Đặc trưng của dòng lưu chất qua vật thể

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo mô hình dòng chảy qua cánh (Trang 45 - 46)

Trong thực tế đa số vật thể chuyển động xuyên qua dòng lưu chất, tuy nhiên để dễ dàng nghiên cứu chuyển động của dòng chất lỏng thì hầu hết các nghiên cứu đều xem như vật thể đứng yên và dòng chất lỏng chuyển động qua nó. Việc xem xét này dĩ nhiên là hoàn toàn không phù hợp với thực tế nhưng giả thiết trên có thể chấp nhận được.

Hình 3.6 thể hiện dòng chảy của lưu chất qua hai trường hợp: dòng chảy qua khối trụ tròn và qua tấm phẳng. Khi dòng lưu chất đi qua vật thể chủ yếu dòng bị chia tách thành 2 phần chuyển động qua cánh, trên biên dạng vật thể xuất hiện các vị trí mà tại đó vận tốc dòng bằng 0. Tại đây lưu chất không chuyển động và có áp suất rất lớn.

Hình 3.6: Dòng lưu chất qua vật cản.[8]

Dòng lưu chất đi qua vật thể được chia làm 2 loại: Loại thứ nhất là đường dòng chảy gắn chặt vào biên dạng vật thể, loại thứ 2 là dòng lưu chất tách rời ra khỏi biên dạng vật thể. Nguyên nhân chính phát sinh 2 loại dòng chảy này là do biên dạng vật thể và số Reynolds. Đối với những vật thể có biên dạng thay đổi đột ngột thì khả năng phát sinh loại 2 càng tăng.[8]

Hai loại của hiện tượng dòng chảy gặp vật thể này có thể gặp rất nhiều trong thực tế, sau đây là một số hình ảnh thực tế thể hiện hiện tượng trên:

Hình 3.7: Dòng khí chuyển động qua cánh buồm và qua mũi của máy bay (mô phỏng bằng phần mềm FLUENT).[9]

Các đặt trưng dòng chảy qua cánh còn được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp tàu biển:

Hình 3.8: Đặt trưng dòng chảy qua giàn khoan.[9]

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo mô hình dòng chảy qua cánh (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)