Đội ngũ chuyên viên khách hàng phần nhiều là tuyển mới, tuy được đào tạo, huấn luyện nhưng còn thiếu kinh nghiệm tác nghiệp và phối hợp chưa thật sự tốt với khối thẩm định và quản trị rủi ro cũng như với trung tâm nguồn vốn.
Chiến lược kinh doanh chưa cân đối và bao quát hết giữa mục tiêu phát triển và mục tiêu thiết lập trạng thái cân bằng bền vững.
Chương 3: Kiến nghị đề tài khóa luận GVHD: Ths. Phạm Thị Ngọc Thảo
CHƯƠNG 3
3.1. Tên đề tài và lý do chọn đề tài
Thông qua quá trình thực tập, tìm tòi và học hỏi tại Techcombank Bạch Đằng , em thu được kết luận rằng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại đây tuy có tăng trưởng mạnh nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế như đã đề cập ở phần 2. Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng tín dụng tiêu dùng 50% trong năm 2012 một cách bền vững thì đơn vị cần khắc phục những tồn tại. Kế thừa những kết quả có được từ báo cáo thực tập, em nhận thấy nội dung đẩy mạnh việc mở rộng tín dụng tiêu dùng tại đây cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Do đó, em chọn đề tài làm khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài là:
“GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK BẠCH ĐẰNG”
Nội dung đề tài sẽ đi sâu phân tích thực trạng, rút ra những thành công cũng như những mặt hạn chế của hoạt động này, tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại đó. Mặt khác, đề tài cũng sẽ phân tích những tiềm năng từ ngân hàng cũng như từ thị trường chưa được khai thác và phát huy. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao doanh số cho vay và chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Techcombank Bạch Đằng.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hoá lý luận cơ bản về hình thức tín dụng tiêu dùng, nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Techcombank Bạch Đằng. Từ đó, đề ra các giải pháp phát triển hình thức tín dụng tiêu dùng tại đây.
3.3. Đối tượng – phạm vi
Xuất phát từ sự cần thiết của vấn đề cần nghiên cứu, trên cơ sở mục đích và với khả năng nghiên cứu, khóa luận lựa chọn đối tượng nghiên cứu chính là “Hoạt động tín dụng tiêu dùng”.
Phạm vi của đề tài là nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Techcombank Bạch Đằng từ năm 2009 tới năm 2011. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, khóa luận đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động này tại đây.
Kết luận - 30 - GVHD: Ths. Phạm Thị Ngọc Thảo
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực tập tại Techcombank Bạch Đằng trong 2 tháng, là một khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để em quan sát, học hỏi và vận dụng những kiến thức được trang bị từ nhà trường, nhất là từ môn nghiệp vụ ngân hàng. Em nhận thấy bên cạnh những thành công rất đáng phát huy, những mặt mạnh và những nỗ lực rất đáng được công nhận thì vẫn tồn tại một số vướng mắc cần phải tháo gỡ cho cả lãnh đạo lẫn chuyên viên khách hàng, vẫn có một vài hạn chế cần phải khắc phục triệt để và kịp thời.
Với mục tiêu đó, báo cáo thực tập đã đi vào phân tích các thông số tài chính từ dữ liệu được cung cấp trong 3 năm hoạt động của đơn vị. Theo đó, báo cáo đã đưa ra những nhận định cho từng thời điểm cũng như đánh giá lại toàn bộ quá trình, đút rút những thuận lợi và khó khăn quan sát được từ thực tế trong quá trình thực tập ở mảng tín dụng tiêu dùng. Cộng với quá trình hỗ trợ cho bộ phận kế toán – giao dịch tại đơn vị, em cũng đã học hỏi và tìm tòi được những thành công và một số hạn chế trong công tác huy động vốn phục vụ cho việc cấp tín dụng cũng như sự phối hợp giữa các phòng ban tại đơn vị.
Kết quả từ quá trình thực tập, em không những có cơ hội vận dụng, so sánh, đối chiếu giữa những kiến thức có được và thực tế tác nghiệp. Mà từ đó, em còn tìm hiểu được một cách tổng quan nhất về thuận lợi và khó khăn, những mặt mạnh, mặt yếu cũng như những nguyên nhân gây ra khó khăn và hạn chế đó. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại với những kết quả thu được từ quá trình thực tập ở trên thì ta chỉ dừng lại ở công tác tổng kết và dự báo nguy cơ mà chưa tìm hiểu sâu về cơ hội, tiềm năng phát triển của loại hình tín dụng này. Cũng như chưa đề ra các giải pháp thiết thực gắn với định hướng phát triển chung của Techcombank, gắn với mục tiêu mở rộng hình thức tín dụng tiêu dùng của đơn vị, và cụ thể hóa những giải pháp đó trong thực tiễn. Chính vì thế, em xin gợi mở vấn đề này ở đây để phát huy những kết quả thu được từ quá trình thực tập và tiếp tục giải quyết vấn đề ở
PHỤ LỤC
A – MÔ TẢ QUY TRÌNH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA TECHCOMBANK .
B – CÁC DỮ LIỆU THỰC TẾ MINH HỌA NGHIỆP VỤ
CHO KHÁCH HÀNG A VAY.
C – TIÊU CHUẨN VÀ PHƯƠNG THỨC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN CỦA TECHCOMBANK.
D – NHẬT KÝ THỰC TẬP.
Phụ lục A: Quy trình tín dụng tiêu dùng GVHD: Ths. Phạm Thị Ngọc Thảo
PHỤ LỤC A
MÔ TẢ QUY TRÌNH
TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA TECHCOMBANK.
a. Tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ:
Chuyên viên khách hàng sẽ tiếp thị, tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, tiến hành thu thập thông tin và tài liệu cần thiết từ phía khách hàng đồng thời thu thập thông tin từ các bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu thông tin thị trường từ các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là khâu đầu tiên và quan trọng trong quy trình tín dụng.
b. Thẩm định, phân tích hồ sơ
Khi nhận được hồ sơ từ khách hàng, chuyên viên khách hàng sẽ tiến hành thẩm định tư cách khách hàng, thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính, nguồn thu nhập, thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng…Nội dung báo cáo thẩm định phải đề xuất cụ thể giá trị cho vay, lãi suất, thời hạn, tài sản đảm bảo và các điều kiện kèm theo.
CÁC BƯỚC ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐẢM BẢO
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM
Bước 1:
Tiếp nhận hồ sơ tài sản đảm bảo của khách hàng.
Chuyên viên khách hàng. Bước 2:
Xác định phân cấp định giá tài sản đảm bảo.
Lãnh đạo phòng định giá tài sản, lãnh đạo ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh.
Bước 3:
Phân công hồ sơ tài sản đảm bảo.
Lãnh đạo phòng định giá tài sản, lãnh đạo ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh.
Bước 4: Định giá tài sản đảm bảo.
Chuyên viên định giá, chuyên viên kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh Techcombank Bạch Đằng.
Bước 5: Kiểm soát.
Lãnh đạo phòng định giá tài sản, lãnh đạo ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh.
Bước 6:
Hoàn thiện quá trình nhận tài sản đảm
Chuyên viên định giá, chuyên viên khách hàng, chuyên viên kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh Techcombank Bạch Đằng.
Phụ lục A: Quy trình tín dụng tiêu dùng GVHD: Ths. Phạm Thị Ngọc Thảo
c. Kiểm soát nội dung thẩm định
Sau khi nhận được báo cáo thẩm định do chuyên viên khách hàng trình lên lãnh đạo phòng kinh doanh kiểm soát quá trình tiếp xúc khách hàng và thu thập tài liệu thẩm định, kiểm soát nội dung báo cáo thẩm định.
d. Tái thẩm định
Chuyên viên tái thẩm định thuộc khối thẩm định và quản trị rủi ro sẽ thẩm định lại hồ sơ tín dụng của phòng kinh doanh, kiểm tra lại các nội dung thẩm định, đối chiếu với các hồ sơ tín dụng đảm bảo khớp đúng.
e. Phê duyệt tín dụng
Giám đốc Techcombank Bạch Đằng, ban giám đốc Techcombank Phan Đăng Lưu, hội đồng tín dụng Techcombank Phan Đăng Lưu, chuyên viên tín dụng cao cấp, ban tổng giám đốc thực hiện việc phê duyệt tín dụng theo mức ủy quyền phán quyết đã được Chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc phê duyệt.
f. Thông báo tín dụng
Ngay sau khi khoản tín dụng được cấp thẩm quyền phê duyệt, chuyên viên khách hàng thuộc phòng kinh doanh phải lập thông báo tín dụng gửi khách hàng thông báo về các nội dung đã được phê duyệt.
g. Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục nhận tài sản đảm bảo
Chuyên viên kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh thực hiện các thủ tục nhận tài sản đảm bảo theo đúng quy trình nhận tài sản đảm bảo của Techcombank.
h. Soạn thảo và ký hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ và cam kết trả nợ
Chuyên viên kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh điền nội dung hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ và cam kết trả nợ theo mẫu in sẵn, kiểm tra thẩm quyền ký kết của khách hàng, chữ ký và dấu…
i. Giải ngân và hạch toán giải ngân
Chuyên viên kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh thực hiện kiểm tra điều kiện giải ngân đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo phê duyệt, thực hiện nhập
Nhân viên phòng kế toán giao dịch và kho quỹ thực hiện kiểm tra chứng từ nhận tiền vay, tiến hành giải ngân phát tiền vay từ tài khoản giải ngân chuyển khoản hoặc tiền mặt tùy theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
j. Theo dõi và quản lý khách hàng
Chuyên viên khách hàng sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn vay đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, kịp thời phát hiện những thay đổi ảnh hưởng đến khả năng và nguốn trả nợ.
k. Phân loại khoản vay
Chuyên viên kiểm soát rủi ro thuộc khối thẩm định và quản trị rủi ro định kỳ hàng tháng vào tuần đầu tiên của tháng kế tiếp thực hiện phân loại các khoản vay còn dư nợ của tháng trước trên cơ sở tổng hợp dư nợ của toàn hệ thống căn cứ tiêu chí phân loại khoản vay đã được tổng giám đốc ban hành để tiến hành phân loại.
l. Đánh giá lại khoản vay và khách hàng
Định kỳ 6 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của ban tổng giám đốc, chuyên viên tái thẩm định thuộc khối thẩm định và quản trị rủi ro ra soát lại các khoản vay, đánh giá tổng thể tình hình hoạt động, khả năng tài chính của một nhóm khách hàng.
m. Theo dõi và xử lý nợ quá hạn
Chuyên viên khách hàng, chuyên viên thuộc các ban xử lý nợ sẽ theo dõi và xử lý nợ quá hạn. Đề nghị thay đổi xếp hạng khách hàng khi khoản vay có vấn đề. Thực hiện thủ tục gán nợ, xiết nợ tài sản và thực hiện phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
n. Gia hạn và tất toán khoản vay
Hồ sơ được thanh lý khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn và lãi vay. Khoản vay có thể được gia hạn theo quy định của Techcombank nhưng không quá 12 tháng.
o. Lưu hồ sơ khách hàng
Sau khi hồ sơ vay được tất toán, chuyên viên khách hàng phải lưu hồ sơ theo quy định của Techcombank.
Phụ lục B: Dữ liệu khách hàng A GVHD: Ths. Phạm Thị Ngọc Thảo
PHỤ LỤC B
CÁC DỮ LIỆU THỰC TẾ
MINH HỌA NGHIỆP VỤ CHO KHÁCH HÀNG A
y
Phụ lục B: Dữ liệu khách hàng A GVHD: Ths. Phạm Thị Ngọc Thảo
THÔNG TIN CHUNG VỀ KHÁCH HÀNG: Hồ sơ Huỳnh Mỹ A ngày 05/3/2012.
- Tên khách hàng - Địa chỉ
: HUỲNH MỸ A.
: Quận Gò Vấp
- Mục đích vay vốn : Mua căn hộ số ‘…’, tầng 7, diện tích 83m2, thuộc Aview tower, khu dân cư 13C, Nam Sài Gòn. - Số tiền vay - Thời hạn vay - Lãi suất - Tài sản đảm bảo : 400.000.000 VNĐ. : 240 tháng.
: 12,5%/năm. áp dụng cố định trong 3 tháng đầu tiên, sau đó thay đổi mỗi tháng một lần với biên độ 0,3%/tháng.
: Căn nhà số 146/22L trên đường Lê Đức Thọ, phường 6 (phường 17 cũ), quận Gò Vấp, HCMC. - Phương thức giải ngân : Chuyển khoản cho bên bán.
Bảng 2.6. DANH MỤC HỒ SƠ
STT DANH MỤC HỒ SƠ Hồ sơ cung cấpGốc Copy
1.1. Hồ sơ khách hàng
Chứng minh nhân dân X
Sổ hộ khẩu X
Giấy đăng ký kết hôn X
1.2. Hồ sơ vay vốn
Đơn xin vay x
Hồ sơ chứng minh mục đích vay: + Thỏa thuận đặt cọc chuyển nhượng + Giấy nhận cọc
+ Hợp đồng đặt mua căn hộ
x
1.3. Hồ sơ chứng minh tài chính
Quyết định công tác (của bà A) x
Hợp đồng lao động (của ông B) x
1.4. Hồ sơ tài sản đảm bảo
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất ở. x
ã
c
Bảng 2.7. CÂN ĐỐI NGUỒN TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG Mục
2.1. Nguồn trả Tiêu chí Số tiền 38.000.000(VND)
2.1.1. Lương phó Giám đốc của bà A 25.000.000 2.1.2. Lương Trưởng phòng của ông B 13.000.000
2.2. Tổng chi phí
2.2.1. Chi phí sinh hoạt
2.2.2. Trả nợ gốc cho khoản dư nợ 670 triệu đồng
27.560.000
6.336.000 3.600.000 2.2.3. Trả lãi cho khoản dư nợ 670 triệu đồng 8.040.000 2.2.4. Trả nợ cho khoản hạn mức 300 triệu đồng
2.2.5. Trả nợ gốc cho khoản tín dụng lần này 2.2.6. Trả lãi cho khoản tín dụng lần này 2.2.7. Chi phí khác 2.3. Còn lại 3.750.000 1.667.000 4.167.000 0 10.440.000
(Nguồn: Dữ liệu thực tế tác nghiệp tại TCB BĐ)
Bảng 2.8. XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG HUỲNH MỸ A Mục 3.1. Tuổi tác 3.2. Trình độ học vấn Tiêu chí Điểm 4 3 3.3. Công việc khách hàng đang làm
3.3.1. Loại hình công việc 5 3.3.2. Thời gian công tác 2
3.4. Điều kiện sống
3.4.1. Mức thu nhập hàng tháng 10 3.4.2. Tình trạng hôn nhân 3 3.4.3. Nơi cư trú 3 3.4.4. Thời gian cư trú 2 3.4.5. Số người sống phụ thuộc 3 3.4.6. Phương tiện đi lại 2 3.4.7. Phương tiện thông tin 2 3.4.8. Chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu hàng tháng 10
3.5. Giá trị tài sản khách hàng hiện đang sở hữu 8
3.6. Giá trị các khoản nợ của khách hàng 1
3.7. Quan hệ của khách hàng với Techcombank
3.7.1. Quan hệ với Techcombank 1 3.7.2. Uy tín của khách hàng trong giao dịch tín dụng 2
Tổng cộng 61
Loại xếp hạng tín dụng AA
(Nguồn: Dữ liệu thực tế tác nghiệp tại TCB BĐ)
Kết luận: Năng lực tín dụng của khách hàng Huỳnh Mỹ A rất tốt.
Phụ lục C: Xếp hạng thể nhân GVHD: Ths. Phạm Thị Ngọc Thảo
PHỤ LỤC C
TIÊU CHUẨN VÀ PHƯƠNG THỨC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN
h
Chương 1
MỤC ĐÍCH, PHẠM VI ÁP DỤNG,
CÁC LOẠI XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN
1. MỤC ĐÍCH
Tạo cơ sở cho việc xem xét đánh giá và quản lý khách hàng thể nhân trong hoạt động tín dụng. Mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong hệ thống Techcombank. 2. CÁC LOẠI XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN STT Xếp hạng tín dụng Diễn giải 01 AA Năng lực tín dụng rất tốt 02 A Năng lực tín dụng tốt 03 BB Năng lực tín dụng khá 04 05 B Năng lực tín dụng trung bình C Năng lực tín dụng kém Chương 2 PHƯƠNG THỨC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN 1. PHƯƠNG THỨC XẾP HẠNG TÍN DỤNG
Hạng tín dụng của một khách hàng thể nhân được xác định dựa trên điểm số tín dụng mà khách hàng đó đạt được.
2. CÁC TIÊU CHÍ XẾP HẠNG TÍN DỤNG THỂ NHÂN VÀ THANG ĐIỂM 2.1. Tuổi tác STT Tuổi Điểm 01 20 – 25 2 02 26 – 35 3 03 36 – 55 4 04 56 – 60 3 05 > 60 hoặc < 20 1 2.2. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn của khách hàng được xác định dựa trên cơ sở các cấp học mà khách hàng đã trải qua và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Điểm số cho chỉ tiêu trình độ học vấn được quy định như sau: