Công tác hoạch định nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo tại huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai đến năm 2016 (Trang 33 - 36)

- Kế hoạch NNL 5 năm: Vào năm cuối nhiệm kỳ HĐND huyện, Phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường học xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 5 năm tiếp theo. Nội dung kế hoạch phát triển giáo dục 5 năm chủ yếu tập

trung vào số lượng học sinh, số lớp học, phịng học, sớ lượng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cần có để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục.

Căn cứ kế hoạch của các trường, Phòng GD&ĐT lập kế hoạch toàn ngành, báo cáo UBND huyện tổng hợp vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của huyện trình HĐND huyện phê chuẩn. Sau khi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hợi được thơng qua, Phịng GD&ĐT hướng dẫn các trường triển khai thực hiện.

- Kế hoạch NNL hàng năm: Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học trước và mục tiêu nhiệm vụ năm sau, Phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường học xây dựng kế hoạch năm học, trong đó bao gồm cả kế hoạch NNL.

Nhìn chung, Phịng GD&ĐT và phần lớn các trường học có xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục 5 năm, hàng năm theo quy định. Trong kế hoạch nêu rõ quy mô trường lớp, số lượng CC, VC, nhân viên cần có của từng trường và toàn ngành. Tuy nhiên, việc hoạch định NNL có một số tồn tại như sau:

- Công tác xây dựng kế hoạch 5 năm tại một số trường chưa được quan tâm đúng mức. Trong kế hoạch cịn thiếu các nợi dung về đào tạo đội ngũ giáo viên, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.... Cụ thể với kế hoạch giai đoạn 2011 – 2016, trong số 67 trường thì có 11 trường (bao gồm: MN Thọ Vực, Xuân Tâm, Trảng Táo; TH Hồng Văn Thụ, Lam Sơn, Lê Lai, Trần Q́c Toản, Xuân Tâm 2; THCS Lê Lợi, Nguyễn Cơng Trứ, Nguyễn Đình Chiểu; chiếm tỷ lệ 16,42%) xây dựng kế hoạch không đạt chất lượng, phải chỉnh sửa nhiều lần. Đối với kế hoạch 5 năm của huyện, nội dung các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng đợi ngũ giáo viên cịn q sơ sài.

Do việc xây dựng kế hoạch chưa sát thực tế, tính khả thi không cao nên khi triển khai thực hiện, Phịng GD&ĐT, các trường học lúng túng, bị đợng, phải giải quyết theo sự vụ, sự việc. Điều này làm mất tính đờng bợ trong việc chỉ đạo, thực hiện tồn bợ các hoạt đợng của trường, của ngành và làm cho kế hoạch không cịn là phương pháp, cơng cụ quản lý hiệu quả, từ đó ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện kế hoạch GD&ĐT của trường, của ngành.

- Công tác hoạch định NNL chưa thực sự gắn kết với kế hoạch xây dựng trường học. Ví dụ như trong kế hoạch giai đoạn 2005-2010 có nội dung xây dựng Trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh với quy mô 24 lớp học. Tuy nhiên, sau khi xây

dựng xong lại chỉ huy động được số lượng học sinh đủ cho 6 lớp. Ngược lại, Trường MN Trảng Táo chưa được xây dựng nhưng đã tách ra từ Trường MN Xuân Tâm nên phải mượn cơ sở vật chất để giảng dạy và học tập.

- Khi phân tích hiện trạng quản trị NNL, các trường học chưa đánh giá chi tiết về trình đợ chun mơn, sức khỏe, kỹ năng, kinh nghiệm, khả năng đào tạo và phát triển...Đồng thời chưa đánh giá về hiệu quả thực hiện các chính sách liên quan đến NNL. Do vậy, chưa dự báo chính xác sớ người nghỉ việc, số cần phải đào tạo, số tuyển dụng mới cũng như việc sửa đổi các chính sách quản trị NNL đang áp dụng.

Bảng 2.6: Nhận xét về công tác hoạch định nguồn nhân lực

Câu hỏi

Số người đánh giá theo các mức độ 1 2 3 4 5 Trung

bình Nhà trường có xây dựng mục tiêu, kế

hoạch phát triển giáo dục hợp lý dài hạn và từng năm học

3 10 130 143 4,44

Nhà trường có xây dựng mục tiêu, kế

hoạch về NNL dài hạn và từng năm học 5 29 126 126 4,30 Kế hoạch NNL phù hợp với mục tiêu, kế

hoạch phát triển giáo dục 3 14 123 146 4,44 Kế hoạch NNL có các chương trình, chính

sách về NNL làm cơ sở thực hiện 8 17 111 150 4,41 Trong đó: 1: Hồn tồn khơng đờng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không có ý kiến; 4: Đờng ý; 5: Hồn tồn đờng ý.

Nguồn: Trích từ phụ lục số 01

- Đối với kế hoạch năm học, chất lượng kế hoạch tại một số trường thấp, không phù hợp thực tiễn, một số nơi chưa thông qua cấp ủy địa phương, chưa phát huy được trí ṭ, nhiệt tình đóng góp của quần chúng vào xây dựng kế hoạch. Thậm chí, mợt số HT chưa nắm được công tác xây dựng kế hoạch năm học hoặc làm để lấy lệ, đối phó, trong kế hoạch thiếu các giải pháp để tổ chức thực hiện. Cụ

thể là với kế hoạch năm học 2010-2011, trong sớ 67 trường thì có 6 trường (MN Xuân Tâm, Trảng Táo; TH Phù Đổng, Lê Lai, Xuân Tâm 2; THCS Nguyễn Hữu Cảnh; chiếm tỷ lệ 8,95%) xây dựng kế hoạch có chất lượng thấp, trong đó có 3 trường (MN Trảng Táo; TH Phù Đổng, Lê Lai) không báo cáo kế hoạch cho cấp ủy địa phương.

Qua khảo sát 286 CC, VC, nhân viên (49 cán bộ quản lý, 200 giáo viên, 37 nhân viên) về công tác hoạch định NNL, kết quả như trong Bảng 2.6. Điều hợp lý là việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và kế hoạch NNL được đánh giá khá cao ở cả 4 câu hỏi. Bởi vì phần lớn cán bợ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa được đào tạo bài bản về lập kế hoạch, nên chưa hiểu đầy đủ về bản chất và tầm quan trọng của các loại kế hoạch. Do vậy, cần thiết phải bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và khả năng lập kế hoạch cho CC, VC, nhân viên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo tại huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai đến năm 2016 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)