Lý thuyết về lãnh đạo và quản lý sự thay đổi

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh theo tiếp cận lý thuyết lãnh đạo và quản lý sự thay đổi (Trang 25 - 31)

1.3.1. Khái niệm sự thay đổi

Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng thì vận động đƣợc hiểu là một thuộc tính cố hữu của vật chất, là phƣơng thức tồn tại của vật chất

Vật chất chỉ có thể tồn tại bằng cách vận động và thông qua sự vận động mà biểu hiện, bộc lộ sự tồn tại của mình. Do đó, muốn nhận thức đƣợc sự vật phải nhận thức nó trong quá trình vận động.

Bất cứ sự vật, hiện tƣợng nào cũng là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận, nhiều mặt, nhiều yếu tố khác nhau đƣợc sắp xếp theo một kết cấu nhất định và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, có ảnh hƣởng và tác động qua lại lẫn nhau. Chính sự ảnh hƣởng, tác động giữa các yếu tố, các bộ phận đó đã tạo nên sự vận động, biến đổi không ngừng của sự vật, hiện tƣợng. Nguyên nhân và nguồn gốc vận động nằm trong bản thân thế giới vật chất, vật chất tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 thân vận động, chứ không phải nhờ có "cái hích đầu tiên của Thƣợng đế" nhƣ những quan niệm duy tâm, thần bí.

* Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hƣởng, tác động qua lại của sự vật, hiện tƣợng; là thuộc tính chung của bất kỳ sự vật, hiện tƣợng nào.

Thay đổi có thể bao gồm các mặt nhƣ:

- Thay đổi về xã hội (thể chế chính trị, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách,...).

- Thay đổi về kinh tế (nông nghiệp chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ, đổi mới phƣơng tiện, công cụ, thay đổi công nghệ, ...).

- Thay đổi khoa học - công nghệ (vi tính, công nghệ thông tin, ...).

- Thay đổi về giáo dục (mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, sách giáo khoa, phƣơng pháp, phƣơng tiện, kiểm tra đánh giá, ...).

Thay đổi là tất yếu. Nhà trƣờng cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Muốn hay hay không trƣờng học vẫn cứ thay đổi.

Thay đổi có thể đƣợc khởi xƣớng ngay bên trong nhà trƣờng hoặc bị áp đặt từ bên ngoài. Thay đổi có thể dƣới hình thức có những cải tiến nhƣ thế nào đó để đạt đƣợc mục tiêu, hoặc ta phải đƣơng đầu với những mục tiêu và thách thức mới.

Thay đổi là một trong những chức năng quan trọng của vai trò quản lý. Nếu biết lãnh đạo và quản lý sự thay đổi thì nhà trƣờng sẽ hoạt động tích cực hơn, có hiệu quả hơn. Hãy đón nhận sự thay đổi một cách chủ động và tích cực. Cần thay đổi - nên thay đổi - có thể thay đổi.

1.3.2. Ba trƣờng phái lý thuyết về lãnh đạo và quản lý sự thay đổi

Quá trình phát triển chính là một quá trình thay đổi. Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên mà những thay đổi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra nhƣ vũ bão. Trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu hóa và phát triển không ngừng, thay đổi là yêu cầu tất yếu của mọi cá nhân, tổ chức và đất nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 Toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức và cách mạng khoa học công nghệ đã có những tác động lớn làm thay đổi vai trò của cán bộ QLGD. Vai trò của ngƣời HT có xu hƣớng chuyển từ nhà quản lý thụ động, sang một nhà lãnh đạo và quản lý năng động, thích ứng với mọi sự thay đổi và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Trong xã hội hiện đại, tốc độ thích nghi với thay đổi trở thành phẩm chất không thể thiếu và là vũ khí cạnh tranh của mỗi quốc gia và các thành viên của quốc gia đó.

Thực tiễn lãnh đạo sự thay đổi đòi hỏi phải vận dụng tổng hợp các khía cạnh của các trƣờng phái lý thuyết khác nhau. Việc phân tích rạch ròi các khía cạnh của các trƣờng phái lý thuyết giúp các nhà lãnh đạo có tƣ duy và cách tiếp cận linh hoạt và rành mạch hơn.

Lý thuyết về lãnh đạo, quản lý sự thay đổi là tổ hợp của ba trƣờng phái lý thuyết :

- Trƣờng phái phân tích; - Trƣờng phái học tập; - Trƣờng phái quyền lực [18].

Các ý tƣởng, luận điểm, khía cạnh trọng tâm của ba trƣờng phái này cung cấp một nền tảng lý luận cho các nhà lãnh đạo, quản lý thực tiễn thực hiện tốt quá trình thay đổi của tổ chức. Những ý tƣởng của các trƣờng phái không mâu thuẫn với nhau mà có thể ứng dụng đồng thời tùy theo điều kiện cụ thể của tổ chức. Ngoài ra, những luận điểm của các trƣờng phái này có thể ứng dụng ở cả cấp độ cá nhân cũng nhƣ tổ chức.

1.3.2.1. Trường phái phân tích

Quản lý sự thay đổi là quá trình phân tích, xác định tầm nhìn, lập và thực hiện kế hoạch [18].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 Trƣờng phái này nhấn mạnh đến khả năng phân tích logic, hoạch định kế hoạch và thực hiện quá trình thay đổi.

Ý tƣởng chính của trƣờng phái phân tích có thể đƣợc tóm tắt nhƣ sau: - Lãnh đạo sự thay đổi của tổ chức bắt đầu từ quá trình phân tích tổ chức, bao gồm phân tích môi trƣờng xác định thời cơ, thách thức và phân tích nội bộ, xác định điểm mạnh, điểm yếu.

- Điểm mấu chốt là xây dựng tầm nhìn, xác định trạng thái tƣơng lai (hình ảnh tƣơng lai) của tổ chức hay vị thế mới của tổ chức. Vị thế này chính là vai trò của tổ chức đối với các bên liên quan (chính phủ, khách hàng, đối tác, v.v.) và sự nhìn nhận của xã hội về giá trị mới mà tổ chức mang lại. Vị thế này đƣợc cụ thể hóa thành các mục tiêu, kế hoạch và các giải pháp thực hiện.

- Quá trình thay đổi là quá trình lập và thực hiện kế hoạch chiến lƣợc. - Khả năng phân tích và xây dựng tầm nhìn đóng vai trò hết sức quan trọng vì kết quả phân tích cho phép tính toán các điều kiện trong - ngoài để các nhà quản lý ra quyết định.

1.3.2.2. Trường phái học tập

Quản lý sự thay đổi là quá trình học tập của từng cá nhân cũng nhƣ toàn tổ chức về trạng thái tƣơng lai. Quá trình học tập này không chỉ liên quan đến năng lực tƣ duy (nhận thức và cách suy nghĩ), mà còn liên quan đến năng lực hành vi (có kỹ năng và hành vi phù hợp) và năng lực cảm xúc (niềm tin, tiêu chuẩn giá trị và động lực mới) [18].

Nhƣ vậy, lãnh đạo sự thay đổi liên quan đến ba khía cạnh sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thƣ nhất là thay đổi tƣ duy: đây là quá trình các thành viên trong tổ chức sử dụng thông tin và năng lực tƣ duy để nhận thức đƣợc nhu cầu cũng nhƣ phƣơng hƣớng thay đổi. Đây cũng là quá trình mà các thành viên cần phải thay đổi cách nghĩ và cách tiếp cận vấn đề cho phù hợp với tình hình mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 Thứ hai là thay đổi hành vi: Nhận thức mới cần đƣợc thể hiện bằng hành vi và kỹ năng mới. Các thành viên cần học cách làm mới, tuân thủ quy trình và chính sách mới.

Thứ ba là thay đổi các tiêu chuẩn giá trị liên quan: Đây là sự thay đổi liên quan đến niềm tin, các tiêu chuẩn giá trị, động cơ và mối quan tâm của từng cá nhân.

Có thể tóm tắt ba khía cạnh học tập để thay đổi là: Hiểu đƣợc yêu cầu mới (tƣ duy) – làm đƣợc theo yêu cầu mới (hành vi) – và tin vào yêu cầu mới (chân giá trị). Một quá trình thay đổi chỉ thực sự hoàn chỉnh khi có đƣợc cả ba khía cạnh trên. Nếu các thành viên chỉ thay đổi hành vi mà không thay đổi nhận thức thì đó có thể sẽ chỉ là những thay đổi mang tính đối phó. Nếu họ chỉ thay đổi nhận thức mà không thay đổi hành vi thì những thay đổi đó không mang lại hiệu quả thực tiễn cho tổ chức. Nếu chỉ thay đổi nhận thức và hành vi mà không thay đổi chân giá trị liên quan thì những thay đổi này cũng sẽ không bền vững.

Trƣờng phái học tập là một sự bổ sung quan trọng cho các luận điểm của trƣờng phái phân tích. Nếu nhƣ trƣờng phái phân tích dành nhiều thời gian cho việc phát hiện và định hƣớng sự thay đổi thì trƣờng phái học tập thực sự hữu ích trong việc truyền đạt và tổ chức thực hiện quá trình thay đổi. Trong khi trƣờng phái phân tích thƣờng đề cao vai trò của cá nhân xuất chúng - ngƣời khởi xƣớng sự thay đổi – thì trƣờng phái học tập coi trọng vai trò chia sẻ tri thức và phát triển năng lực trong toàn tổ chức.

1.3.2.3. Trường phái quyền lực

Lãnh đạo sự thay đổi là quá trình đàm phán, đấu tranh giữa các lực lƣợng trong tổ chức [18].

Mỗi sự thay đổi trong tổ chức đều gắn với sự thay đổi lợi ích của các nhóm ngƣời khác nhau. Nhƣ vậy, các lực lƣợng ủng hộ, phản đối và trung dung đối với sự thay đổi sẽ đƣợc hình thành, tùy theo lợi ích tiềm tàng mà sự thay đổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 mang lại cho họ.Tƣơng quan về quyền lực giữa các lực lƣợng này sẽ quyết định tới kết quả cuối cùng của sự thay đổi. Nói cách khác, nhóm ít quyền lực sẽ phải chịu sự chi phối của nhóm có quyền lực mạnh hơn trong quá trình thay đổi.

Trƣờng phái phân tích có hai giả thuyết quan trọng, đó là: Khi nhà quản lý nhận thức đƣợc sự thay đổi và xây dựng đƣợc tầm nhìn về trạng thái tƣơng lai, quá trình thay đổi sẽ diễn ra suôn sẻ vì việc truyền đạt tầm nhìn và kế hoạch thay đổi không khó. Quá trình nhận thức của mọi ngƣời về sự thay đổi diễn ra chủ yếu ở khía cạnh tƣ duy. Thực tiễn thay đổi ở các tổ chức cho thấy cả hai giả định này đều không vững chắc. Việc chia sẻ tri thức và tầm nhìn cho toàn tổ chức thực sự là một thách thức lớn, đặc biệt trong bối cảnh quản lý sự thay đổi. Ngoài ra, sự thay đổi chỉ thực sự diễn ra khi mọi ngƣời trong tổ chức thay đổi nhận thức, hành vi, cảm xúc để thích ứng với trạng thái mới của môi trƣờng và tổ chức. Trƣờng phái học tập lại chú ý vào hai khía cạnh đó.

Hai trƣờng phái phân tích và học tập mới đề cập đến khả năng thay đổi của cá nhân và tổ chức. Một khía cạnh quan trọng không kém khác trong quản lý sự thay đổi là động lực thay đổi của các lực lƣợng khác nhau trong tổ chức. Trƣờng phái quyền lực đã chú trọng đến vấn đề này.

Ba trƣờng phái trên đặt trọng tâm vào các khía cạnh khác nhau của sự thay đổi. Các khía cạnh này hiện hữu ở mọi sự thay đổi của tổ chức, nhƣng với hàm lƣợng khác nhau. Suy cho cùng, lãnh đạo sự thay đổi là một quá trình phức tạp, đòi hỏi nhà quản lý phải có năng lực tổng hợp: tƣ duy phân tích, năng lực tổ chức và khuyến khích nhân viên và năng lực chính trị. Ngoài ra, nhà lãnh đạo cũng cần cân bằng nhiều hoạt động khác nhau nhằm phân tích và xây dựng tầm nhìn, truyền đạt và trợ giúp nhân viên, cũng nhƣ củng cố quyền lực tạo đà cho sự thay đổi đƣợc liên tục và hiệu quả.

Tóm lại: Muốn lãnh đạo, quản lý sự thay đổi có hiệu quả cần vận dụng phù hợp ba trƣờng phái trên trong quá trình quản lý sự thay đổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 Lãnh đạo sự thay đổi đƣợc hiểu là tổng thể các hoạt động quản trị nhằm chủ động phát hiện, thúc đẩy và điều khiển quá trình thay đổi của tổ chức cho phù hợp với những biến động của môi trƣờng.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh theo tiếp cận lý thuyết lãnh đạo và quản lý sự thay đổi (Trang 25 - 31)