Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động Marketing – Mix cho sản phẩm xăng dầu tại Công ty cổ phần Phạm Thiều (Trang 43 - 46)

a. Các yếu tố khách hàng

Nhân tố khách hàng là một bộ phận không tách rời trong môi trường cạnh tranh. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản lớn nhất cuả Công ty. Sự tín nhiệm đó đạt được do biết thoả mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu đối khách hàng của Công ty hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Nhìn chung, khách hàng của Công ty cổ phần Phạm Thiều gồm có khách hàng trong huyện và khách hàng ngoài huyện.

Khách hàng trong huyện

Số lượng khách hàng của Công ty thu hút và duy trì ngày càng tăng, nhất là khách hàng truyền thống của Công ty. Khách hàng của Công ty bao gồm:

- Các nhà máy sản xuất như: nhà máy chế biến chè Xuân Dương, nhà máy sản xuất gạch Tuynen Tân Phương,… . đây là những khách hàng truyền thống của Công ty và có mức tiêu thụ hàng hóa ngày một gia tăng.

- Các hộ sản xuất gia đình,các hộ nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.

- Các đơn vị hành chính sự nghiệp, quản lý Nhà nước, các khách hàng trên thị trường tự do.

- Các đại lý và tổng đại lý bán lẻ xăng dầu vừa là kênh phân phối vừa là khách hàng của Công ty.

- Thị trường người tiêu dùng bao gồm các cá nhân và hộ gia đình mua hàng hoá và dịch vụ để tiêu dùng cho chính họ.

- Khách hàng ngoài huyện của công ty chủ yếu là khách hàng lấy buôn như: nhà máy sản xuất Bia Sài Gòn, công ty khai thác mỏ quặng, ….

- Bên cạnh đó cũng có một lượng khách hàng là cá nhân và hộ gia đình mua hàng để phục vụ tiêu dùng của chính họ.

b.Yếu tố nhà cung ứng

Trong nền kinh tế thị trường, quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có mối quan hệ mật thiết với các nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào cơ bản, số lượng, chất lượng các nguồn cung ứng các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lựa chọn và xác định phương án kinh doanh.

Nguồn xăng dầu của Công ty được cung cấp từ kho Phủ Đức – Việt Trì, đây là hoạt động lâu năm và tạo được nhiều uy tín với khách hàng, vì vậy mà nguồn hàng đầu vào của Công ty khá ổn định.

Hiện nay, nước ta có 3 nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động, đó là các nhà lọc dầu Dung Quất, Nhà máy lọc dầu Nhơn Hội và nhà máy lọc dầu ở Phú Yên. Đến năm 2020, dự kiến sẽ có thêm hai nhà máy lọc dầu lớn đi vào hoạt động: nhà máy lọc dầu ở Nghi Sơn, công suất 7 triệu tấn mỗi năm (dự kiến hoạt động vào năm 2015) và một nhà máy lọc dầu dự kiến xây ở phía nam, hiện đang tiềm địa điểm, và sẽ hoạt động vào năm 2020, với công suất 7 triệu tấn mỗi năm. Đây là những thông tin vui cho ngành xăng dầu Việt Nam trong thời gian tới nếu tất cả các nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động sẽ giảm rất nhiều áp lực phụ thuộc vào nguồn xăng dầu phải nhập khẩu từ nước ngoài.

c. Đối thủ cạnh tranh

Việc nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng để củng cố vị trí của Công ty trên thương trường và có chiến lược kinh doanh phù hợp trong điều kiện cạnh tranh đó sao cho tăng cường được khả năng cạnh tranh của mình.

Hiện Công ty chiếm khoảng 50% thị phần xăng dầu trong huyện, còn 50% thị phần còn lại do các đối thủ cạnh tranh hiện đang có mặt trên địa bàn huyện Thanh Thủy và ngày càng lớn mạnh như công ty xăng dầu Quân Đội, công ty xăng dầu Phú Thọ, cong ty xăng dầu Tân Phương. Theo phòng kinh doanh thị phần của Công ty cổ phần Phạm Thiều và các Công ty kinh doanh xăng dầu khác trên thị trường huyện Thanh Thủy như sau:

Bảng 7: THỊ PHẦN CỦA CÁC CÔNG TY XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH THỦY

Công ty xăng dầu Thị phần (%)

Cổ phần Phạm Thiều 50

Phú thọ 20

Quân đội 22

Tân phương 8

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty cổ phần Phạm Thiều)

Hiện Công ty đang dẫn đầu thị trường xăng dầu ở Thanh Thủy. công ty xăng dầu Phú Thọ và Quân Đội là hai đối thủ cần lưu ý do có quy mô lớn, cạnh tranh quyết liệt với Công ty. Vì vậy, để giữ vững, củng cố và mở rộng thị trường trong thời gian tới đòi hỏi Công ty phải chú trọng, quan tâm nhiều hơn công tác Marketing của mình, thường xuyên theo dõi và nắm bắt những thông tin từ các cửa hàng, đại lý của các đối thủ để có chính sách kinh doanh phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

d. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đối thủ cạnh tranh mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của Công ty do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới, với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết.

những năm gần đây và những định hướng phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới, thì sẽ có nhiều trạm xăng dầu, nhiều cửa hàng, đại lý của các Công ty kinh doanh xăng dầu của Phú Thọ, Quân Đội, Tân Phương ngày càng lớn mạnh đi vào hoạt động. Đó là những đối thủ tiềm ẩn trong tương lai, chưa kể đến những Công ty kinh doanh xăng dầu ngoài huyện.

e. Yếu tố sản phẩm thay thế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do dự trữ lượng dầu mỏ có hạn nên các nguồn nhiên liệu tái sinh như năng lượng mặt trời, năng lượng gió đang được tìm cách sử dụng với một hiệu quả kinh tế đáng kể. Tế bào nhiên liệu, sử dụng hidro làm nhiên liệu, cũng là một công nghệ mới có triển vọng đáng kể thay thế cho dầu mỏ trong tương lai. Thay vì các nhà máy điện để sản xuất ra điện thì vẫn sử dụng nhiên liệu xăng dầu. Thì điện năng có thể được tạo thành thông qua hiệu ứng quang điện, chuyển năng lượng các photon của mặt trời thành điện năng. Hay thế năng của nước mưa có thể được dự trữ tại các đập nước và chạy máy phát điện của các công trình thuỷ điện hoặc dòng chảy không khí hay gió cũng có thể phát ra điện.

Tuy những yếu tố về sản phẩm thay thế hiện không ảnh hưởng nhiều đến Công ty nhưng những dự báo này trong tương lai thì Công ty cũng phải xem xét lại để có thể thích ứng vì con người đang dần thay thế xăng dầu bằng các nguồn nguyên liệu khác.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động Marketing – Mix cho sản phẩm xăng dầu tại Công ty cổ phần Phạm Thiều (Trang 43 - 46)