nghệ sỹ, người biểu diễn …

3.4.4.3 Chức năng cập nhật thông tin bản nhạc

Các bản nhạc và thể hiện đặc trưng của chúng là một trong những nhiệm vụ của luận văn tốt nghiệp. Tuy chưa thể hiện được nhiều đặc trưng của các bản nhạc dân tộc, cơ sở dữ liệu về các bản nhạc nêu được (i) ca từ của bài hát; (ii) làn điệu dân ca ứng với bản nhạc dân tộc; (iii) tiết tấu của bản nhạc. Các dữ liệu về bản dân ca liên kết với các dữ liệu về nghệ sỹ, nhạc sỹ sáng tác, nhạc cụ. Một số làn điệu dân ca đã được thể hiện trong nhiều bộ sưu tập, đĩa CD giới thiệu rải rác. Cần thiết sưu tập chúng và tổ chức theo các chuẩn chung của cơ sở dữ liệu về các bản nhạc trong hệ thống thử nghiệm của luận văn.

Có thể sử dụng phần mềm thể hiện bản nhạc, làn điệu dân ca riêng rẽ, hoặc nhúng trong hệ thống với SQL SERVER. Chương trình thử nghiệm nêu trong kết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quả của luận văn đã sử dụng phần mềm riêng, cho phép lựa chọn, thể hiện bản nhạc theo tùy chọn của người dùng.

Hình 3.11Giao diện cập nhật bản nhạc, thông tin bản nhạc

Chức năng này cho phép cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung các siêu thông tin về bản nhạc; về nhạc sỹ, người sáng tác; về nghệ sỹ, người biểu diễn; và nội dung tệp nhạc vào cơ sở dữ liệu.

3.4.4.4 Chức năng tìm kiếm và trích xuất nhạc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chức năng này cho phép tìm kiếm, trích rút bản nhạc theo các siêu thông tin đã được cập nhật vào cơ sở dữ liệu. Khi thực hiện tìm kiếm, nếu có kết quả người sử dụng có thể xem các siêu thông tin về bản nhạc, nghe bản nhạc hoặc xuất các bản nhạc ra thiết bị lưu trữ…

3.4.4.5 Chƣơng trình nghe nhạc

Hình 3.13Giao diện nghe nhạc từ cơ sở dữ liệu

Chương trình cho phép nghe nhạc từ cơ sở dữ liệu, hoặc chọn các tệp nhạc từ thiết bị nhớ để nghe. Ngoài ra, chương trình cũng có đầy đủ các chức năng điều khiển thông dụng giống các chương trình nghe nhạc hiện có, như: chọn tệp nhạc, chọn bản nhạc, chọn cách thức lặp các bài hát trong danh sách…

3.5 Kết luận

Chương này của luận văn đã trình bày các bước để thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu đa phương tiện cũng như là cơ sở dữ liệu âm thanh, một số kỹ thuật tìm kiếm, lọc dữ liệu đa phương tiện. Và cài thử nghiệm cơ sở dữ liệu âm thanh, chương trình hỗ trợ việc xây dựng cũng như khai thác cơ sở dữ liệu âm thanh với các chức năng như: cập nhật thông tin nhạc sỹ, người sáng tác; cập nhật thông tin

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghệ sỹ, người biểu diễn; cập nhật thông tin bản nhạc; trích xuất bản nhạc, tìm kiếm và lọc bản nhạc, nghe nhạc từ cơ sở dữ liệu...

Phần cài đặt chương trình đã tích hợp cơ sở dữ liệu về nhạc cụ dân tộc, nhạc sỹ và các bài dân ca với phần mềm thể hiện âm thanh. Hệ thống quản trị dữ liệu SQL SERVER cho phép thực hiện nhiều chức năng mở rộng, sẽ được thực hiện tiếp theo thử nghiệm trình bày trong luận văn tốt nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN Các kết quả đạt đƣợc

Xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu đa phương tiện đang là yêu cầu thiết yếu của xã hội hiện đại. Luận văn đã đề cập được một số vấn đề cơ bản nhất trong việc xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu đa phương tiện nói chung cũng như là cơ sở dữ liệu âm thanh nói riêng như:

 Tổng quan về cơ sở dữ liệu đa phương tiện: khái niệm, vai trò đặc trưng và phân loại...

 Một số đặc trưng của dữ liệu đa phương tiện, dữ liệu âm thanh từ đó trình bày cách thức số hóa dữ liệu âm thanh, chỉ số dữ liệu âm thanh, các đặc trưng của dữ liệu âm thanh, âm thanh nhạc cụ dân tộc...

 Các bước để xây dựng cơ sở dữ liệu đa phương tiện, mô hình cơ sở dữ liệu đa phương tiện, dữ liệu âm thanh nhạc cụ, các kỹ thuật tìm kiếm dữ liệu đa phương tiện và cài đặt công cụ tìm kiếm dữ liệu âm thanh.

 Tổ chức lưu trữ và khai thác cơ sở dữ liệu âm thanh nhạc cụ.

Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu ngắn, tài liệu và phương tiện còn thiếu thốn, năng lực hạn chế nên chưa nghiên cứu và xây dựng hoàn thiện một cơ sở dữ liệu đa phương tiện với khả năng tổ chức lưu trữ và các công cụ khai thác đầy đủ toàn diện đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, chưa cập nhật được đầy đủ thông tin về cơ sở dữ liệu âm thanh nhạc cụ, âm thanh, cũng như số lượng bản nhạc của cơ sở dữ liệu còn hạn chế...

Hƣớng tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng

Đây là một đề tài mang tính ứng dụng trong thực tế cao, với nhiệm vụ chính là tìm hiểu nghiên cứu, luận văn đã đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản, thiết yếu. Tuy nhiên, để xây dựng thành công một cơ sở dữ liệu đa phương tiện đầy đủ các khả năng lưu trữ và khai thác đòi hỏi phải có nhiều thời gian nghiên cứu về cách thức tổ chức dữ liệu, đặc trưng của dữ liệu đa phương tiện, số hóa, chỉ mục, phương pháp tìm kiếm... Do đó hướng nghiên cứu và ứng dụng của luận văn sẽ là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

 Xác định đầy đủ các siêu dữ liệu của dữ liệu âm thanh nhạc cụ nói riêng, dữ liệu âm thanh và đa phương tiện nói chung.

 Nghiên cứu cài đặt thêm các chức năng cập nhật thông tin tự động để việc xây dựng cơ sở dư liệu được dễ dàng, đáp ứng nhu cầu khai thác ở mọi lĩnh vực: học tập, nghiên cứu, giải trí...

 Tăng cường phát triển các công cụ tìm kiếm, lọc... nhằm nâng cao hiệu năng khi khai thác cơ sở dữ liệu âm thanh, âm thanh nhạc cụ cũng như cơ sở dữ liệu đa phương tiện.

 Cài đặt thêm các chức năng hỗ trợ việc khai thác cơ sở dữ liệu để cơ sở dữ liệu được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

[1.] Đặng Văn Đức, Multimedia Database Management System, 2005.

[2.] Đặng Văn Đức, Nâng cao hiệu năng MMDMS (Multimedia Database

Management System), 2007.

[3.] Đỗ Trung Tuấn, Cơ sở dữ liệu , NXB Giáo dục, 1998.

[4.] Đỗ Trung Tuấn, Cơ sở dữ liệu đa phương tiện, Học viên bưu chính viễn thông, 2010.

[5.] Quách Tuấn Ngọc, Xử lí tín hiệu số, NXB Giáo dục, 1999.

Tài liệu tiếng Anh

[6.] Adjeroh D., Nwosu K.; Multimedia Databases Management, Requirements

and Issues, IEEE Multimedia, 1997.

[7.] Berra B., Nwosu K., Thuraisingham B., Multimedia Database Systems , A

New Frontier, IEEE Multimedia, 1997.

[8.] Elaine England, Andy Finney, Managing Multimedia, Addison Wesley Ed., 2 ed., 1999.

[9.] Flynn R. , Tetzlaff W., Multimedia an Introduction, IBM Journal Res. Dev., 1998.

[10.] John Villamil Casanova, Louis Molina, An interactive guide to Multimedia, QUE E&T Ed.,1998.

[11.] Khoshafian.S and Baker.B.A., Multimedia and Imaging Databases, Morgan

Kaufmann Publishers, San Francisco, Calif., 1996.

[12.] Kuo F., Effelsberg W., Garcia-Luna-Aceves J.; Multimedia

Communications, Prentice Hall,1998.

[13.] Pazandak P., Srivastava J., Evaluating Object DBMSs for Multimedia, IEEE Multimedia,1997.

[14.] Tay Vaughan, Multimedia. Making it work, Osborne MacGrawHill

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Một số Website [15.] http://borkweb.com/story/an-introduction-to-multimedia, 2010 [16.] http://www.codeProject.com, 2011 [17.] http://www.cs.cf.ac.uk/Dave/Multimedia/node1.html, 2010 [18.] http://www2.hawaii.edu/~ogden/com337/index.html, 2010 [19.] http://www.iro.umontreal.ca/~paiemeje/references/music.html, 2010 [20.] http://www.SourceForge.com, 2011 [21.] http://www.vnmusicology-inst.vnn.vn/vietnamese/nhaccu/hohoi.html, 2011 [22.] http://vi.wikipedia.org, 2011

Một phần của tài liệu đặc trưng của âm thanh trong cơ sở dữ liệu âm thanh số (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)