doanh cụ thể, liên tục đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng, phát triển đồng đều ra các sản phẩm chưa có dư nợ. Đặc biệt là các auto salon của Toyota, hãng có thị phần cao nhất tại Việt Nam, như Toyota Quang Trung, Toyota Đông Sài Gòn,..Từ 2 sản phẩm ban đầu thì đến cuối năm 2010, đơn vị đã triển khai được 6 sản phẩm có dư nợ. Trong đó, Ô tô xịn và Nhà mới tiếp tục là sản phẩm chủ lực với số dư nợ lần lượt là 28,45 tỷ đồng và 52,74 tỷ đồng. Các sản phẩm còn lại có số dư nợ không đáng kể.
Theo đà phát triển của năm trước, năm 2011 tín dụng tiêu dùng cũng gặt hái nhiều thành tích, tuy tốc độ tăng trưởng không quá đột biến như năm 2010 nhưng kết quả gặt hái được không hề nhỏ. Đặc biệt là sản phẩm Ô tô xịn có bước tăng đáng kể, dư nợ cuối năm 2011 là 58,26 tỷ đồng, tăng gần 48% so với cùng kỳ. Dư nợ Nhà mới đạt 68,23 tỷ đồng, dư nợ sản phẩm Du học tại chỗ tăng hơn 4 lần đạt 5,78 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi Ngân hàng Nhà nước chuyển hướng từ khuyến khích tăng trưởng tín dụng sang thắt chặt, do tăng trưởng quá nóng, thì các sản phẩm hạn mức trả góp, thấu chi và tín chấp được Techcombank chủ trương co hẹp lại, nhằm giảm bớt sự tăng trưởng quá nóng đồng thời giúp cho việc kiểm soát chất lượng tín dụng được chặt chẽ hơn.
2.2.2.3. Cơ cấu tín dụng tiêu dùng tại Techcombank Bạch Đằng Đằng
Cả số dư nợ và cơ cấu số dư nợ đều phụ thuộc rất lớn vào hai yếu tố trên. Do đó, sự phân tích ở phần số dư nợ cũng đã phần nào giải thích được tại sao có cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng trong bảng 2.3. Vì lẽ đó, ở phần phân tích cơ cấu dư nợ này sẽ không đi sâu vào quá trình thực hiện mà chủ yếu là phân tích sự cân đối và tỷ trọng từng sản phẩm nhằm chỉ ra những thành công và hạn chế trong công tác tín dụng tiêu dùng.
BẢNG 2.3: CƠ CẤU DƯ NỢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK BẠCH ĐẰNG QUA CÁC NĂM Cơ cấu (%) 2009 2010 2011 3,25 33,53 43,69 96,75 62,16 51,17 - 1,47 4,33 - 0,94 0,32 - 0,59 0,11 - 1,30 0,37 01 Ô tô xịn 02 Nhà mới 03 Du học tại chỗ 04 Hạn mức trả góp 05 Thấu chi F1 06 Thấu chi F2 Tổng 100 100 100
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp TechcombankBạch Đằng)
Theo bảng 2.3. ta nhận thấy cơ cấu của năm 2010 đã có những chuyển biến sâu sắc. Danh mục các sản phẩm có số dư nợ cuối năm đã tăng từ 2 lên 6 sản phẩm. Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, ta lại nhận thấy sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các sản phẩm chủ lực và những sản phẩm khác. Tại thời điểm cuối năm 2009, ngoài Ô tô xịn và Nhà mới thì các sản phẩm còn lại đều không có số dư nợ. Bên cạnh đó, năm 2010 hầu hết các sản phẩm còn lại đều có số dư nợ nhưng lại chiếm một tỷ trọng quá thấp (đều dưới 1,5%), cộng 4 sản phẩm này lại thì cũng chiếm chưa đến 5% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng. Năm 2011, tình hình cũng tương tự. Điều đó cho thấy cả lãnh đạo và chuyên viên khách hàng đều chưa có sự quan tâm đúng mức đến các sản phẩm ngoài sản phẩm chủ lực.
Đành rằng do những yếu tố khách quan như chính sách thắt chặt tiền tệ được chính thức áp dụng từ giữa năm 2009 đến hết quý 3 năm 2010; các khoản vay của các sản phẩm du học, hạn mức, thấu chi đều có giá trị nhỏ hơn các khoản vay mua ô tô, mua - sửa - xây nhà,… Tuy nhiên, cơ cấu như vậy là quá khập khiễng. Nguyên nhân chính xác của hệ quả này không chỉ bị tác động bởi các yếu tố khách quan trên mà còn do hệ thống chấm điểm nhân viên của Techcombank. Theo đó, các khoản vay ô tô xịn và nhà mới được cộng điểm với hệ số rất cao, còn các sản phẩm khác thì hệ số rất thấp hoặc không được chấm điểm (sản phẩm thấu chi tài khoản thanh toán không tài sản đảm bảo – F2).
Chương 2: Thực trạng tín dụng tiêu dùng - 24 - GVHD: Ths. Phạm Thị Ngọc Thảo
Số dư nợ Ô tô xịn đã dần tăng tỷ trọng từ hơn 3% năm 2009 lên 33,53% vào năm 2010 và tiếp tục đóng vai trò làm cân đối cơ cấu cho vay của ngân hàng khi chiếm 43,69% vào năm 2011. Sản phẩm Nhà mới tuy vẫn tăng trưởng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng giảm dần đến năm 2011 chỉ còn 51,17%.
Trong 6 sản phẩm ở bảng 2.3. thì 3 sản phẩm Ô tô xịn, Nhà mới, Du học tại chỗ đều có số dư nợ trung và dài hạn, 3 sản phẩm còn lại đều là ngắn hạn. Tỷ trọng 3 sản phẩm dài hạn chiếm 97,16% trong năm 2010 và năm 2011 là 99,19%. Đây là điều vô cùng nguy hiểm khi cơ cấu nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, tiềm ẩn nguy cơ về mất an toàn vốn. Mặt khác đây lại là sự mất cân đối rất lớn. Sự mất cân đối trong huy động và sử dụng vốn giữa ngắn hạn và trong dài hạn sẽ gây ra những nguy cơ mất tính thanh khoản và ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh dù cho có được sự hỗ trợ tích cực từ trung tâm nguồn vốn của hội sở. Để kinh doanh an toàn và hiệu quả thì lãnh đạo Techcombank Bạch Đằng đến
vấn đề này.
nhất định phải chú 2.2.2.4.Doanh số thu nợ và rủi ro trong hoạt động tín dụng tiêu dùng tại TCB BĐ
Tình hình cho vay và thu nợ tín dụng tiêu dùng từng năm được tổng hợp cụ thể trong bảng 2.4.Tốc độ tăng nợ xấu năm 2011 chỉ là 9,6% trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng là 57% cho nên tỷ lệ nợ xấu được giảm xuống.
BẢNG 2.5: TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ THU NỢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK BẠCH ĐẰNG QUA CÁC NĂM
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Doanh số cho vay 40.550 78.740 81.100
Dư nợ cuối năm 40.050 84.840 133.350
Doanh số thu nợ 500 33.430 32.540
Nợ dưới chuẩn 0 520 570
Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng/tổng dư nợ 0% 0,4% 0,27%
Tốc độ tăng trưởng tín dụng - 111% 57%
Kết quả này là hoàn toàn có thể giải thích được. Mặc dù phục vụ cho khách hàng cá nhân nhưng danh mục cho vay của Techcombank Bạch Đằng tương đối hẹp chứ không trải rộng ra nhiều đối tượng quá khác biệt nhau. Đặc điểm của khách hàng có tính tương đồng khá cao, nhờ đó tạo điều kiện cho chuyên viên khách hàng không những dễ dàng phát triển khách hàng mà còn nâng cao được chất lượng thẩm định. Bên cạnh đó, chuyên viên khách hàng luôn phối hợp tốt với trung tâm thu hồi nợ không để khách hàng vướng phải lịch sử trả nợ xấu.
Nhìn chung đây là những con số và dấu hiệu tích cực nói lên chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, rủi ro trong hoạt động tín dụng được giảm thiểu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đơn vị bắt đầu cho vay từ năm 2009, đa số các khoản vay là trung dài hạn.
2.2.2.5. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng tiêu dùng tại TCB BĐ
Trong quá trình đề ra chiến lược kinh doanh và triển khai thực hiện, đơn vị luôn có được sự đồng thuận cao giữa lãnh đạo và chuyên viên khách hàng, có sự phối hợp cao giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận kế toán. Các chuyên viên khách hàng cũng nhận được hỗ trợ tích cực từ bộ phận kho quỹ và giao dịch. Các bộ phận tại đơn vị luôn sẵn sàng hỗ trợ cho nhau về mọi mặt, đặc biệt là trong công tác giải ngân, kể cả ngoài giờ nhằm tiết kiệm thời gian, mang lại lợi ích lớn nhất cho khách hàng.
Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng tiêu dùng tại đơn vị cũng vấp phải một số khó khăn nhất định. Đầu tiên là sự thay đổi liên tục của chính sách tiền tệ, chính sách phát triển tín dụng của Ngân hàng Nhà nước trong những năm gần đây gây nhiều khó khăn cho đơn vị và làm cho chuyên viên khách hàng mất tính chủ động. Thứ hai là cơ chế tái thẩm định và giải ngân tập trung gây ra áp lực về thời gian do sự phối hợp chưa tốt giữa đơn vị và trung tâm tái thẩm định, trung tâm giải ngân của hội sở. Thứ ba là hệ thống chấm điểm của Techcombank có nhiều điểm chưa hợp lý tạo ra nhiều áp lực khi áp chỉ tiêu cho các sản phẩm chủ lực hoặc áp các chỉ tiêu không thuộc chuyên môn của
chuyên viên khách hàng như chỉ tiêu huy động, tài khoản active, visa card, …
2.2.2.6. Dẫn chứng thực tế một hợp đồng tín dụng tiêu dùng trong thời gian thực tập tại Techcombank Bạch Đằng.
Trong quá trình thực tập, em đã được hướng dẫn bởi chuyên viên khách hàng (CVKH) Hồ Thị Thanh Hương, là người trực tiếp hướng dẫn em thực tập theo sự phân công của Giám đốc. Và được may mắn tham gia vào quá trình gặp gỡ khách hàng A, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng,… hỗ trợ chị Hương trong công tác xếp hạng tín dụng khách hàng, scan hồ sơ để e-mail lên trung tâm thẩm định thuộc khối thẩm định và quản trị rủi ro,… đặc biệt là quan sát quá trình liên hệ với chuyên viên tái thẩm định, quá trình giải ngân và hạch toán giải ngân.
Bà A, hiện đang giữ chức vụ phó Giám đốc một chi nhánh ngân hàng TMCP trên địa bàn quận Gò Vấp. Đã lập gia đình với ông B, hiện là trưởng phòng một bộ phận của Kimberly – Clark Việt Nam. Khách hàng vay 400 triệu đồng nhằm mục đích mua căn hộ tầng số 7, diện tích 83m2 để ở tại một chung cư thuộc Nam Sài Gòn, với thời gian 240 tháng. Theo CIC, hiện tại khách hàng có dư nợ tín dụng dài hạn 670 triệu đồng và hạn mức thấu chi 300 triệu đồng tại TCB BĐ, chưa phát sinh nợ xấu.
Nguồn trả nợ của khách hàng được trình bày chi tiết trong bảng 2.7. phụ lục B.
Trong đó, tổng nguồn trả lên đến 38 triệu đồng, trừ hết các chi phí và các khoản phải trả khác cũng như khoản phải trả cho lần vay này khách hàng vẫn còn lại hơn 10 triệu đồng.
Theo xếp hạng tín dụng khách hàng A (xem bảng 2.8. phụ lục B), bà A đạt 61 điểm, xếp hạng AA. Kết luận: Năng lực tín dụng của khách hàng Huỳnh Mỹ A rất tốt. Tài sản đảm bảo là căn nhà trên đường Lê Đức Thọ với diện tích sàn 164,9 m2 đã được định giá là 2.273.092.000VNĐ, giá trị đảm bảo tối đa bằng 70% tổng giá trị được định giá là 1.591.164.400 VNĐ.
Sang ngày hôm sau là ngày thứ 7, CVKH đã hoàn tất thủ tục gởi lên trung tâm tái thẩm định.
Chương 2: Thực trạng tín dụng tiêu dùng - 27 - GVHD: Ths. Phạm Thị Ngọc Thảo
Đánh giá về một số nguy cơ dẫn đến rủi ro đối với hợp đồng tín dụng này: Thứ nhất, hồ sơ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và hợp lý. Nhân thân tốt, tình hình tài chính rất tốt. Quy trình tín dụng được tuân thủ chặt chẽ.
Thứ hai, tuy khách hàng đang có hai khoản vay nợ khác nhưng năng lực tín dụng được xếp hạng AA, rất tốt đồng thời lịch sử trả nợ theo CIC là tốt.
Thứ ba, rủi ro về việc khách hàng sử dụng sai mục đích là rất thấp vì hồ sơ đầy đủ và hợp lý, thêm vào đó, phương thức giải ngân là chuyển vào tài khoản của bên thứ ba (bên bán).
Thứ tư, về nguồn trả nợ thì sau khi trừ tất cả các chi phí và nghĩa vụ phải trả khách hàng vẫn còn chênh lệch thu nhập tương đối lớn. Bên cạnh đó, nguồn trả là từ lương được trả qua tài khoản tại Techcombank Bạch Đằng.
Tóm lại, quy trình tín dụng tiêu dùng của Techcombank là tương đối khoa học, dễ áp dụng trong thực tế. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại ở đây là yếu tố con người, chưa có sự phối hợp với nhau thật tốt để thông đạt nhau giữa CVKH tại đơn vị và chuyên viên tái thẩm định tại trung tâm thẩm định và quản trị rủi ro.
2.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại TCB BĐ
Trên cơ sở những nhận định và phân tích ở các phần trước kết hợp với thực tế từ quá trình thực tập, em xin có một số đánh giá về hiệu quả của hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Techcombank Bạch Đằng như sau.
2.2.3.1. Những điểm mạnh
Chiến lược kinh doanh tập trung khai thác những khách hàng tiềm năng, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị liên kết, các chương trình khuếch trương,… nhìn chung là đúng hướng.
Quyết tâm và nỗ lực không mệt mỏi của lãnh đạo và đội ngũ chuyên viên khách hàng trong việc tìm khách hàng mới, phát triển sản phẩm cũ và mở rộng hoạt động sang các sản phẩm chưa được khai thác.
Dư nợ tín dụng tiêu dùng tăng trưởng và mở rộng không ngừng, chất lượng được kiểm soát chặt và đang dần được kiểm chứng từ lịch sử trả nợ của khách hàng.
Khai thác tương đối tốt và hợp lý nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển từ trung tâm nguồn vốn. Bên cạnh đó sự phối hợp và hỗ trợ tích cực lẫn nhau giữa các bộ phận tại đơn vị cũng là một mặt mạnh góp phần cho thành công chung của đơn vị.
2.2.3.2. Những hạn chế
Việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh về cả huy động lẫn tín dụng trong thực tế còn khập khiễng. Hầu như chỉ tập trung phát triển sản phẩm chủ lực chứ chưa quan tâm khai thác tiềm năng từ các sản phẩm khác. Do đó, tuy có mở rộng hoạt động sang các sản phẩm không chủ lực nhưng vẫn tồn tại sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các sản phẩm chủ lực và những sản phẩm khác trong cơ cấu dư nợ.
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn có tăng nhanh nhưng chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng và chưa bám sát nhu cầu mở rộng kinh doanh của đơn vị.
2.2.4. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Techcombank Bạch Đằng dùng tại Techcombank Bạch Đằng
2.2.4.1. Nguyên nhân khách quan
Lịch sử hình thành và hoạt động của đơn vị mới mẻ, thị trường đang dần hình thành và vừa mới bắt đầu đi vào ổn định. Sang năm 2010 mới thật sự cho phép mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh.
Hệ thống chấm điểm của Techcombank có nhiều điểm chưa hợp lý, đặc biệt là việc áp đặt chỉ tiêu huy động và các chỉ tiêu khác là không thích hợp, chỉ nên khuyến khích chứ không nên áp doanh số ở những mảng này đối với chuyên viên khách hàng. Cơ chế tái thẩm định tập trung tất cả các khoản vay, quy trình giải ngân và công tác giải ngân từ bộ phận giải ngân ở trung tâm nguồn vốn còn gây nhiều khó khăn cho chuyên viên khách hàng và sự phối hợp với nhau chưa thật tốt.
2.2.4.2. Nguyên nhân chủ quan của đơn vị
Đội ngũ chuyên viên khách hàng phần nhiều là tuyển mới, tuy được đào tạo, huấn luyện nhưng còn thiếu kinh nghiệm tác nghiệp và phối hợp chưa thật sự tốt với khối thẩm định và quản trị rủi ro cũng như với trung tâm nguồn vốn.
Chiến lược kinh doanh chưa cân đối và bao quát hết giữa mục tiêu phát triển và mục tiêu thiết lập trạng thái cân bằng bền vững.
Chương 3: Kiến nghị đề tài khóa luận GVHD: Ths. Phạm Thị Ngọc Thảo
CHƯƠNG 3
3.1. Tên đề tài và lý do chọn đề tài
Thông qua quá trình thực tập, tìm tòi và học hỏi tại Techcombank Bạch Đằng , em thu được kết luận rằng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại đây tuy có tăng trưởng mạnh nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế như đã đề cập ở phần 2. Để hiện thực hóa