Kiến thứ sáu: Về việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Một phần của tài liệu Đề tài " Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát " pdf (Trang 87 - 95)

Hiện tại Công ty không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tính vào chi phí sản xuất sản phẩm. Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn, toàn bộ chi phí được tính cho phân xưởng sử dụng TSCĐ đó. Do vậy khi chi phí sửa chữa lớn phát sinh trong kỳ làm cho tính chính xác của giá thành không được đảm bảo, và gây biến động giá thành và ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán. Do vậy để đáp ứng kịp thời nhu cầu máy móc phục vụ sản xuất, Công ty nên thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Cuối niên độ kế toán, Phòng quản lý vật tư cơ giới cùng Phòng kế hoạch xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ cho năm kế hoạch. Căn cứ vào dự toán chi phí sửa chữa lớn, hàng tháng, phòng kế toán tiến hành phân bổ vào chi phí của các đối tượng sử dụng.

Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ kế toán ghi: Nợ TK 627

Có TK 335

Chẳng hạn vào cuối niên độ kế toán 2007, Phòng quản lý vật tư cơ giới cùng Phòng kế hoạch xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ tại phân xưởng Giàn giáo cho năm kế hoạch 2008 với số chi phí dự toán là 240.000.000 đ. Hàng tháng, phòng kế toán căn cứ vào dự toán đó để phân bổ vào chi phí sản xuất hàng tháng như sau:

Nợ TK 627 : 20.000.000

Có TK 335 : 20.000.000 Khi phát sinh chi phí kế toán ghi:

Nợ TK 335

Có TK 111,112,141,331…

Nếu chi phí thực tế phát sinh lớn hơn chi phí trích trước, chẳng hạn phát sinh thực tế về khoản chi phí sửa chữa lớn là 260.000.000 đ vào tháng 3/2008, khi đó kế toán hạch toán ghi sổ bút toán:

Nợ TK 335 : 260.000.000

Có TK 111,112,141,331… 260.000.000 Và số tiền chênh lệch được phân bổ cho các kỳ hạch toán còn lại như sau: 260.000.000 – 240.000.000

= 2.000.000 đ 10

Và hạch toán vào chi phí trong các kỳ tiếp theo của năm 2008 theo định khoản:

Nợ TK 627 : 2.000.0000

Nếu chi phí trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì chênh lệch ( giả sử chênh lệch là 20.000.000 đ như trên) được phân bổ tương tự như trên và hạch toán vào thu nhập khác trong các kỳ còn lại của năm kế toán như sau:

Nợ TK 335 : 2.000.000 Có TK 711 : 2.000.000

Khi lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, Công ty có thể mở các sổ: Sổ trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và Sổ chi tiết phân bổ khấu hao theo mẫu sau:

Công ty TBPT Hoà Phát

Sổ trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Năm 2008

Phân xưởng: Giàn giáo

ST T

Tài sản

Nguyên giá Mức trích Ghi chú Tên Tài sản Số hiệu

1 Máy cắt thép MCT 3.750.000.000 120.000.000

2 Máy dập MD 1.250.000.000 12.000.000

… … … … …

CTY TBPT Hoà Phát

Sổ chi tiết phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Năm 2008

Phân xưởng: Giàn giáo

ST T Tài sản TK ghi Nợ và đối tượng sử dụng Ghi Có TK 335 Tên Tài sản Số hiệu

1 Máy cắt thép MCT 627 10.000.000

2 Máy dập MD 627 1.000.000

… … … … …

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luân văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Hà Nội ngày 26 tháng 04 năm 2007 Sinh viên thực hiện

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Viết tắt Dịch chữ viết tắt

TBPT Thiết bị phụ tùng

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

KPCĐ Kinh phí công đoàn

CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp

CPSXC Chi phí sản xuất chung

KH TSCĐ Khấu hao tài sản cố định

KC Kết chuyển

Zsp Giá thành sản phẩm

TK Tài khoản

CPSX Chi phí sản xuất

K.K.T.X Kê khai thường xuyên

K.K.Đ.K Kiểm kê định kỳ

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Nhận xét luận văn cuối khoá Sinh viên: Nguyễn Thị Như Hoài Lớp K41/21.11

Đề tài: Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát.

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Điểm: - Bằng số : Người nhận xét - Bằng chữ : ( Ký và ghi rõ họ tên) NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN Họ và tên người phản biện luận văn: ………. Nhận xét luận văn cuối khoá

Sinh viên: Nguyễn Thị Như Hoài Lớp: K41/21.11

Đề tài: Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát.

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Điểm: - Bằng số: Người nhận xét

KẾT LUẬN

Trong doanh nghiệp sản xuất, chi pbí và giá thành sản phẩm là những chi tiêu kinh tế quan trọng luôn luôn được các nhf quản lý doanh nghiệp quan tâm, quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp luôn là mục tiêu của bất cứ nhà kinh doanh nào.

Trong Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được Công ty tổ chức tương đối hợp lý tuy rằng đó chưa phải đã hoàn thiện và vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định. Song trong thời gian qua, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty đã phát huy được vai trò trong công tác quản lý chung của Công ty.

Qua thời gian tìm hiểu thực tế ở Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát, em đã hiểu thêm nhiều điều mới mẻ và có nhận thức sâu sắc về vai trò của công tác kế toán đối với việc quản lý kinh tế trong Công ty. Với góc độ là sinh viên thực tập, trong bài luận văn này em xin được đóng góp một vài ý kiến của cá nhân mình nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. Từ đó nâng cao hiệu quả của công tác kế toán với việc quản lý kinh tế nói chung và quản lý giá thành nói riêng của Công ty.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đình cùng các anh chị ở Phòng kế toán Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.Do nhận thức bản thân và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên em rất mong nhận đựoc sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo và càc anh chị Phòng kế toán để bài luận văn này thực sự có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận lẫn thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các tài liệu của Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát

2. Kế toán doanh nghiệp - Nhà xuất bản thống kê Hà Nội (2003), Chủ biên: PGS- TS Ngô Thế Chi- TS Trương Thị Thuỷ.

3. Giáo trình Kế toán tài chính – NXB Tài Chính. Chủ biênêGS – TS Ngô Thế Chi- TS Trương Thị Thuỷ.

4. Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp–NXB Tài Chính. Chủ biên PGS – TS Đoàn xuân Tiên.

5. Quyết định 206/2003/QĐ - BTC, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC.

6. Chế độ kế toán doanh nghiệp – NXB Tài Chính ( 2006) - Vụ chê độ kế toán và kiểm toán – Bộ Tài Chính ( Quyển 1 và quyển 2)

Một phần của tài liệu Đề tài " Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát " pdf (Trang 87 - 95)