Hoạt động hoạch định nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo tại huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai đến năm 2016 (Trang 75 - 76)

Các hoạt động NNL không thể tách riêng mà chúng phải gắn kết với nhau như một chỉnh thể thống nhất. Việc hoạch định NNL nhằm chỉ rõ các hoạt động được nhận diện và kết hợp với nhau như thế nào trước khi thực thi các hoạt động riêng lẽ. Kế hoạch NNL là tài liệu giúp CC, VC, nhân viên hiểu các quyết định về NNL hỗ trợ như thế nào cho việc đạt được các mục tiêu của tổ chức. Để hồn thiện cơng tác hoạch định NNL, Phòng GD&ĐT, các trường học cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Khi xây dựng kế hoạch NNL, phải căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục của Tỉnh, huyện, tránh tình trạng thiếu tổng thể nhưng lại thừa cục bợ, gây lãng phí về NNL và ngân sách nhà nước.

- Khi hoạch định NNL, ngoài việc căn cứ vào thực trạng các trường, chỉ tiêu dân sớ, đợ tuổi, giới tính, tỷ lệ học sinh lên lớp ... để xác định số lượng học sinh, số lớp của từng khối, từng cấp học qua đó dự báo số lượng giáo viên, nhân viên cần có; cần phải kết hợp với các đơn vị liên quan để xác định số lượng các trường học, phòng học, phòng chức năng sẽ xây dựng mới, xây thay thế, số hư hỏng. Mặt khác, cần phải đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, dự ước mức độ huy động nguồn đóng góp tự nguyện của nhân dân để xác định chỉ tiêu phát triển trường lớp phù hợp.

- Phải tiến hành phân tích mợt cách kỹ lưỡng hiện trạng quản trị NNL của ngành, của trường nhằm xác định những điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn, thuận lợi. Cụ thể:

+ Đánh giá về sớ lượng, cơ cấu, trình đợ, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, các phẩm chất cá nhân của từng người.

+ Đánh giá về phân công nhiệm vụ, quyền hạn và mức độ phối hợp, hợp tác

giữa các bộ phận.

+ Đánh giá về các chính sách và việc thực hiện các chính sách trong quản trị NNL như tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật... Để có kết quả đánh giá chính xác, cần tham khảo ý kiến của CC, VC, nhân viên thông qua bảng câu hỏi.

- Căn cứ kế hoạch phát triển GD&ĐT và định mức biên chế, Phịng GD&ĐT và các trường xác định sớ lượng lao động cần có trong kế hoạch dài hạn và từng năm học. Đồng thời, căn cứ kết quả phân tích hiện trạng quản trị NNL để có kế hoạch sàng lọc, bớ trí, sắp xếp, tủn dụng, đào tạo, phát triển nhằm có đủ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phù hợp với quy mô trường lớp, đặc điểm của từng trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo tại huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai đến năm 2016 (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)