Đối với máy tính số xử lí âm thanh, thường dùng phương pháp điều chế xung PCM. Dạng sóng âm thanh được chuyển sang dãy số PCM như sau, xét tín hiệu hình sin làm ví dụ.
Tín hiệu gốc: giả sử có tín hiệu gốc như hình:
Hình 2.8 Dạng sóng của âm thanh nguyên thủy
Tiếp theo, sử dụng một micro để thu tín hiệu âm thanh (trong không khí) và chuyển đổi thành tín hiệu điện, tầm điện áp ngõ ra của micro ±1 volt như hình sau:
Hình 2.9 Dạng sóng của tín hiệu điện
Tín hiệu điện áp dạng tương tự sau đó được chuyển thành dạng số hóa bằng thiết bị chuyển đổi tương tự-số ADC. Khi sử dụng bộ chuyển đổi 16 bit tương tự, tần số nguyên ngõ ra có giá trị từ -32768 đến +32767, được mô tả như hình sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 2.10Ngõ ra bộ chuyển đổi tín hiệu tƣơng tự sang tín hiệu số
Vì số lượng điểm dữ liệu là vô hạn nên không thể lấy tất cả các điểm thuộc trục thời gian, việc lấy mẫu sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian đều đặn. Số lượng mẫu trong một giây được gọi là tần số lấy mẫu. Hình sau mô tả 43 mẫu được lấy:
Hình 2.11Thực hiện việc lấy mẫu
Kết quả của việc lấy mẫu là một chuỗi gồm 43 số biểu diễn cho các vị trí của dạng sóng ứng thời gian là một chu kỳ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Máy tính sau đó sẽ xây dựng lại dạng sóng của tín hiệu bằng việc kết nối các điểm dữ liệu lại với nhau. Dạng sóng kết quả được mô tả ở hình sau:
Hình 2.13Dạng sóng đƣợc tái tạo lại
Sóng tái tạo khác với sóng nguyên thủy nhưng có thể chấp nhận được ở một số điểm sau :
1. Các giá trị được tạo ra tại bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số là các số nguyên và được làm tròn.
2. Hình dáng của tín hiệu tái tạo phụ thuộc vào số lượng mẫu được ghi nhận. Tổng quát, một dãy số hữu hạn (đại diện cho tín hiệu số) chỉ có thể biểu diễn cho một dạng sóng tín hiệu tương tự với độ chính xác hữu hạn.