Âm thanh là dao động sóng âm gây nên áp lực làm dịch chuyển các hạt vật chất trong môi trường đàn hồi, khiến tai người cảm nhận được các dao động này. Tai người nghe được tín hiệu trong khoảng tần số 20Hz đến 20KHz. Âm thanh tự nhiên là sự kết hợp giữa các sóng âm có tần số khác nhau. Tai người có ngưỡng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghe từ 0dB đến ngưỡng bị đau, khoảng 120dB. Ngưỡng nghe tối thiểu là mức thấp nhất của biên độ mà tai người cảm nhận được âm thanh.
Hình 2.20Mô tả sóng âm
1. Tỉ lệ lấy mẫu: kích thước tệp sóng âm tuỳ thuộc vào tỉ lễ lấy mẫu (tần số lấy mẫu) khi ghi. Đó chính là số mẫu âm thanh lấy trong một giây để thể hiện sự kiện số hóa. Càng nhiều mẫu trong một giây, thể hiện số của âm thanh càng chính xác. Chẳng hạn, tỉ lệ lấy mẫu đối với âm trên đĩa CD là 44.100 mẫu trong một giây. Các mẫu có thể sinh chính xác tần số âm đến 20.500 Hz, phủ ngưỡng nghe của người dùng.
2. Kích thước mẫu: âm thanh có thể được làm mẫu với kích thước 8, 12, 16 hoặc 32 bit.
3. Mono/Stereo: âm thanh chỉ một đường, thể hiện âm thanh của một đối tượng, là âm mono; âm tập thể có hai đường âm độc lập, đan xen nhau, là âm stereo.
Dạng thức của âm thanh: phân loại dạng âm thanh dựa trên nhóm kích thước mẫu và phương pháp nén dữ liệu
Ngoài ra, liên quan đến âm thanh còn có các đặc trưng khác như (i) hiệu ứng che khuất âm thanh: hiện tượng mà ngưỡng nghe của âm tăng lên so với âm khác; (ii) hướng âm thanh: tai và não người có khả năng định hướng, tạo nên hiệu ứng âm thanh nổi; (iii) vang và trễ: hiện tượng âm được kéo dài, tuy nhiên nếu quá 50ms thì đó là tiếng vọng; (iv) âm nhạc: âm thanh với cao độ, âm sắc, nhịp điệu, nhằm gây cho tai cảm giác êm dịu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn