Kỹ năng kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh theo tiếp cận lý thuyết lãnh đạo và quản lý sự thay đổi (Trang 66 - 151)

Các kỹ năng theo thứ tự từ 1 đến 5 trong bảng trên ( Kỹ năng thu thập thông tin, Kỹ năng phân tích thông tin, Kỹ năng xây dựng kế hoạch, Kỹ năng ra quyết định, Kỹ năng tổ chức thực hiện quyết định) đều có khoảng 50% số cán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67 bộ, GV, nhân viên cơ bản thống nhất cho rằng đáp ứng đƣợc yêu cầu; trong đó kỹ năng xây dựng kế hoạch chiếm tỷ lệ thấp hơn cả (43,7%).

Có khoảng 70% số số cán bộ, GV, nhân viên cho rằng công tác động viên, kiểm tra, đánh giá của HT chƣa đáp ứng yêu cầu của thực hiện đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông .

Qua trao đổi trực tiếp, chúng tôi thấy các ý kiến tập trung vào các vấn đề sau:

- Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, biện pháp thực hiện kế hoạch của một năm học sau ít thay đổi so với năm học trƣớc, kế hoạch còn mang tính hình thức, ít khả thi.

- HT quản lý nhà trƣờng chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính; hạn chế việc xây dựng và chia sẻ tầm nhìn, ít chú ý đến tìm hiểu nguyên nhân tạo nên sự ngại thay đổi, phản đối sự thay đổi của các thành viên nhà trƣờng, để có biện pháp giải quyết phù hợp, vì vậy công tác khuyến khích, động viên tạo động lực thúc đẩy GV hoạt động tích cực chƣa tốt.

- Thực hiện vệc kiểm tra đánh giá nghiêm túc, nhƣng các ý kiến tƣ vấn, thúc đẩy trong và sau quá trình kiểm tra phần lớn chƣa phù hợp, nên ít tác dụng, hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá rất hạn chế.

Nhìn chung có khoảng 50% số cán bộ, GV, nhân viên cho rằng HT thiếu kỹ năng quản lý sự thay đổi. Kiểm tra, đánh giá chủ yếu nhằm duy trì nền nếp chuyên môn về hình thức là chính (kiểm tra số loại hồ sơ chuyên môn, hình thức trình bày, soạn bài đủ hay thiêú …), các biện pháp khuyến khích, động viên để có tác dụng thực sự thúc đẩy phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm của GV rất hạn chế.

Thực tế, HT, PHT mất rất nhiều thời gian cho việc đọc các văn bản của Sở, các cấp chính quyền địa phƣơng; nào là văn bản chỉ đạo, định hƣớng HĐDH, giáo dục, văn bản yêu cầu báo cáo, nào là văn vản yêu cầu phối hợp tổ chức các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 68 hoạt động xã hội của các Đoàn thể, chính quyền địa phƣơng; HT đọc hết các loại văn bản đã là cố gắng, việc triển khai đầy đủ, đúng yêu cầu của tất cả các văn bản ngày càng nhiều “ào ạt” đổ về nhà trƣờng quả là một thách thức không nhỏ đối với ngƣời HT. HT, PHT có gắng dự đủ một số giờ theo quy định (tính cả số giờ dự trong các đợt thi đua của nhà trƣờng phát động, nhƣ tháng chào mừng ngày nhà giáo 20/11, tháng chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3,...), chƣa thật sự quan tâm việc giám sát trực tiếp HĐDH trên lớp của GV và của HS; việc đánh giá chất lƣợng giờ dạy gián tiếp thông qua GV, tổ (nhóm) bộ môn là chính.

Tóm lại, cơ chế quản lý quan liêu, mệnh lệnh hành chính vẫn còn khá phổ biến, nặng nề, kém hiệu lực, hiệu quả, dẫn đến HT làm việc thụ động, thiếu sáng tạo; dành ít thời gian cho hoạt động chuyên môn. Thực tế hiện nay, HT hoàn thành khá tốt vai trò quản lý, nhƣng chƣa làm tốt vai trò lãnh đạo HĐDH, giáo dục.

2.2.2.1. Những mặt đáp ứng

Chủ trƣơng đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng và Nhà nƣớc ta là tất yếu đã tạo nên áp lực từ bên ngoài đối với các nhà trƣờng; nhà trƣờng phải thay đổi để tồn tại và phát triển. Nhiệm vụ của HT là làm cho sự thay đổi xảy ra, biến tầm nhìn thành hiện thực. Để thực hiện sự thay đổi thành công, đòi hỏi toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý nhà trƣờng (HT, PHT, tổ trƣởng, phó tổ trƣởng), GV, nhân viên phải thay đổi thay đổi toàn diện, sâu sắc tƣ duy, hành vi, thái độ và niềm tin; cùng nhau, tích cực tham gia xây dựng kế hoạch thay đổi (đổi mới), tìm các giải pháp thực hiện và quyết tâm, kiên nhẫn thực hiện thành công sự thay đổi, nhằm đạt đƣợc mục tiêu đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông.

Đội ngũ cán bộ quản lý về cơ bản đã nắm vững chủ trƣơng đổi mới giáo dục phổ thông, đã có một số kỹ năng trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chƣơng trình, sách giáo khoa, chỉ đạo đổi mới PPDH, sử dụng phƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 69 tiện TBDH, đánh giá kết quả dạy học, giáo dục, bƣớc đầu có hiệu quả, đúng định hƣớng đổi mới chƣơng trình giáo dục THPT.

Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trƣờng đã có nhiều cố gắng tạo điều kiện thuận, lợi, hỗ trợ GV thực hiện đổi mới PPDH. Một số cán bộ quản lý đã có biện pháp quản lý, chỉ đạo đổi mới PPDH trong nhà trƣờng đạt hiệu quả, động viên, khen thƣởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả đổi mới PPDH.

2.2.2.2. Những mặt còn hạn chế

Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nguồn lực hiện có, kể cả tiềm năng trong và ngoài nhà trƣờng của đội ngũ cán bộ quản lý (4 trƣờng khảo sát) còn hạn chế nên dẫn đến hiện tƣợng mục tiêu ít mang sắc thái riêng của trƣờng, thiếu phù hợp với thực tế, chƣa phát huy đƣợc thế mạnh của trƣờng. Qua nghiên cứu kế hoạch của 4 trƣờng thấy rằng: Mục tiêu HĐDH của các trƣờng gần giống nhau, chỉ khác một chút ở một số chỉ tiêu cụ thể về mặt định lƣợng (nhƣ: số lƣợng, tỷ lệ HS lên lớp, lƣu ban, bỏ học, đỗ tốt nghiệp, HSG,...).

2.2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Qua phân tích kết quả khảo sát, có thể rút ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến các kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trƣờng còn hạn chế:

- Chƣa đánh giá đúng tính phức tạp của sự thay đổi (nó liên quan đến nhận thức, tình cảm, lợi ích, hành vi của nhiều ngƣời trong một thời gian nhất định).

- Chƣa có biện pháp động viên, kiểm tra đánh giá thật phù hợp với từng ngƣời, trong từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, dẫn đến vẫn còn hiện tƣợng cán bộ, GV làm việc chống đối, chƣa tự giác, thiếu niềm tin, hiệu quả công việc thấp.

Tóm lại, nguyên nhân cơ bản là cán bộ quản lý nhà trƣờng còn thiếu kỹ năng ứng phó và kiểm soát sự thay đổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70

2.2.3 . Nguồn lực tạo ra kết quả trong quản lý HĐDH.

Chúng tôi khảo sát, xin ý kiến của 4 HT và 10 PHT, 200 GV, 04 nhân viên phụ trách PTDH, 04 nhân viên phụ trách Thƣ viện của bốn trƣờng THPT thành phố Hạ Long về “ Mức độ đáp ứng của chất lƣợng các nguồn lực tạo ra sự thay đổi”, kết quả đƣợc thể hiện ở các Bảng 2.13; 2.14; 2.15; 2.16..

2.2.3.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường

Bảng 2.13. Mức độ đáp ứng của đội ngũ cán bộ quản lý

TT Chất lƣợng nguồn lực Mức độ đáp ứng Đáp ứng Đáp ứng ít Chƣa đáp ứng SL TL% SL TL% SL TL% 1 Chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý nhà trƣờng 157 70,7 55 24,8 10 4,5

Có 70,7% số cán bộ, GV, nhân viên cho rằng các HT, PHT cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu lãnh đạo và quản lý sự thay đổi, 24,8% còn lo lắng về khả năng đáp ứng sự thay đổi của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trƣờng.

Một bộ phận nhỏ (chỉ có 4,5% ) cho rằng tuổi đời của các HT cao nên hạn chế tính năng động và sáng tạo, quản lý theo kinh nghiệm là chính, kinh nghiệm lãnh đạo sự thay đổi chƣa nhiều..

Thời gian làm việc của HT dành gần hết cho hoạt động quản lý, lên kế hoạch, báo cáo, xử lý quan hệ với cha mẹ HS, cộng đồng,... Thực tế, rất ít HT là ngƣời thực sự lãnh đạo hoạt động chuyên môn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 71 2.2.3.2. Chất lượng đội ngũ GV Bảng 2.14. Mức độ đáp ứng của đội ngũ GV TT Chất lƣợng nguồn lực Mức độ đáp ứng Đáp ứng Đáp ứng ít Chƣa đáp ứng SL TL% SL TL% SL TL% 1 Chất lƣợng đội ngũ GV 148 66.7 58 26.1 16 7.2

Hơn nửa số cán bộ GV, nhân viên cho rằng đội ngũ GV hiện nay đáp ứng

đƣợc yêu cầu đổi mới (chiếm tỷ lệ 66,7%), số cán bộ GV, nhân viên có ý kiến ngƣợc lại chiếm 7,2% . Số ý kiến cho rằng đội ngũ GV hiện nay không đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới (chiếm 7,2%) lý do là số GV cao tuổi (trên 50 tuổi) chiếm tỷ lệ đáng kể (38/266 = 14%), hơn nữa tất cả GV của 4 trƣờng THPT chúng tôi khảo sát đều chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn quản lý sự thay đổi.

Hiện nay, đa số GV rất ngại cho đồng nghiệp dự giờ, họ coi việc dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm của đồng nghiệp là không bình thƣờng. Thực tiễn cho thấy, những trƣờng thực hiện tốt sự thay đổi trong HĐDH, nâng cao chất lƣợng giáo dục là những trƣờng có nhiều GV tích cực đi dự giờ đồng nghiệp, trao đổi, chia sẻ thông tin một cách thẳng thắn, làm việc hợp tác nhằm cải tiến cách dạy phù hợp hơn cho những tiết sau.

Dự giờ là một trong những cách bồi dƣỡng tốt nhất, nhanh nhất nâng cao trình độ, tay nghề của GV, kể cả GV lâu năm và GV mới vào nghề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72

2.2.3.3. Chất lượng, tinh thần, thái độ, khả năng học tập của HS

Bảng 2.15. Mức độ đáp ứng của HS TT Chất lƣợng nguồn lực Mức độ đáp ứng Đáp ứng Đáp ứng ít Chƣa đáp ứng SL TL% SL TL% SL TL% 1 Chất lƣợng học tập của HS 82 36.9 28 12.6 112 50.5

2 Tinh thần, thái độ học tập của HS 117 52.7 29 13.1 76 34.2

3 Khả năng học tập (hiểu biết, PP

học) 169 76.1 37 16.7 16 7.21

Hơn một nửa số cán bộ GV, nhân viên cho rằng chất lƣợng học tập của HS

chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới (chiếm 50,5%).

Chỉ có (36,9% ) cán bộ GV, nhân viên cho rằng chất lƣợng học tập của HS đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới.

Thực tế chất lƣợng dạy học còn rất nhiều vấn đề bất cập, thể hiện cụ thể ở chất lƣợng thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, tuyển sinh đại học.

Có nhiều ý kiến cho rằng kết quả học tập thực sự ở 4 trƣờng khảo sát (có khoảng 60% số HS đạt từ trung bình trở lên) thấp hơn nhiều so với kết quả thi tốt nghiệp (số HS đỗ tốt nghiệp nhiều năm gần đây đều trên 90%).

Có 52,7% số cán bộ GV, nhân viên cho rằng HS có tinh thần và thái độ học tập đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới; 34,2% có ý kiến ngƣợc lại.

Một kết quả rất đáng quan tâm đó là có tới 76,1% sốcán bộ GV, nhân viên

cho rằng khả năng học tập của HS đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới.

Nhƣ vậy, hầu hết cán bộ, GV tin rằng đại đa số HS đều có ý thức học tập và có thể học đƣợc theo yêu cầu của chƣơng trình học hiện nay; điều đó thể hiện họ rất quan tâm và kỳ vọng ở mọi HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73 2.2.3.4. CSVC, phương tiện phục vụ HĐDH Bảng 2.16. Mức độ đáp ứng của CSVC, PTDH TT Chất lƣợng nguồn lực Mức độ đáp ứng Đáp ứng Đáp ứng ít Chƣa đáp ứng SL TL% SL TL% SL TL% 1 CSVC, PTDH 85 38,3 22 9,91 115 51,8

Có tới 51,8% cán bộ, GV và nhân viên đánh giá CSVC, chất lƣợng PTDH ở các trƣờng hiện nay là chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới.

Hiện nay trong 4 trƣờng khảo sát, đã có 02 trƣờng (THPT Hòn Gai và THPT Bãi Cháy) vừa đƣợc công nhận đạt trƣờng chuẩn quốc gia (năm 2009), các khối phòng học thiết yếu nhƣ: khối phòng học, phòng bộ môn (phòng học

văn hoá, phòng học bộ môn), khối phòng hành chính quản trị (Phòng HT, phòng

PHT, khòng họp) đều đƣợc xây dựng kiên cố, nhƣng mới chỉ có 2 trƣờng đủ số lƣợng phòng học để có thể tổ chức cho tất cả HS của trƣờng học 2 ca/ngày.

Thực tế hiện nay việc quản lý PTDH của HT các trƣờng THPT thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học trong các trƣờng còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, thiếu sự chỉ đạo chặt chẽ và kiểm tra thƣờng xuyên. Mặt khác việc trang bị PTDH cho các nhà trƣờng phổ thông nói chung còn nhiều bất cập: thiếu, không đồng bộ,…nhân viên phụ trách PTDH đa số là kiêm nhiệm nên chƣa phát huy đƣợc tác dụng của PTDH.

Năng lực sử dụng PTDH của đội ngũ GV còn nhiều hạn chế, ngại thực hành,… Đặc biệt trong 4 năm qua do phân ban thay sách giáo khoa nên GV phải tập trung nhiều vào việc soạn giáo án, tiếp cận các loại sách giáo khoa phân ban, chƣa chú ý tới việc bảo quản PTDH để sử dụng lâu dài. Các nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74 trƣờng còn chƣa quan tâm và đầu tƣ đúng mức cho việc mua sắm, sử dụng và bảo quản PTDH nên hiệu quả sử dụng PTDH chƣa cao.

2.2.4. Vấn đề động viên tạo động lực cho sự thay đổi

Động viên để “tạo động lực làm việc” hay khiến cán bộ, GV, nhân viên, thể hiện khả năng tốt nhất có thể, thúc đẩy mọi ngƣời trong nhà trƣờng làm việc tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện thành công sự thay đổi; cao hơn nữa, động viên làm sao để mọi ngƣời phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình, sáng tạo ra ý tƣởng thay đổi phù hợp với những mục tiêu chung và thực tiễn của nhà trƣờng. Trong qua trình thực hiện sự thay đổi, nếu thiếu yếu tố động viên thì dễ dàng dẫn đến cách làm việc đối phó, thiếu trách nhiệm.

Chúng tôi khảo sát, xin ý kiến của 222 cán bộ, GV của bốn trƣờng THPT thành phố Hạ Long về “Mức độ tự giác, tích cực của đội ngũ cán bộ quản lý, GV và HS” kết quả đƣợc thể hiện ở Bảng 2.17.

Bảng 2.17. Mức độ tự giác, tích cực của đội ngũ

cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh

TT Các đặc trƣng Mức độ đạt đƣợc Cao Trung bình Còn thấp SL TL% SL TL% SL TL% 1 Tính tự giác, tích cực của cán bộ quản lý 174 78.4 31 14 17 7.66

2 Tính tự giác, tích cực của giáo

viên 155 69.8 45 20.3 22 9.91

3 Tính tự giác, tích cực của học

sinh 24 10.8 111 50 87 39.2

4 Tác động của cơ chế chính sách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75

2.2.4.1. Cơ chế chính sách đối với GV

Gần nhƣ toàn thể cán bộ, GV đồng thuận, nhất trí cho rằng cơ chế chính sách vai trò rất lớn trong việc tạo ra động lực làm việc (chiếm tỷ lệ 80,6%).

Cơ chế chính sách, đặc biệt tiền lƣơng của cán bộ, GV chƣa phù hợp.

Cán bộ, GV của 4 trƣờng khảo sát đều sống ở thành phố du lịch Hạ Long, giá cả rất đắt đỏ, đồng lƣơng hạn hẹp, thậm chí còn có một bộ phận GV đời sống còn khó khăn; trong khi đó, do có cả chƣơng trình phân ban, chƣơng trình tự chọn nên số giáo án phải soạn trong một tuần quá nhiều, chiếm hết thời gian ở nhà của GV.

2.2.4.2. Khuyến khích sự tham gia của GV, HS

Phần lớn cán bộ, GV đánh giá đỗi ngũ cán bộ quản lý nhà trƣờng rất tích cực trong công việc (chiếm tỷ lệ 78,4%); hơn 50% số cán bộ, GV cho rằng: hiện nay GV làm việc thụ động, ỷ lại, tuân thủ mệnh lệnh, đối phó, miễn là không bị

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh theo tiếp cận lý thuyết lãnh đạo và quản lý sự thay đổi (Trang 66 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)