Kỹ thuật tìm kiếm

Một phần của tài liệu đặc trưng của âm thanh trong cơ sở dữ liệu âm thanh số (Trang 64 - 65)

Để tìm kiếm thông tin trong cơ sở dữ liệu, người dùng cần xác định được (i) đối tượng dữ liệu cần tìm; (ii) bảng cơ sở dữ liệu cần trích dữ liệu; (iii) các vị từ tạo câu hỏi. Các câu hỏi cơ sở dữ liệu truyền thống được diễn tả ở dạng văn bản, thông qua ngôn ngữ hỏi, như ngôn ngữ chuẩn công nghiệp SQL. Các câu hỏi cơ sở dữ liệu đa phương tiện cần đến chức năng phụ trợ để tìm theo nội dung. Đề xuất mở rộng SQL, các ngôn ngữ hỏi theo nội dung mới và ngôn ngữ hiển thị đang được đưa ra.

Hình 3.6 Mô hình tìm kiếm thông tin tổng quát

1. Tìm theo nội dung và sử dụng từ khoá

Nếu thông tin dựa vào từ khoá thì (i) thông tin cần được chỉ số hóa; (ii) hay các đối tượng cần được tự động ghi nhận và có từ khoá tương ứng trong chỉ số. Tuy nhiên, khi dùng chỉ số hóa thủ công hay tự động, các từ mô tả được thêm vào chỉ số có thể phù hợp hay không phù hợp với các từ khoá đã được người dùng sử dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2. Lọc thông tin

Các bộ lọc thông tin là cầu nối giữa người dùng và nguồn tin. Các bộ lọc trợ giúp tìm thông tin, qua được nhiều thông tin từ nhiều hệ thống khác nhau.

Cơ chế lọc thông tin chọn các đối tượng được phân tán đến người dùng theo tiêu chuẩn đáng quan tâm. Cơ chế ra quyết định dựa vào tham số ban đầu do người dùng cung cấp để lọc và thông tin phản hồi từ người dùng của lần tìm kiếm trước. Phản hồi có thể ở dạng ẩn hay hiện. (i) Phản hồi hiện trả lời câu hỏi người dùng; (ii) phản hồi ẩn được suy ra từ các đối tượng mà người dùng thấy, và thời gian dùng để xem đối tượng.

Shoshana Loeb đã xác định các ý chính mà người phát triển cần biết khi lọc thông tin trong cơ sở dữ liệu đa phương tiện.

1. Hệ thống lọc được phát triển cho nguồn thông tin chuyên dụng và lớp người dùng chuyên, do không thể có lọc tổng quát;

2. Thời gian thiết kế và phát triển bộ lọc tuỳ thuộc vào thời gian sống của cơ sở dữ liệu, các báo cáo kĩ thuật.

3. Việc phân phát thông tin cũng là đặc tính của phương tiện và liên quan đến khả năng vùng đệm lưu trữ thông tin.

4. Thông tin lọc cần được kiểm tra để xác định loại thông tin đưa đến người dùng.

5. Người dùng có thể sử dụng hệ thống thường xuyên hay không thường xuyên.

3.3.2 Tổ chức cơ sở dữ liệu âm thanh nhạc cụ

Các dữ liệu âm thanh được đặc trưng theo hai cách:

1. Dùng siêu dữ liệu, tức dữ liệu mô tả nội dung tệp âm thanh; 2. Tách riêng các đặc trưng của âm thanh.

Một phần của tài liệu đặc trưng của âm thanh trong cơ sở dữ liệu âm thanh số (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)