LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo mô hình dòng chảy qua cánh (Trang 69 - 117)

4.2.1. Phương án lựa chọn mô hình áp dụng

Thông qua nghiên cứu tổng quan đã trình bày ở chương 2 về các mô hình dòng chảy qua vật thể của các nước trên thế giới và ở Việt Nam, nhóm chọn mô hình TN3 để áp dụng vào đề tài này vì những lý do sau:

• Đây là mô hình do các sinh viên đại học Ai Cập thực hiện với kinh phí không lớn (khoảng 22 triệu VND), các mô hình TN4, TN5,TN6 rất tốn kinh phí.

• Kích thước mô hình gọn, dễ vận chuyển.

• Có thể chế tạo thủ công các thiết bị phù hợp với điều kiện của nhóm.

• Quan sát tốt được các hiện tượng cần thiết của dòng chuyển động qua cánh và qua vật thể, phù hợp với mục đích của đề tài.

• Có thể đo đạc, điều chỉnh vận tốc và góc tới của cánh.

Đối với sinh viên ngành Đóng tàu thủy, việc nghiên cứu chế tạo mô hình dòng chảy chất lỏng là cần thiết. Việc này giúp quan sát hiện tượng dòng qua cánh rõ ràng, từ đó tiến tới chế tạo và quan sát dòng chảy qua chân vịt, bánh lái cũng như tối ưu biên dạng vật thể nhầm giảm ma sát, lực cản.

Ngoài ra, nhóm còn dựa trên các ưu điểm của các mô hình khác để áp dụng vào thiết kế và chế tạo mô hình, nhằm thể hiện tốt nhất dòng trực quan qua cánh và phù hợp với điều kiện của đề tài.

4.2.2. Phương án thiết kế và chế tạo

Sau khi lựa chọn mô hình áp dụng tiến hành xây dựng phương án thiết kế - chế tạo:

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ thiết kế - chế tạo mô hình

Mô hình TN5 Mô hình TN1 Mô hình TN3 Mô hình TN4 MÔ HÌNH TN3 THIẾT KẾ KÍCH THƯỚC CHÍNH THIẾT KẾ - CHẾ TẠO CÁC THIẾT BỊ CHẾ TẠO MÔ HÌNH THỬ NGHIÊM VÀ HIỆU CHỈNH HOÀN THIỆN LÝ THUYẾT

4.3. THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO KÊNH NƯỚC

Áp dụng mô hình TN3 để thiết kế một kênh nước với dòng chảy ổn định, chọn kênh nước có mặt cắt ướt hình chữ nhật với các dữ liệu đầu vào như sau:

Chất lỏng được sử dụng là nước nguyên chất (ở 20oC) với: - Khối lượng riêng: ρ = 998,23 kg/m3

- Hệ số nhớt động học: ν = 1,01.10-6 m2/s - Hệ số nhớt động lực học: µ = 1.789 x 10-5

kgs/m Yêu cầu thiết kế:

- Sử dụng vật liệu dễ kiếm, thông dụng và tiết kiệm.

- Cấu tạo mô hình phải gọn nhẹ, kích thước mô hình nhỏ nhưng hợp lý để thí nghiệm được.

- Các thiết bị, dụng cụ phải được lựa chọn, điều chỉnh một cách hợp lý và đơn giản nhất có thể khi tiến hành thí nghiệm, phù hợp với kinh phí đề tài.

Kênh nước được thiết kế từ phần thượng lưu đến phần hạ lưu và phần quan trọng nhất là khu vực thí nghiệm. Như vậy, nhiệm vụ thiết kế gồm 3 phần: thiết kế kênh ở khu vực thí nghiệm, khu vực thượng lưu và vùng chuyển tiếp, khu vực hạ lưu.

4.3.1. Thiết kế kênh nước với dòng chảy ổn định đều tầng 4.3.1.1. Thiết kế kênh cho khu vực thí nghiệm 4.3.1.1. Thiết kế kênh cho khu vực thí nghiệm

a. Sử dụng điều kiện dòng chảy ổn định đều trong kênh nước

Kênh nước được thiết kế phải thỏa mãn những điều kiện sau:

- Lưu lượng không đổi theo thời gian và dọc theo dòng chảy, Q(t,l)=Const. - Hình dạng mặt cắt, chu vi và diện tích mặt cắt ướt không đổi dọc theo dòng chảy. Nên độ sâu mực nước trong kênh không đổi; h(l)=const.

- Độ dốc đáy không đổi, i=const. - Hệ số nhám không đổi, n=const.

- Sự phân bố lưu tốc trên các mặt cắt là không đổi dọc theo dòng chảy. Nếu một trong các điều kiện trên không thỏa thì dòng chảy sẽ không đều.

b. Xác định kích thước kênh nước phần thí nghiệm

- Độ nhám: n = 0,013 tra bảng theo tài liệu tham khảo [19] (vật liệu chế tạo kênh là mica và thép được sơn phủ).

- Hình dạng mặt cắt ướt: Mặt cắt ướt được chọn là hình chữ nhật (để phù hợp với mô hình mẫu áp dụng).

- Hệ số dốc mái: i = sinα = 1. Với α là góc hợp bởi thành kênh và đáy kênh. Chọn kích thước sơ bộ

Lợi dụng mắt cắt ướt có lợi về thủy lực nhất, ta có:

( i i) h b − + = 2 1 2

Với: i = 0 (vì mặt cắt ướt hình chữ nhật): hệ số dốc mái. b : bề rộng kênh.

h : chiều cao mặt thoáng.

Vậy =2

h b

Chọn b = 200mm ⇒ chiều cao mớn nước h = 100mm Áp dụng mô hình mẫu chọn lại kích thước

- Sử dụng kích thước mô hình mầu TN3 có kích thước và thông số: B = 18cm = 0,018m

H = 18cm =0,018m L = 20cm = 0,020m

Vận tốc dòng qua cánh : V = 0,15m/s - Chọn lại kích thước:

Dựa vào kích thước mô hình mẫu kết hợp điều kiện dòng đều chọn lại kích thước mặt cắt ướt như sau:

+ Chiều rộng B = 20cm + Chiều cao H = 20cm

Diện tích mặt cắt ướt càng lớn càng có lợi vì sẽ tránh được sự tổn thất năng lượng dòng chảy do ma sát với thành và đáy kênh.

Tuy nhiên, diện tích mặt cắt ướt này có thể thay đổi cho tương ứng với các hệ số trên. Vì vậy, chiều cao thành kênh phải cao hơn so với mặt thoáng. Kích thước mặt cắt ngang kênh nước được thể hiện trên hình 4.1.

Chọn chiều dài đoạn kênh phần thí nghiệm L = 75cm với mục đích: + Nhằm tạo sự ổn định cho dòng chảy trước khi tiếp xúc vật thể. + Để quan sát toàn bộ hiện tượng của dòng chảy khi gặp cánh. Các thông số kênh nước phần thí nghiệm

Chiều rộng mặt thoáng: B = 0,2m Chiều cao mặt thoáng: H = 0,2m Chiều dài kênh: L = 0,75m

Diện tích mặt cắt ướt (m2): A = B.H = 0,04m2 Chu vi mặt cắt ướt (m): P = B + 2H = 0,06m.

Hình 4.1: Kích thước mặt cắt ngang của kênh

Chiều cao mặt thoáng dòng chảy của toàn bộ kênh nước đều bằng nhau nhằm giảm tổn thất năng lượng dòng chảy.

Tính lưu lượng theo công thức Chezy

Theo công thức Chezy :

Ri AC

Q= , (m3/s)

6 , 0 04 , 0 = = P A R = 0,066m Hệ số Chezy: Ry n C= 1 , (m0,5/s). + 6 1 =

y lấy theo công thức Manning.

+ Hệ số nhám n = 0,013 (tra bảng 4.5 trị số của hệ số nhám n theo N.N. Pavlôpxki – sổ tay tính toán thủy lực).[19]

Do đó: 1/6 013 , 0 1 R C= = 44,66 (m0,5 /s) Vậy: Q= AC Ri =0,04.48,9 0,066.1 = 0,26 (m3/s)

4.3.1.2. Thiết kế kênh cho khu vực thượng lưu và vùng chuyển tiếp

a. Khu vực thượng lưu

Phần thượng lưu phải có kích thước mặt cắt ngang đủ lớn để giảm sự khoấy động của dòng chảy từ cửa vào.

Áp dụng mô hình mẫu TN4 có tỷ lệ chiều rộng của mặt cắt ướt phần thí nghiệm so với chiều rộng khu vực thượng lưu như sau:

BTN/BTL = 17,78/116,84 ≈ 0,15

Qua kết quả trên có thể thấy chiều rộng phần thượng lưu quá lớn so với chiều rộng phần thí nghiệm.

Nếu chọn BTL quá lớn sẽ dẫn đến hai khuyết điểm sau:

• Năng lượng dòng chảy bị mất mát nhiều và tăng sự rối loạn cục bộ tại vị trí chuyển tiếp giữa hai vùng này.

• BTL quá lớn sẽ dẫn tới kết cấu mô hình cồng kềnh gây lãng phí. Chọn diện tích vùng thượng tầng:

LTL x BTL = 40x60cm Kích thước cụ thể thể hiện ở hình 4.3.

- Vùng chuyển tiếp từ phần thượng lưu đến phần thí nghiệm sẽ có diện tích mặt cắt ướt giảm dần nhằm giảm sự rối của dòng chảy và tăng vận tốc dòng ở sát thành kênh. Ở khu vực thượng lưu nước được cấp vào qua cửa vào và tạo nên sự cuộn xoáy rất lớn, khu vực tiếp theo dòng chảy sẽ trở nên rất rối, vì vậy dòng rối sẽ bị kéo giản và giảm dần khi ta thu nhỏ dần diện tích mặt cắt ướt.

Hình 4.2: Sự kéo giãn các lớp chất lỏng khi MCN hẹp dần[18]

Áp dụng hình dạng các mô hình mẫu TN3, TN4 để thiết kế hình dạng vùng chuyển tiếp, kích thước cụ thể của vùng này được thể hiện trên hình 4.3.

Hình 4.3: Kích thước khu vực thượng lưu và vùng chuyển tiếp

4.3.1.3. Thiết kế kênh cho khu vực hạ lưu

Vùng hạ lưu cần phải có một diện tích đủ rộng để không làm ảnh hưởng tới dòng chảy trước đó cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong việc tháo nước ra.

Dựa vào hình dáng khu vực hạ lưu của các mô hình mẫu TN3, TN4 để lựa chọn kích thước cho khu vực hạ lưu cho mô hình thiết kế, các kích thước được thể hiện cụ thể trên hình 4.4.

Hình 4.4: Kích thước khu vực hạ lưu

4.3.1.4. Vị trí cánh trong kênh

Vị trí của cánh phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Vị trí cánh phải được đặt trong vùng thí nghiệm và ở vị trí có dòng ổn định và đều nhất.

- Đặt cánh ở vị trí sao cho có thể quan sát được toàn bộ hiện tượng của dòng chảy thông qua của quan sat.

- Cánh được chọn đặt theo hướng nằm để có thể điều chỉnh góc nâng và hạ. - Khoảng cách tính từ tâm trục chính của cánh đến đáy kênh là 10cm

Theo thiết kế sơ bộ, chiều cao mặt thoáng của kênh là 20cm. Chọn sơ bộ khoảng cách từ trục chính cánh đến đáy kênh là 10 nhằm tạo sự cân bằng áp suất giữa mặt trên và mặt dưới cánh, còn hạn chế ảnh hưởng của sức cản ma sát từ đáy kênh.

- Khoảng cách giữa cánh với cửa vào và cửa xả có thể thay đổi được. Kích thước cụ thể vị trí của cánh thể hiện ở hình 4.5.

Hình 4.5: Vị trí của cánh trong kênh

4.3.1.5.Kích thước tổng quát của kênh

- Sau khi chọn xong kích thước kênh tiến hành phát thảo kích thước tổng thể:

Hình 4.6: Phát thảo kích thước tổng thể kênh nước

Đây chỉ là bản vẽ phát thảo nhằm thuận tiện trong việc chế tạo kênh nước, các kích thước tổng thể mô hình có bản vẽ kèm theo.

- Bản vẽ mô phỏng 3D kênh nước:

Hình 4.7: Mô phỏng 3D kênh nước

4.3.2. Chế tạo kênh nước

Với kích thước đã định tiến hành chế tạo kênh nước theo các bước sau:

a. Chọn vật liệu

- Thành bên của phần thí nghiệm: mica

- Các khu vực khác: sử dụng thép tấm (3mm đối với thành kênh và 5mm đối với đáy kênh).

Hình 4.8: Thép tấm dùng chế tạo kênh

b. Chế tạo

- Thép tấm được uốn và hàn lại với nhau theo đúng kích thước:

Hình 4.9: Uốn thép để chế tạo kênh

- Liên kết các bộ phận: sử dụng vít và đai ốc liên kết mica và thép.

Hình 4.10: Liên kết mica vào thép

- Làm kín nước: Sử dụng silicon để làm kín các khe hở được tạo ra khi lắp mica với thép.

- Làm nhẵn bề mặt: sau khi lắp ráp chế tạo xong tiến hành sơn phủ bề mặt thép để làm giảm ma sát. Kênh nước được hoàn thành sau khi sơn.

Hình 4.12: Hoàn thiện kênh nước

4.4. THIẾT KẾ, CHẾ TẠO CÁC THIẾT BỊ PHỤC VỤ THÍ NGHIỆM 4.4.1. Quy trình thiết kế - chế tạo cánh 4.4.1. Quy trình thiết kế - chế tạo cánh

Quy trình thiết và chế tạo cánh NACA được trình bày theo sơ đồ sau:

So

Sơ đồ 4.2: Sơ đồ quy trình thiết kế - chế tạo cánh NACA

XÁC ĐỊNH LOẠI CÁNH CẦN THIẾT SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH THIẾT KẾ CÁNH THIẾT KẾ BIÊN DẠNG PROFIN BẢN VẼ CHẾ TẠO MÔ PHỎNG 3D CHẾ TẠO KIỂM TRA VÀ HOÀN THIỆN YÊU CẦU VỀ CÁNH Khu vực tiến hành thí nghiệm

a. Xác định cánh cần chế tạo

Các yêu cầu về cánh được sử dụng:

- Sử dụng nhiều biên dạng prôfin cánh khác nhau (cánh đối xứng và không đối xứng) để kiểm tra các đặt tính của dòng chảy tác dụng lên cánh.

- Cánh có nhiều ứng dụng thực tế: các cánh đối xứng và cánh không đối xứng được sử dụng trong công nghiệp tàu thủy và chế tạo máy bay.

- Cánh được thực hiện là cánh 3D, kích thước của cánh phù hợp với kích thước của kênh nước. Chiều dang cánh không được lớn hơn chiều rộng kênh nước cũng như không nhỏ quá sẽ khó quan sát hiện tượng.

- Đối với các cánh không đối xứng độ cong cánh phải bằng nhau. Cánh có chiều dày không quá lớn sẽ làm mất tác dụng của cánh không đối xứng, chiều dày quá nhỏ không thể hiện rõ hiện tượng tách lớp biên.

Từ các yêu cầu trên tiến hành chọn các chỉ số trong 4 chữ số của biên dạng cánh NACA như sau:

• Cánh đối xứng: NACA 0020

• Cánh không đối xứng: NACA 6320, NACA 6520, NACA 6720 và NACA 9816.

Cánh NACA 9816 có độ cong lớn hơn so với các cánh khác sử dụng để kiểm tra ảnh hưởng của độ cong đến đặc trưng dòng chảy.

b. Thiết kế biên dạng profin

Sử dụng chương trình vẽ cánh DESIGNFOIL_R6_DEMO xuất biên dạng profin cánh theo mong muốn.

Hình 4.13: chương trình thiết kế cánh NACA

Hình 4.14: Thiết kế biên dạng profin cánh bằng chương trình DESIGNFOIL_R6_DEMO

c. Xây dựng bản vẽ

- Xuất biên dạng cánh và thay đổi kích thước theo tỷ lệ đã chọn để được kích thước biên dạng cần thiết.

Hình 4.15: Biên dạng profin cánh NACA 6320

- Chọn kích thước của cánh 3D để xây dựng bản vẽ chế tạo: Chiều dài cánh : l = 100mm

Chiều dang cánh : b = 75mm Chiều dày lớn nhất : t = 20mm

Các kích thước chi tiết khác được thể hiện ở hình 4.16.

Nhập các chỉ số của 4 chữ số

Số lượng điểm hình thành biên dạng

Hình 4.16: Kích thước cánh NACA 6320

- Vẽ mô phỏng 3D (để tạo sự thuận lợi trong việt chế tạo)

Hình 4.17: Mô phỏng 3D cánh NACA 6320

d. Chế tạo

Hình 4.18: Phôi nhựa – chế tạo cánh

- Sử dụng phương pháp thủ công để gia công cánh.

Hình 4.19: Gia công cánh

- Sử dụng bản vẽ để kiểm tra độ chính xác :

Hình 4.20: Dưỡng mẫu để kiểm tra độ chính xác

Hình 4.21: Hoàn thiện cánh NACA

4.4.2. Thiết bị tạo tia màu

Vì lưu chất được sử dụng trong dòng chảy là nước sạch nên cần có thiết bị tạo tia màu để thể hiện rõ hình ảnh của dòng chảy. Thiết bị này gồm có bình chứa nước màu (mực), ống dẫn mực và thiết bị điều chỉnh lưu lượng mực, kim mực, cơ cấu cố định và di chuyển kim mực.

a. Bình chứa mực

Để đơn giản trong quá trình thí nghiệm và giảm chi phí chế tạo mực được chứa trong bình nhựa:

b. Thiết bị ống dẫn và điều chỉnh lưu lượng mực

Ống dẫn và thiết bị điều chỉnh lưu lượng mực thể hiện dưới hình 4.23.

Hình 4.23:Ống dẫn và thiết bị điều chỉnh lưu lượng mực

c. Kim mực

Kim mực là thiết bị dùng để dẫn mực từ bình chứa mực cho vào dòng chảy. Kim có đường kính rất nhỏ (d=3mm), chiều dài phần ngập trong nước chọn sao cho làm giảm tối đa sức cản dòng, chiều dài đoạn kim song song với dòng mực là L2=150mm. Kích thước được thể hiện dưới hình 4.24.

Sử dụng ống đồng làm kim mực: ưu điểm của loại ống này là có độ cứng tương đối cao và dễ chế tạo theo kích thước.

Hình 4.25: Chế tạo xong kim mực

d. Cơ cấu cố định và di chuyển kim mực

- Đây là cơ cấu cố định vị trí kim mực để tương thích với cánh trong quá trình thí nghiệm, bên cạnh đó cơ cấu này còn có thể di chuyển dọc theo chiều dài kênh nước nhằm thay đổi khoảng cách kim mực so với cánh khi cần thiết.

- Cơ cấu được đặt trên thành kênh nên các kích thước phải tương thích với chiều rộng kênh: khoảng cách hai rãnh bằng chiều rộng kênh (B = 20cm). Kích

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo mô hình dòng chảy qua cánh (Trang 69 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)