Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Đề tài " Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát " pdf (Trang 37 - 95)

của Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát

2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty * Giới thiệu chung:

 Tên gọi : Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà phát

 Trụ sở chính : Số 243-Đường Giải Phóng - Quận Đống Đa - Hà Nội  Mã số thuế : 0100365371-1  Vốn điều lệ : 40.000.000.000 VNĐ (bốn mươi tỷ đồng)  Tel : 048693983  Fax : 048691874  Email : hoaphat@hn.vnn.vn

 Giấy phép thành lập số 528/GPUB ngày 20/08/1992 của UBND TP Hà Nội

 Giấy ĐKKD số 046238 ngày 22/08/1992 của Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội

Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát là một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp máy móc thiết bị xây dựng.

 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là:

- Sản xuất giàn giáo xây dựng, côppha thép, côppha khung thép. - Buôn bán tư liệu sản xuất ngành xây dựng

- Sản xuất các sản phẩm cơ khí chủ yếu là thiết bị cơ khí cho xây dựng như vạn thắng nâng hàng, vạn thắng nâng người, máy trộn bê tông,…

- Bán các thiết bị máy móc hiện đại được nhập từ nhiều nước khác nhau.

* Quá trình hình thành và phát triển

Khi Nhà Nước cho phép thành lập Công ty TNHH thì Công ty Thiết bị Hòa Phát là một trong các doanh nghiệp ra đời đầu tiên vào tháng 08 năm 1992. Ngay sau đó một tháng, Công ty thành lập chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh. Thời điểm đó thị trường xây dựng ở Việt Nam mới bắt đầu phát triển nên nhu cầu về máy móc xây dựng là rất lớn và công ty đã tham gia vào lĩnh vực kinh doanh máy xây dựng. Cụ thể là sản xuất, nhập khẩu và cung cấp các loại thiết bị xây dựng cho thị trường cả nước.

Khi mới thành lập năm 1992, số lao động của Công ty là 67 người cho đến nay sau 15 năm thành lập tổng số lao động của Công ty đã lên tới trên 400 người (cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp). Năm 1992 Công ty thành lập với số vốn điều lệ là 500.000.000 VNĐ trong đó vốn cố định là 312.050.000 đ và vốn lưu động là 187.950.000.đ

Như vậy sau 15 năm nỗ lực phấn đấu xây dựng và phát triển công ty đã có được hệ thống máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm trong việc sản xuất, chế tạo và lắp đặt các thiết bị phụ tùng phục vụ cho sự phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam như: Nút giao hàng cầu Chương Dương, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, các khu đô thị mới như Định Công, Linh Đàm, Nam Thăng Long… và là nhà cung cấp thiết bị thi công chính cho khu liên hợp thể thao quốc gia Mễ trì.

Dựa trên nền tảng nhiều năm kinh nghiệm cộng với ưu thế sản xuất quy mô lớn, khép kín, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng ngày càng cao, giá thành hạ đã được sự ưa chuộng và trở thành bạn hàng thân thiết của các Công ty lớn như: Tổng công ty xây dựng Hà Nội, Tổng Công ty LICOGI, Tổng công ty VINACONEX, Tổng công ty lắp máy LILAMA..

Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát là thành viên đầu tiên của đại gia đình Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát. Hơn 15 năm thành lập và

Hội Đồng quản trị

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng Tài chính- kế toán Xưởng sản xuất

Phòng Nhân sự Phòng Kinh Doanh

Giám đốc xưởng Phòng Marketing

Phòng vật tư xét duyệt

phát triển, sản phẩm của Công ty không những đã có mặt ở hầu hết các công trình xây dựng trên toàn quốc mà còn xuất khẩu đi các nước như là: Lào, Campuchia, Srilanka và Ukraina.

Hiện nay Công ty có các chi nhánh: - Chi nhánh tại Đà Nẵng

- Chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh tại Bình Dương.

Có thể đánh giá sự phát triển của Công ty qua việc thực hiện một số chỉ tiêu sau:

Báo cáo thực hiện kế hoạch tài chính quý IV/2006

ĐVT:1000 đ T T Chỉ tiêu Kế hoạch 2006 Thực hiện Quý IV/2006 Thực hiện năm 2006 So sánh TH/KH

1 Giá trị sản xuất kinh doanh 175.000.000 36.459.000 152.019.000 86,9%

2 Doanh thu 145.018.482 47.812.473 115.949.360 79,96%

3 Lợi nhuận 4.410.000 4.437.093 2.566.881 58,2%

4 Tỷ lệ LN/DT 3,04% 9,28% 2,2% 72,8%

5 Tiền lương bình quân 1 người/tháng

1.372 1.584 1.725 125,7%

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Sơ đồ 11: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty. Sơ đồ 11: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty.

* Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy quản lý

- Hội Đồng Quản Trị: Là cơ quan quyền lực cao nhất đề ra những định

hướng chính sách phát triển công ty thông qua những kế hoạch và báo cáo nhằm thực hiện đầy đủ chức năng giám sát của mình.

- Giám đốc : Gồm Giám đốc và Phó Giám đốc là những người toàn quyền điều hành các công việc sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch và định hướng của Hội Đồng quản trị. Giám đốc do Chủ tịch hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.

- Phó giám đốc: Giúp giám đốc tổ chức thực hiện các kế hoạch cụ thể

đã đề ra.

- Các bộ phận yểm trợ : là các phòng ban chức năng như Kinh doanh, Phòng Tài vụ, Phòng nhân sự…có chức năng đảm bảo kết quả sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất, tạo lợi nhuận tối ưu nhất cho toàn Công ty. Ngoài ra công ty có thể tổ chức một số bộ phận thích hợp với quá trình phát triển sản xuất kinh doanh và hoàn cảnh cụ thể đặt ra.

2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của công ty* Chức năng: * Chức năng:

Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát có chức năng lưu thông hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước, tổ chức nguồn hàng tư liệu sản xuất cung ứng cho các công trình xây dựng và khai thác mỏ nhằm đem lại hiệu quả kinh

tế cao cho xã hội như : nhập khẩu và ủy thác nhập khẩu các vật tư thiết bị , máy móc phụ tùng. Dự toán kịp thời diễn biến thị trường nhằm định ra phương hướng kinh doanh có hiệu quả, phù hợp tình hình biến động của thị trường trong từng giai đoạn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

* Nhiệm vụ

Để làm đúng chức năng của mình công ty có những nhiệm vụ cơ bản sau :

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch… Bảo toàn và mở rộng nguồn vốn để hoạt động và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nghiên cứu khả năng tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước để cải tiến sản xuất kinh doanh. Công ty chủ động linh hoạt trong sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường, tất cả vì sự tồn tại và phát triển của công ty.

Nghiên cứu, nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng. Huy động, tận dụng các phương tiện vật chất có sẵn của công ty để phục vụ tốt cho kinh doanh. Chấp hành luật pháp Nhà Nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng vốn, vật tư, tài sản , nguồn lực, thực hiện hạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng tốt lực lượng lao động theo chính sách của nhà nước đối với người lao động, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.

Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

2.1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty

Trong các doanh nghiệp sản xuất, công nghệ sản xuất là nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng. Đặc điểm của các sản phẩm do công ty sản xuất là mỗi loại sản phẩm có một quy trình công nghệ sản xuất riêng biệt, mỗi loại sản phẩm lại có nhiều kích cỡ khác nhau. Do đó mỗi lo ại sản phẩm được tổ chức sản xuất ở một phân

Thép Sắt

Uốn Hàn Sơn Lắp ghép Thành phẩm

xưởng riêng biệt. Ở đây em xin giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Giàn giáo ở phân xưởng Giàn giáo.

Sơ đo à12:Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Giàn giáo

2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty

2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán.

* Chức năng nhiệm vụ từng phần hành kế toán: - Kế toán trưởng :

Là người đứng đầu phòng kế toán của đơn vị, chịu trách nhiệm toàn bộ công việc kế toán, có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công việc kế toán cho phù hợp với loại hình sản xuất của công ty.

- Kế toán tổng hợp :

Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu do các kế toán khác chuyển đến từ đó đưa ra các thông tin trên cơ sở số liệu, xem xét tất cả các chỉ tiêu kế toán, lập báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính của toàn công ty trên báo cáo tài chính.

- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm :

Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất kho thành phẩm.

- Kế toán tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm :

Là bộ phận phụ trách khâu tính giá thành cho những sản phẩm mà công ty sản xuất ra.

- Kế toán công nợ :

Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ phải thu phải trả trong Công ty và giữa Công ty với khách hàng, với ngân hàng, với nhà cung cấp….

- Kế toán nguyên vật liệu và CCDC: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu, CCDC trong quá trình sản xuất. Cuối tháng, tập hợp số liệu báo cáo vật liệu tồn kho. Khi có yêu cầu bộ phận kế toán nguyên vật

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp

KT vốn bằng tiền, t.lươngKT Công nợKT tập hợp chi phí và giá thànhKT thành phẩm và tiêu thụThủ quỹ

Nhân viên kinh tế KT TSCĐ

liệu cùng các bộ phận khác tiến hành kiểm kê tại kho vật tư, đối chiếu với sổ sách kế toán.

- Kế toán TSCĐ:

Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm nguyên giá TSCĐ. Hàng tháng tính số tiền khấu hao TSCĐ, ghi vào sổ khấu hao, lập báo cáo tổng hợp tăng giảm TSCĐ.

- Kế toán vốn bằng tiền, tiền lương: Chịu trách nhiệm về các Tài khoản kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính. Lập bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương của các phân xưởng và toàn doanh nghiệp.

Sơ đồ 13: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty:

2.1.5.2. Tổ chức công tác kế toán của Công ty:

- Hình thức kế toán áp dụng tại công ty : Công ty áp dụng hình thức

kế toán Chứng từ ghi sổ trên phần mềm kế toán Bravo 5.0. Quy trình hạch toán, xử lý chứng từ, cung cấp thông tin kế toán của Công ty đều được thực hiện trên máy vi tính.

- Sau khi lựa chọn các tài khoản cần sử dụng, Công ty quy định mỗi loại chứng từ ghi sổ ghi Nợ một tài khoản đối ứng với có các tài khoản khác.

- Niên độ kế toán quy định: Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm. - Kỳ kế toán áp dụng: Theo tháng.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Hệ thống tài khoản kế toán: Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty sử dụng các TK 621, 622, 627, 154, và các TK khác như TK 141, 331, 152,111, 334,338,153… Các TK đều được mã hoá cho từng phân xưởng, từng sản phẩm.

- Hệ thống sổ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là hình thức Chứng từ ghi sổ. Hệ thống sổ kế toán Công ty sử dụng là: Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; Sổ cái; Sổ, thẻ kế toán chi tiết; Bảng tổng hợp sổ chi tiết; Bảng cân đối số phát sinh; Báo cáo tài chính.

Chứng từ gốc và bảng tập hợp chứng từ cùng loại

Chứng từ mã hoá nhập dữ liệu vào máy

Chứng từ ghi sổ

Sổ chi tiết

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Sổ cái tài khoản Bảng cân đối số phát sinh

Bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp chi tiết

Sơ đồ14: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát

Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu :

2.2. Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát. giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát.

2.2.1. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty.

2.2.1.1. Đặc điểm, yêu cầu quản lý và phân loại chi phí sản xuất ở Công ty.

Là một doanh nghiệp sản xuất nên cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, chi phí sản xuất của Công ty là những chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Do đó, đặc điểm, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất tại mỗi doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của quá trình sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp đó. Tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát tổ chức sản xuất rất nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm lại có một quy trình

sản xuất riêng biệt, do vậy Công ty tổ chức sản xuất các sản phẩm tại các phân xưởng sản xuất khác nhau. Vì vậy, chi phí sản xuất của Công ty phát sinh tại các phân xưởng khác nhau đòi hỏi Công ty phải tổ chức tập hợp chi phí tại từng phân xưởng. Mặt khác, do đặc điểm sản phẩm của Công ty là mỗi loại sản phẩm có nhiều kích cỡ khác nhau với cùng một loại nguyên vật liệu, do đó để quản lý chính xác đối tượng chịu chi phí còn phải phân bổ từng loại chi phí sản xuất cho các đối tượng đó. Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, chi phí sản xuất của Công ty cũng bao gồm 3 khoản mục chi phí, đó là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Công ty dựa vào các khoản mục chi phí này để tập hợp chi phí sản xuất. Ngoài ra để phục vụ cho việc lập báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh, Công ty còn phân loại chi phí sản xuất kinh doanh thành các loại sau đây căn cứ vào nội dung, tính chất kinh te ácủa chi phí (hay còn gọi là phân loại chi phí theo yếu tố), gồm các yếu tố chi phí sau: Chi phí nguyên liệu và vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.

2.2.1.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty.

Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên quan trọng, chi phối toàn bộ công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải phù hợp với đặc điểm riêng của từng ngành, đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý của từng đơn vị.

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm sản phẩm và yêu cầu quản lý của Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xác định là từng phân xưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng sản xuất đều được mở sổ chi tiết theo dõi riêng và tập hợp chi phí theo từng khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Công ty hiện đang vận dụng là

Một phần của tài liệu Đề tài " Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát " pdf (Trang 37 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w