Sơ đồ SWOT

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động Marketing – Mix cho sản phẩm xăng dầu tại Công ty cổ phần Phạm Thiều (Trang 48 - 64)

CƠ HỘI (O)

1.Nhu cầu về xăng

ĐE DOẠ (T)

dầu ngày một gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước.

2. Sự xuất hiện ngày càng nhiều tuyến xe khách trong huyện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đi lại của người dân trong huyện.

3.Hệ thống giao thông vận tải của huyện đặc biệt giao thông nông thôn được đầu tư ngày một hoàn chỉnh.

4. Sự mọc lên ngày càng nhiều của các nhà máy, doanh nghiệp các cơ sở sản xuất kinh doanh trong huyện.

5. Sự ra đời của các nhà máy lọc dầu trong

trong nước còn phụ thuộc nhiều vào nguồn xăng dầu nhập khẩu từ nước ngoài.

2. Thị phần của Công ty có nguy cơ giảm trước tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty kinh doanh xăng dầu.

3. Lượng xăng dầu bán ra ngoài huyện có khuynh hướng sụt giảm.

4. Nhà nước sẽ giảm dần cơ chế bảo hộ mặt hàng này đối với Công ty kinh doanh xăng dầu.

5. Tình hình chính trị thế giới luôn tồn tại những bất ổn làm ảnh hưởng đến tình hình giá cả xăng dầu trong nước. 6. Sự xuất hiện của những đối thủ cạnh

6. Xăng dầu là mặt hàng chiến lược của đất nước, vì vậy được sự bảo hộ, hỗ trợ và giúp đỡ của Nhà nước về mặt hàng này.

7. Môi trường pháp lý ngày một hoàn thiện hơn tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh xăng dầu phát triển.

là sự có mặt của các Công ty nước ngoài đầu tư vào trong nước, khi đó mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt hơn.

7. Con người đang dần dần chuyển hướng sử dụng xăng dầu sang sử dụng những nguồn nguyên liệu khác thay thế.

ĐIỂM MẠNH (S)

1.Vị trí của Công ty đặt gần trung tâm của huyện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.

2. Công ty ngày càng được nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng của khách hàng trong huyện. 3. Hệ thống cơ sở vật chất của Công ty PHỐI HỢP S – O Mở rộng thị trường trong huyện, chú ý khai thác những thị trường có hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện và phát triển, nhất là giao thông nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

PHỐI HỢP S – T

Tiếp tục giữ vững và tăng thị phần trong huyện để đối phó với tình hình cạnh tranh gay gắt và nguy cơ giảm thị phần bằng cách giữ chân những khách hàng hiện tại tiến đến ký hợp đồng với các đại lý chưa ký hợp đồng hoặc chưa

ngày càng được hoàn thiện hơn. 4. Đơn giản thủ tục hành chính, pháp lý khi ký hợp đồng với các đại lý. 5. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, có trình độ cao, nhiệt tình , sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

8. Có hệ thống các cửa hàng, đại lý rộng khắp huyện bảo đảm cung ứng nhanh, kịp thời nhu cầu của khách hàng.

9. Công ty chủ động linh hoạt trong chính sách giá cả sao cho phù hợp với khách hàng.

mua hàng của Công ty. Chú trọng, tập trung vào sản lượng xăng dầu bán ra ở thị trường trong huyện.

Trước tình hình giá cả xăng dầu luôn có những biến đổi bất ổn, Công ty cần phải chủ động linh hoạt có chính sách giá phù hợp sao cho vừa giữ được khách hàng vừa tăng hiệu quả kinh doanh

ĐIỂM YẾU (W)

các phòng nghiệp vụ và cửa hàng đôi khi chưa được nhịp nhàng, đồng bộ.

2. Công tác kinh doanh chưa được bài bản, đôi khi xử lý theo tình huống mà chưa có một chiến lược lâu dài.

3. Công tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Marketing cuả Công ty chưa chuyên sâu do còn lòng ghép với phòng kinh doanh, chưa có nhiều chuyên viên Marketing và ngân sách dành cho hoạt động chiêu thị hàng năm còn thấp.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác Marketing của Công ty, nhất là công tác chiêu thị, bổ sung nguồn kinh phí: chi phí quảng cáo, tiếp thị và chi phí đầu tư hỗ trợ bán hàng nhằm tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Cần tăng cường hoạch định chiến lược Marketing cụ thể để đối phó với những thách thức và khắc phục những điểm yếu bằng cách sử dụng những ưu thế về mặt mạnh cuả Công ty.

2.5 Các mục tiêu cần đạt được của công ty đến cuối năm 2014

Phấn đấu hoàn thành kế hoạch của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam giao năm 2006.

Mở rộng kênh phân phối

Giải quyết kịp thời tất cả các khiếu nại để thoả mãn tốt yêu cầu của khách hàng.

Giữ ổn định thị trường, phát triển thêm khách hàng là hộ công nghiệp.

Bán lẻ đạt mức tăng trưởng tối thiểu 2%/năm.

CHƯƠNG III

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO SẢN PHẨM XĂNG DẦU

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHẠM THIỀU

3.1 Một số giải pháp

Với chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tại thị trường nội địa nói chung, thị trường Thanh Thủy nói riêng đã và đang phát triển các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cùng tham gia bán buôn, bán lẻ mặt hàng xăng dầu dưới hình thức đại lý, tổng đại lý. Trước tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu như hiện nay đòi hỏi Công ty phải tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa công tác Marketing nhằm để hoàn thành tốt những mục tiêu của Công ty đề ra, tiếp tục giữ vững và phát triển thị phần trong huyện, phát triển mối quan hệ với các khách hàng hộ công nghiệp và người tiêu dùng một cách chặt chẽ, toàn diện, bền vững, lâu dài, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty và tăng cường khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Sau đây là một số đề xuất nâng cao công tác Marketing – Mix tại Công ty:

3.1.1 Chiến lược sản phẩm

Nguồn xăng dầu đầu vào của Công ty chỉ được nhận từ một nguồn duy nhất và hợp tác lâu năm từ kho xăng dầu Phủ Đức – Việt Trì do đó hàng nhập về luôn đảm bảo có các chỉ tiêu chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn qui định. Tuy nhiên, để nâng cao uy tín và sự tín nhiệm của khách hàng thì một yếu tố quan trọng là phải đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hoá trong suốt quá trình kinh doanh, từ quá trình nhập

hàng, xếp dỡ, lưu kho, bảo quản cho đến khi hàng hoá đến tay khách hàng và người tiêu dùng cuối cùng để đảm bảo lợi ích và quyền lợi của khách hàng.

a.Quá trình kiểm tra trước khi nhận hàng hoá nhập kho

Do tất cả các mặt hàng xăng dầu đều được nhận từ mộtkho xăng dầu Phủ Đức- Việt Trì, cho nên vấn đề chất lượng và số lượng hàng nhập về không có gì lo ngại, nghi ngờ. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng hàng hoá nhập về thì các phương tiện chở xăng dầu phải được sửa chữa, vệ sinh, súc rửa thường xuyên, tránh lẫn lộn làm pha trộn các loại xăng dầu vào nhau dẫn đến giảm chất lượng hàng hoá.

b. Quá trình xếp dỡ - lưu kho - bảo quản

- Cần chú trọng đến việc đầu tư, theo dõi, kịp thời phát hiện những hư hỏng, sửa chữa hệ thống đường ống dẫn dầu, phương tiện vận chuyển xăng dầu, lưu lượng kế, các trụ bơm điện tử, cần xuất xăng dầu, van ống…để đảm bảo an toàn chất lượng và số lượng hàng hoá, giảm lượng xăng dầu hao hụt trong quá trình lưu kho và vận chuyển do sự rơi vãi, bơm rót hàng hoá.

- Bồn chứa phải được kiểm tra và sửa chữa những chỗ bị hỏng hoặc xuống cấp tránh sự rò rỉ xăng dầu, hạn chế sự gia tăng nhiệt độ của bồn đề phòng sự giãn nở hàng hoá, không nên chứa hàng quá ít để bảo vệ chống rĩ sét bồn chứa.

- Tránh tình trạng để tồn hàng quá lâu sẽ làm giảm sự thay đổi chỉ số octan trong xăng, giảm chất lượng hàng, đồng thời giữ được đặc tính hàng hoá nhập về.

c. Quá trình cung cấp hàng hoá cho khách hàng

Để tạo uy tín, niềm tin đối với khách hàng và bảo vệ quyền lợi, lợi ích cho người tiêu dùng đòi hỏi Công ty thường xuyên kiểm tra về đo lường và chất lượng xăng dầu ở các cửa hàng bán xăng dầu của Công ty.

- Sửa chữa và thay thế các cột bơm điện tử quá thời hạn kiểm định hoặc đã quá cũ, đo không chính xác để tạo niềm tin cho khách hàng.

- Thường xuyên kiểm tra tại các cửa hàng về tình hình đo lường, chất lượng hàng bán ra, xử lý nghiêm những hành vi pha trộn, gian lận gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Ngoài ra, do chất lượng xăng dầu thường được khách hàng cảm nhận bằng cảm quan, do đó chỉ đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hóa vẫn chưa thấy được những ưu điểm khác biệt của sản phẩm công ty, vì vậy công ty cần chú trọng đến dịch vụ hỗ trợ sản phẩm thông qua việc thiết lập một đội ngũ bán hàng lành nghề được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ nhằm phục vụ một cách tốt nhất và nhanh nhất cho khách hàng.

Như vậy, công ty cổ phần Phạm thiều sẽ đảm bảo cung cấp cho khách hàng những chủng loại xăng dầu đủ về số lượng và có các chỉ tiêu chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn tạo niềm tin, uy tín của công ty đối với khách hàng và người tiêu dùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2 Chiến lược giá

Trước những biến động, bất ổn của giá xăng dầu thế giới sẽ tác động, ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn hàng, giá cả xăng dầu trong nước nói chung và của Công ty nói riêng bởi vì nguồn xăng dầu trong nước còn phụ thuộc nhiều từ nước ngoài. Vì vậy, để có chiến lược giá phù hợp trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, Công ty cần có một bộ phận chuyên theo dõi và cập nhật những thông từ thị trường xăng dầu, đồng thời theo dõi các đối thủ cạnh tranh về mức thù lao đại lý, mức hoa hồng cho khách hàng hộ công nghiệp để có những điều chỉnh chính sách giá hợp lý, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Sau đây là một vài đề xuất về chiến lược giá tại công ty.

Theo quy định của Chính phủ thì không có phương án nào khác hơn là định giá bán lẻ bằng với mức giá trần do Chính phủ quy định. Vì vậy, trong chính sách giá sỉ công ty có thể xem xét:

 Có chính sách ưu đãi nhất định về công nợ cho những khách hàng là các cơ quan Nhà nước, các cơ sở kinh tế trọng yếu, các khách hàng truyền thống như Bệnh viện, các sở ban ngành, … để giữ chân họ gắn bó lâu dài với công ty.

 Công ty nên có chính sách chiết khấu bằng tiền mặt cho những khách hàng mua hàng và thanh toán nhanh. Công ty sẽ có chính sách giảm giá hàng hoá trên doanh thu bán hàng từ 0,1 – 0,2% để khuyến khích sức mua của khách hàng.

 Với những khách hàng mua với số lượng lớn như các hộ công nghiệp căn cứ vào sản lượng tiêu thụ cộng dồn mà công ty có chính sách chiết khấu giá từ 0,1 – 0,3%. Đây là phương pháp hữu hiệu sẽ tạo sự hấp dẫn và gắn bó giữa họ với công ty.

Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình, Công ty cần phải chủ động, linh hoạt trong chính sách giá cả để đảm bảo có chiến lược giá phù hợp cho từng nhóm đối tượng khách hàng, đồng thời sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường, xây dựng mối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa Công ty với khách hàng, thu hút cả những khách hàng tiềm năng, giữ và phát triển thị phần trong huyện.

3.1.3 Chiến lược phân phối sản phẩm

Chiến lược phân phối đóng vai trò quan trọng đối với Công ty, đối với việc kinh doanh xăng dầu nó là công cụ quan trọng sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ xăng dầu, đảm bảo kịp thời nguồn hàng phục khách hàng, giảm chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng. Hiện kênh phân phối của công ty là tương đối hiệu quả. Sau đây là một vài đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa chiến lược phân phối tại Công ty.

 Để tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng lấy số lượng nhiều, khách hàng hộ công nghiệp, đặc biệt là những khách hàng ở xa các kho của Công ty hoặc có điều kiện chuyên chở, vận chuyển khó khăn thì Công ty sẽ cung cấp hàng hoá cho khách hàng này tại các cửa hàng bán lẻ gần nhất của mình. Với việc thiết lập hệ thống phân

phối này sẽ đảm bảo cung cấp hàng hoá cho khách hàng một cách nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn, đồng thời tiết kiệm được chi phí vận chuyển.

 Đối với nhóm khách hàng là hộ công nghiệp, hoạt động của họ có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội chẳng hạn như Bệnh viện, các doanh nghiệp , Công ty nên có chính sách ưu đãi về nguồn hàng, ưu tiên giao hàng đúng theo thời gian yêu cầu cho khách hàng dù là những lúc gặp khó khăn trong vấn đề chuyên chở, khan hiếm nguồn hàng.

 Vào những lúc do nhu cầu tiêu dùng hàng hoá tăng mạnh, Công ty cũng gặp khó khăn trong vấn đề chuyên chở hàng hoá. Vì vậy, Công ty nên khuyến khích khách hàng thuê xe đến nhận hàng hoá trực tiếp tại Công ty, khách hàng sẽ được ưu đãi nhất định về nguồn hàng và mức thù lao đại lý, đồng thời tránh việc khách hàng lấy hàng từ những nơi khác.

Thiết lập một kênh phân phối hiệu quả sẽ đảm bảo cho công ty nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng sản lượng hàng hoá bán ra, giữ vững và phát triển thị phần của mình, bên cạnh những đề xuất nêu trên, Công ty có thể xem xét một số giải pháp sau để tăng sản lượng hàng hóa bán ra:

• Mở rộng thị trường hiện tại bằng cách phát triển thêm hệ thống cửa hàng bán lẻ trên những tuyến đường giao thông được tỉnh đầu tư và ngày càng hoàn thiện, khai thác triệt để nhu cầu tiêu thụ và tăng thị phần trong huyện.

• Theo báo cáo của phòng kỹ thuật Công ty có 2 xe bồn hết hạn sử dụng, để đảm bảo hoạt động phân phối nguồn hàng của Công ty đến với khách hàng đầy đủ, đúng tiến độ thì Công ty nên mua mới thêm các phương tiện xe bồn để thay thế những xe hết hạn sử dụng vàonăm 2013.

• Chú trọng nâng cấp, sửa chữa mặt tiền các cửa hàng nơi người tiêu dùng dừng chân mua hàng, vì vào mùa mưa thường bị ứ đọng nước sẽ gây e ngại cho người tiêu dùng trong việc mua xăng dầu.

Trước tình hình biến động bất thường giá cả xăng dầu thế giới, nhất là những lúc giá xăng dầu tăng mạnh sẽ gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu, vì vậy trong những lúc điều kiện bất thường này sẽ làm khan hiếm nguồn xăng dầu, công tác tạo nguồn gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo đủ nguồn hàng đến tay người tiêu dùng, tránh đầu cơ, găm hàng, Công ty nên thực hiện chính sách phân phối của mình là điều tiết nguồn hàng bằng cách chỉ cung cấp xăng dầu cho các khách hàng lấy với số lượng lớn theo đúng tiến độ hoặc đúng theo khả năng tiêu thụ thực tế bình quân mà họ đã nhận.

3.1.4 Chiến lược chiêu thị

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh, Công ty cần tăng cường chú trọng hơn nữa đến công tác chiêu thị của mình. Bên cạnh đó, sẽ tạo mối quan hệ ngày một bền chặt, thân thiết, lâu dài với khách hàng, đồng thời sẽ khuyến khích sức mua, đẩy nhanh tiêu thụ hàng hoá của mình trong thời gian tới. Ngoài những hình thức chiêu thị trong thời gian qua công ty có thể thực hiện thêm một số chiến lược chiêu thị sau:  Có chính sách tích luỹ điểm cho khách hàng là lấy hàng với số lượng lớn và khách

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động Marketing – Mix cho sản phẩm xăng dầu tại Công ty cổ phần Phạm Thiều (Trang 48 - 64)