Tiêu chuẩn và phương thức xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân là văn bản tạo cơ sở cho việc xem xét đánh giá và quản lý khách hàng thể nhân trong hoạt động tín dụng, làm căn cứ để đánh giá hệ thống khách hàng thể nhân của Techcombank, từ đó làm cơ sở để xây dựng các chính sách khách hàng thể nhân cho phù hợp.
Nội dung cụ thể của Tiêu chuẩn và phương thức xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân được đính kèm trong phần phụ lục C của báo cáo thực tập.
2.1.2 Giới thiệu các sản phẩm tín dụng tiêu dùng chính tại TCB BĐ
2.1.2.1 Ô tô xịn
Thời hạn cho vay tối đa không quá 36 tháng đối với khách hàng dùng chính chiếc xe muốn mua làm tài sản cầm cố và 48 tháng với trường hợp khách hàng dùng nhà và quyền sử dụng đất làm tài sản đảm bảo.
Giá trị cho vay tối đa
Trường hợp khách hàng dùng tài sản đảm bảo là nhà và quyền sử dụng đất mức cho vay tối đa là 70% tổng nhu cầu vốn.
Trường hợp khách hàng dùng tài sản đảm bảo là chính chiếc xe muốn mua, xe mới 100% , mức cho vay tối đa là 60% tổng giá trị của chiếc xe. Lãi suất cho vay áp dụng đối với cả 2 sản phẩm Ô tô xịn và Nhà mới:
Trong năm đầu tiên, lãi suất cho vay bằng lãi suất huy động tiết kiệm thường 12 tháng, lãi cuối kỳ, cộng với biên độ từ 0,20 – 0,35%/tháng. Từ năm thứ hai trở đi lãi suất bằng lãi suất huy động tiết kiệm thường 12 tháng, lãi cuối kỳ, của ngày 1/1 hàng năm cộng với biên độ quy định.
2.1.2.2 Nhà mới
Mục đích cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng xây, mua, sửa chữa nhà, chuyển quyền thuê lại của Nhà nước và chuyển quyền sử dụng đất. Áp dụng với các khách hàng có nguồn thu nhập ổn định, có khả năng tự thanh toán tối thiểu 30% tổng nhu cầu vốn. Đồng thời, ngôi nhà xây, mua, sửa hoặc diện tích đất nhận chuyển nhượng phải có nguồn gốc rõ ràng ở những vị trí thuận tiện dễ mua bán chuyển đổi. Thời hạn cho vay tối đa là 20 năm đối với mua nhà và chuyển quyền sử dụng đất, 5 năm đối với xây, sửa nhà.
Giá trị cho vay
70% tổng nhu cầu vốn, tối đa không quá 2 tỷ đồng đối với xây, sửa nhà và không quá 7 tỷ đồng đối với mua nhà và chuyển quyền sử dụng đất. Tối thiểu cho mỗi khoản vay là 30 triệu đồng.
Chương 2: Thực trạng tín dụng tiêu dùng - 13 - GVHD: Ths. Phạm Thị Ngọc Thảo
Tài sản đảm bảo
Tài sản thế chấp, cầm cố thuộc sở hữu của khách hàng vay vốn (nhà, quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, vàng,…).
Tài sản đảm bảo chính là căn nhà định xây mua sửa chữa hoặc diện tích đất được chuyển nhượng.
Được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3. Hạn chế cho vay
Những trường hợp giây tờ nhà đất mua bán không hợp lệ. Vị trí nhà mua nằm trong những đường, hẻm ≤ 2m. Nhà đất mua có tranh chấp hoặc nằm trong diện giải tỏa.
2.1.2.3 Du học tại chỗ
Hỗ trợ về tài chính không quá 50% học phí. Với thời hạn cho vay tối đa 48 tháng. Điều kiện khách hàng
Có nguồn thu nhập ổn định để đảm bảo thanh toán nợ vay đúng cam kết. Được sự đồng ý (giới thiệu) của cơ quan quản lý khoá học.
Có khả năng tự thanh toán tối thiểu 50% học phí. Lãi suất cho vay
Trong năm đâu tiên lãi suất cho vay cố định.
Trong các năm tiếp theo lãi suất được tính dựa trên lãi suất huy động tiết kiệm 12 tháng của Techcombank Bạch Đằng loại nhận lãi cuối kỳ cộng thêm biên độ 0,2%/tháng.
2.1.2.4 Một số sản phẩm khác
Ứng trước tài khoản cá nhân F @ st advance (F1, F2)
F
@ s t Advance bao gồm F1 là F @ stAdva n ce có tài sản đảm bảo là nhà đất, ô tô, sổ tiết kiệm,… hạn mức cho vay tối đa: 300 triệu. F2 là F @ s t Ad v ance không có tài sản đảm bảo, hạn mức cho vay tối đa: 100 triệu.
Du học nước ngoài
Là sản phẩm cho thân nhân của người đi du học vay nhằm trang trải chi phí đi du học nước ngoài. Giá trị cho vay tối đa 70% tổng chi phí của khoá học.
Cho vay học phí
Cho vay học phí là sản phẩm cho vay tín chấp của Techcombank Bạch Đằng dưới hình thức trả định kỳ nhằm hỗ trợ người vay có đủ khả năng chi trả học phí khi bản thân người vay hoặc thân nhân của người vay theo học các khóa học tại các đơn vị đào tạo có liên kết với Techcombank ở Việt Nam. Mức vay tối đa 70% học phí của khóa học nhưng không quá 200 triệu đồng.
Mua trả góp với Techcombank
Là sản phẩm cấp hạn mức tín chấp, từ 20 – 200 triệu đồng.
Vay nhanh bằng cầm cố chứng từ có giá
Mức vay tối đa lên đến 95% tổng giá trị của chứng từ có giá do Techcombank phát hành. Thời hạn cho vay tối đa bằng thời hạn còn lại của chứng từ có giá.
2.1.3 Quy trình tín dụng tiêu dùng tại Techcombank.
Với quy trình tín dụng hiện tại, tuy được xây dựng khá hoàn chỉnh, kiểm soát tương đối tốt rủi ro nhưng khi áp dụng vào thực tế, đặc biệt là tại Techcombank Bạch Đằng thì một số điểm lại tỏ ra bất hợp lý và cản trở chuyên viên khách hàng cũng như làm kéo dài thời gian thẩm định cho vay.
Nhất là cơ chế thẩm định tập trung tất cả các khoản vay gây ra áp lực về thời gian do sự phối hợp chưa tốt giữa đơn vị và trung tâm tái thẩm định. Mặt khác tái thẩm
định tập trung chỉ đảm bảo tính tương đối hợp lý và đầy đủ về hồ sơ giấy tờ chứ chuyên viên tái thẩm định không hề tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
Bên cạnh đó, quy trình giải ngân và công tác giải ngân từ bộ phận giải ngân ở trung tâm nguồn vốn còn gây nhiều khó khăn cho chuyên viên khách hàng.
Toàn bộ quy trình tín dụng của Techcombank gồm 15 bước được tóm tắt như sau:
Gia hạn và tất toán khoản vay Lưu hồ sơ khách hàng Theo dõi việc sử dụng khoản vay
Hạch toán, khai báo trên Globus Giải ngân khoản vay. Ký kết hợp ñồng tín dụng Soạn thảo hợp ñồng tín dụng Kiểm tra hồ sơ, thẩm ñ nh khách hàng
Tiếp nhận hồ sơ
Chương 2: Thực trạng tín dụng tiêu dùng - 15 - GVHD: Ths. Phạm Thị Ngọc Thảo
SƠ ĐỒ 2.1: TÓM TẮT QUY TRÌNH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK BỘ PHẬN THỰC HIỆN TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN THAM CHIẾU PHỤ LỤC Chuyên viên khách hàng Kiểm soát Phê duyệt Mục a. Chuyên viên khách hàng Mục b. Chuyên viên tái thẩm định Mục c, d. Người
được ủy quyền Mục e.
Chuyên viên khách hàng/ Chuyên viên hỗ trợ kinh doanh. Mục f, g. Người
được ủy quyền Mục h.
Chuyên viên hỗ trợ kinh doanh, Kế toán. Mục i. Chuyên viên khách hàng/ Chuyên viên hỗ trợ kinh doanh/ Chuyên viên tái
thẩm định
Mục j, k, l.
Chuyên viên khách hàng/ Chuyên viên ban
xử lý nợ.
Mục m, n, o.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI TCB BĐ 2.2.1. Đánh giá về nguồn vốn tài trợ cho hình thức tín dụng tiêu dùng
2.2.1.1. Khả năng điều chuyển vốn từ trung tâm nguồn vốn
Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn vốn tự huy động rất nhiều nhưng vốn điều chuyển từ trung tâm nguồn vốn có một vai trò quan trọng không thể phủ nhận.
Tổng tài sản của Techcombank tính đến 31/12/2011 là 93.140 tỷ đồng, tăng 56%. Nguồn vốn huy động năm 2011 đạt 62.347 tỷ đồng, và luôn giữ một tỷ trọng cân đối sao cho khai thác được tối đa nguồn vốn này. Năm 2011, vốn chủ sở hữu là 7.761 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ, trong đó, vốn điều lệ đạt 5.400 tỷ đồng.
Tất cả những thông số này cho thấy năng lực tài chính vững mạnh và khả năng điều chuyển vốn cho các điểm kinh doanh từ trung tâm nguồn vốn là rất cao. Đồng thời, thực tế qua 3 năm 2009, 2010 và 2011 cho thấy trung tâm nguồn vốn luôn đáp ứng tốt các nhu cầu cấp tín dụng một cách nhanh chóng với tỷ lệ vốn điều chuyển trên tổng dư nợ tại Techcombank Bạch Đằng là: 10,19%; 11,84% và 20,37%.
2.2.1.2. Tình hình tăng trưởng tài sản và nguồn vốn huy động của TCB BĐ
Nếu tăng trưởng tín dụng quá cao mà năng lực tài chính không tăng tương ứng thì khi trung tâm nguồn vốn gặp khó khăn, do cũng phải điều chuyển cho các điểm kinh doanh khác. Khi đó, đẩy mạnh việc nâng cao năng lực tài chính là nhiệm vụ không những tiên quyết mà còn vô cùng quan trọng, cho phép khả năng mở rộng hoạt động tín dụng hay không.
Đvt: 1.000đ
Đồ thị 2.1: TỔNG TÀI SẢN CỦA TCB BĐ QUA 3 NĂM 2009, 2010, 2011
TECHCOMBANK SVTH: Lê Nguyên
2009
2010
Chương 2: Thực trạng tín dụng tiêu dùng - 17 - GVHD: Ths. Phạm Thị Ngọc Thảo
Nhìn vào đồ thị 2.1. cho thấy năng lực tài chính của Techcombank Bạch Đằng không ngừng tăng lên qua các năm với tổng tài sản lần lượt tăng 78% và năm 2011 là 61%. Tỷ lệ dư nợ tín dụng tiêu dùng trên tổng tài sản trong những năm 2009, 2010 và 2011 lần lượt là 0,62; 0,74 và 0,72 cho thấy tỷ trọng đầu tư vào tín dụng tiêu dùng của ngân hàng so với những hoạt động khác ngày càng tăng.
Theo đồ thị 2.2. ta nhận thấy trong tổng nguồn vốn hoạt động của đơn vị, vốn huy động luôn chiếm một tỷ trọng lớn, đây điều hoàn toàn hợp lý đối với một ngân hàng, chủ yếu là sử dụng vốn của người khác chứ không phải sử dụng nguồn tự có. Vốn huy động chính là thước đo năng lực tài chính của đơn vị, muốn nâng cao năng lực tài chính đối với Techcombank Bạch Đằng không phải là tăng vốn tự có mà là phải đẩy mạnh huy động. Bởi vì vốn tự có của đơn vị chủ yếu là từ hội sở, đó là một nguồn vốn bị động. Quy mô hoạt động, tốc độ tăng trưởng của đơn vị phụ thuộc rất lớn vào khả năng huy động vốn từ khu vực dân cư.
Vốn huy động Vốn khác
2009 2010 2011
Đồ thị 2.2: TỶ TRỌNG VỐN HUY ĐỘNG TRONG TỔNG NGUỒN VỐN CỦA TECHCOMBANK BẠCH ĐẰNG QUA 3 NĂM 2009, 2010, 2011
Với địa bàn hoạt động và đặc điểm khách hàng hiện tại, không chỉ tín dụng mà đối với mảng huy động, Techcombank Bạch Đằng cũng rất chú trọng vào phân khúc ngân hàng bán lẻ. Do vậy nguồn vốn huy động ở đây chủ yếu là từ nguồn vốn nhàn rỗi của khu vực dân cư. Mặc dù là khu vực ngoại vi của thành phố nhưng mức sống ở đây liên tục tăng cao, nguồn vốn nhàn rỗi vô cùng phong phú và đa dạng, khách hàng có số dư tiết kiệm trên 500 triệu đồng chiếm tỷ lệ khá cao. Nhu cầu cất giữ tiền mặt giảm xuống, thay vào đó người dân ngày càng tin tưởng và nhận thấy lợi ích từ việc gửi tiền tại ngân hàng, đặc biệt là bộ phận dân cư trẻ và sinh viên đã có
Tuy nhiên, công tác huy động vốn của đơn vị cũng gặp phải những khó khăn, thách thức khi phải cạnh tranh với rất nhiều ngân hàng cũng có chi nhánh ở gần đó như Á Châu, Đông Á, ngân hàng phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh,… Các sản phẩm tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng của những đơn vị này cũng vô cùng phong phú, hầu hết đều tương tự nhau. Do đó, để tăng cao được số dư có huy động thì Techcombank Bạch Đằng đã liên tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, thay đổi cách bài trí văn phòng sao cho gần gũi hơn với khách hàng ở đây và đẩy mạnh hoạt động chiêu thị, khuyến mãi.
Những nỗ lực trên đã mang lại kết quả khả quan, vốn huy động không những chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn mà còn có sự tăng trưởng mạnh mẽ lên đến 51% trong năm 2011, tuy tốc độ không cao bằng 74% của năm 2010 nhưng đã đưa tổng dư có huy động tại 31/12/2011 là 124,676 tỷ đồng (xem bảng 2.1.). Vốn huy động tăng trưởng mạnh không chỉ giúp cho ngân hàng đáp ứng tốt cho hoạt động tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng mà còn thể hiện lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng ngày càng tăng cao. Điều này sẽ là một lợi thế lớn của ngân hàng trong việc cạnh tranh với ngân hàng khác, nâng cao năng lực, uy tín và hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng và dân cư địa phương. Từ đó cho phép Techcombank
Bạch Đằng mở rộng tốt hơn hoạt động tín dụng và các hoạt động khác.
2.2.1.3. Cơ cấu nguồn vốn tài trợ tín dụng tiêu dùng tại TCB BĐ
Lợi ích mà nguồn vốn tự huy động mang lại là khả năng chủ động sử dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, không phải lúc nào nguồn vốn tự huy động cũng có thể đáp ứng kịp thời cho những giai đoạn hoặc thời điểm tín dụng tiêu dùng tăng trưởng mạnh do hạn chế về số dư có hoặc thời hạn huy động. Lúc này, vốn điều chuyển từ trung tâm nguồn vốn lại tỏ ra vô cùng hữu ích. Tuy nhiên, đây không phải nguồn vốn sẵn có ở ngân hàng nên để sử dụng được ngân hàng không chỉ phải trả giá sử dụng cao hơn mà còn không thể sử dụng ngay vì còn phải bị động, phụ thuộc vào trung tâm nguồn vốn về thời gian cung cấp cũng như có thể bị áp đặt tỷ lệ điều chuyển khi trung tâm nguồn vốn cũng bị áp lực về vốn.
Chương 2: Thực trạng tín dụng tiêu dùng - 19 - GVHD: Ths. Phạm Thị Ngọc Thảo
Như đã phân tích, việc sử dụng nguồn vốn nào kể trên cũng đều có những mặt lợi và bất lợi. Mặt khác, đơn vị cũng cần chú ý rằng các khoản tín dụng tiêu dùng chủ yếu là trung và dài hạn. Do đó, ngân hàng luôn phải linh hoạt sử dụng và có một cơ cấu phù hợp sao cho phát huy tối đa mặt lợi ích mà từng nguồn vốn mang lại. Đồ thị 2.3. đã chỉ rõ cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho hoạt động tín dụng tiêu dùng ở đơn vị trong thời gian qua. Với đặc điểm của từng nguồn vốn và tỷ trọng như trên, tuy vốn điều chuyển có xu
hướng tăng dần nhưng cơ cấu này vẫn hoàn toàn hợp lý về mặt định tính.
Vốn tự huy động
Vốn điều chuyển từ trung tâm nguồn vốn
2009 2010 2011
Đồ thị 2.3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN TÀI TRỢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK BẠCH ĐẰNG QUA 3 NĂM 2009, 2010, 2011
Tóm lại, nhận định chung về nguồn vốn cung cấp cho tín dụng tiêu dùng tại Techcombank Bạch Đằng được sử dụng một cách linh hoạt, phát huy được
hiệu quả tương đối tốt từ nguồn vốn tự huy động. Cơ cấu sử dụng vốn cho hoạt động này trong những năm qua là tương đối phù hợp. Ngân hàng cũng đã tích cực trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng số dư có huy động bằng việc triển khai tất cả các hình thức tiết kiệm và phát hành chứng chỉ tiền gửi, giao chỉ tiêu huy động cho cả chuyên viên khách hàng, quan tâm đúng mức đến công tác chiêu thị và xây dựng hình ảnh ngân hàng tại địa phương.
Tuy nhiên, vẫn cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn vì Techcombank Bạch Đằng đang trên đà mở rộng hoạt động và tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng như các hoạt động sử dụng vốn khác đang tăng mạnh, trong đó, chỉ tiêu tăng trưởng hình thức tín dụng tiêu dùng là 50%. Một hạn chế lớn nữa đó là thực
TECHCOMBANK SVTH: Lê Nguyên
Chương 2: Thực trạng tín dụng tiêu dùng - 20 - GVHD: Ths. Phạm Thị Ngọc Thảo
2.2.2. Phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Techcombank Bạch Đằng