2.1. Dịch vụ MTR về điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.
- Cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Cơng ty TNHH MTV Cấp thốt nước tỉnh Kiên Giang cung cấp nước cho 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: Thành phố Rạch Giá, Thành phố Hà Tiên, huyện Kiên Lương, Hịn Chơng, Hịn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, An Biên, An Minh và Phú Quốc.
-Quy định của pháp luật về chi trả loại DVMTR này: Các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch.
Vì vậy, loại hình dịch vụ mơi trường rừng về “Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội” đủ điều kiện thực hiện ở tỉnh Kiên Giang.
2.2. Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch.
2.2.1. Vườn quốc gia Phú Quốc
- Trong tương lại Phú Quốc trở thành một khu đô thị du lịch biển đảo - trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao tầm cỡ khu vực và quốc tế với môi trường sống hiện đại, xanh, thân thiện và an toàn; một khu vực kinh tế năng động, hiệu quả với các dịch vụ, giải trí cao cấp, trung tâm thương mại, triển lãm - hội nghị quốc tế lớn và hiện đại của cả nước, khu vực và quốc tế. Phát triển du lịch ở Phú Quốc đã được xác định thành ngành kinh tế trọng tâm. Thực hiện Quyết định 633/QĐ-TTg, ngày 11/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2030 và Quyết định 868/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030, theo đó mục tiêu tiêu phát triển của Phú Quốc được xác định:
+Xây dựng đảo Phú Quốc phát triển bền vững; hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, bảo vệ mơi trường; bảo đảm an ninh quốc phòng vùng và quốc gia.
+ Từng bước xây dựng trở thành một thành phố biển đảo, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp; trung tâm khoa học công nghệ của quốc gia và khu vực Đông Nam Á.
- Các khu vực phát triển du lịch tập trung:
+ Bãi Thơm: vị trí tại phía Bắc đảo; là khu resort nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp, giải trí thể thao biển, sân golf, cơng viên chuyên đề biển, tham quan làng nghề. Quy mơ 375 ha (trong đó sân gơn có diện tích 100 ha);
+Gành Dầu: vị trí tại phía Bắc đảo: là khu du lịch sinh thái hỗn hợp kết hợp khu dân cư làng chài truyền thống. Quy mô 25 ha;
+ Rạch Tràm: vị trí phía Bắc đảo; là khu nghỉ dưỡng 4 - 5 sao, kết hợp tham quan rừng tràm, rừng ngập mặn. Quy mơ 102 ha;
+ Rạch Vẹm: vị trí phía Tây Bắc đảo; là khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp, kết hợp tham quan rừng sinh cảnh đặc trưng, tham quan làng nghề. Quy mô 202 ha;
+ Bãi Dài: vị trí ở bờ Biển phía Tây đảo; là khu nghỉ dưỡng cao cấp, giải trí sân gơn gắn với các khu resort, thể thao biển, tham quan làng nghề. Quy mơ 567 ha (trong đó sân gơn có diện tích 154 ha);
+ Vũng Bầu: vị trí bờ biển phía Tây; là khu nghỉ dưỡng 4 - 5 sao, kết hợp điểm ngắm cảnh và giải trí thể thao biển. Quy mơ 394 ha;
+ Cửa Cạn: vị trí nằm ở bờ Tây đảo; là khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp, ngắm cảnh, giải trí thể thao sơng, biển, giải trí sân gơn, tham quan làng nghề. Quy mơ 250 ha (trong đó sân gơn có diện tích 102 ha);
+ Bãi Ơng Lang: vị trí phía Nam Bãi Cửa Cạn; là khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp. Quy mô 200 ha;
+ Bãi Khem: vị trí nằm về phía Đơng Nam của đảo; là một khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp, thể thao biển. Quy mô 99 ha;
+ Bãi Sao: vị trí thuộc bờ biển phía Đơng Nam đảo; là một khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp, khu thể thao biển, sân gơn. Quy mơ 397 ha (trong đó đất sân gơn có diện tích 220 ha);
+ Mũi Ơng Đội: vị trí ở phía Đơng Nam đảo; là khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp, ngắm cảnh, thể thao biển. Quy mô 40 ha;
+ Bãi Đá Chồng: vị trí tại phía Đơng Bắc đảo; là khu dịch vụ du lịch, khu nghỉ dưỡng sinh thái, trung tâm dịch vụ casino. Quy mô 135 ha;
+ Suối Đá Bàn: vị trí trung tâm đảo, dưới chân núi Hàm Ninh; là khu du lịch sinh thái. Quy mô 115 ha;
+ Quần đảo Nam An Thới: vị trí ở phía cực Nam của đảo, thuộc xã An Thới. Là khu vực có các điểm du lịch sinh thái dưới tán rừng kết hợp tham quan bảo tồn mơi trường biển; giải trí lặn biển, thể thao biển, ngắm cảnh tham quan làng nghề. Hòn Thơm sẽ chỉnh trang các khu dân cư, kết hợp phát triển các khu du lịch, dịch vụ, làng nghề, bến du thuyền… Quy mô: 150 ha;
tồn bộ huyện đảo Phú Quốc với diện tích: 58.923 ha, trong đó diện tích VQG Phú Quốc chiếm 50% diện tích tự nhiên.
Như vậy, các địa điểm phát triển du lịch sinh thái hầu như giáp ranh với rừng VQG Phú Quốc và rừng VQG Phú Quốc là nơi cung cấp cảnh quan, khí hậu trong lành góp phần thu hút khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí….
Quy định của pháp luật về chi trả loại DVMTR này: Luật Lâm nghiệp (Điều 63) quy định: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng”. Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp (Điều 57) quy định các hình thức kinh doanh dịch vụ du lịch gồm: dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, tham quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng cung ứng DVMTR.
Vì vậy, loại dịch vụ mơi trường rừng về “Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch” ở VQG Phú Quốc đủ điều kiện thực hiện.
2.3.2. Vườn quốc gia U Minh Thượng
VQG UMT có tài nguyên rừng đa dạng với nhiều thành phần lồi động, thực vật có giá trị cao và có ý nghĩa trong cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học. VQG có hệ sinh thái rừng Tràm trên đất than bùn, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng vùng đồng bằng sông Cửu Long và của Việt Nam. Ngồi ra, VQG cịn được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp của vùng sơng nước hữu tình với nhiều kênh rạch, các trảng ngập nước tự nhiên, nguồn nước đỏ đặc trưng U Minh… là điều kiện lý tưởng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái.
VQG UMT cịn là nơi bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng qua các thời kỳ chiến tranh của quân và dân miền Tây Nam bộ, đây là nơi giáo dục truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc, rất thích hợp phát triển loại hình du lịch về nguồn.
Người dân U Minh Thượng với bản chất sự thân thiện, tính cách ơn hòa, nhẹ nhàng, khiêm tốn, ân cần, chu đáo và hào phóng như những ưu đãi mà thiên nhiên đã ban tặng cho họ, mang đậm nét văn hoá đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ; các sản vật địa phương như cá khô, mật ong rừng… đã hấp dẫn rất nhiều du khách từ các nơi. Đây là lợi thế để phát triển loại hình du lịch văn hố dân tộc, dân gian… của Vườn Quốc gia.
Những yếu tố thuận lợi trên là những tiềm năng to lớn cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, tiềm năng phát triển các loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch về nguồn, du lịch văn hố dân tộc dân gian, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong vùng một cách bền vững.
VQG UMT đã thành lập phòng Phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường để điều hành hoạt động du lịch. Hiện nay, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch sinh thái được trích lại từ nguồn thu bán vé và dịch vụ phục vụ khách tham
quan, câu cá giải trí đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên nguồn thu này không đáng kể và không đủ để đầu tư xây dựng các cơng trình phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái của Vườn Quốc gia.
Ngoài việc tự tổ chức các hoạt động DLST, trong tương lai, VQG UMT sẽ tổ chức các hoạt động DLST một cách bài bản và quy mơ lớn hơn thơng qua hình thức cho thuê MTR hoặc liên kết với các nhà đầu tư. Khi đó loại dịch vụ mơi trường rừng về “Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch” ở VQG UMT đủ điều kiện thực hiện.
2.3.3. Ban quản lý rừng Kiên Giang
Diện tích rừng thuộc Ban quản lý rừng Kiên Giang phân bố trên địa bàn huyện Hòn Đất, Kiên Lương; Kiên Hải, Giang Thành, An Biên, An Minh và thị xã Hà Tiên. Với hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, hệ sinh thái rừng tràm trên vùng đất ngập nước nội địa và hệ sinh thái rừng thường xanh phân bố vùng đồi núi, hải đảo tạo nên nhiều sinh cảnh rừng có giá trị về cảnh quan, đa dạng sinh học cao. Do đó, phát triển du lịch sinh thái ở BQL rừng Kiên Giang có nhiều tiềm năng.
Ngồi việc thực hiện duy trì, nâng cao chức năng phòng hộ của rừng, chủ rừng còn được phép kinh doanh du lịch sinh thái thơng qua hình thức tự tổ chức, liên kết và cho thuê môi trường rừng.
Thực tế, đã có 4 cơng ty đã ký hợp đồng thuê rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nhưng so với tiềm năng sẵn có thì chưa tương xứng, trong định hướng sắp tới BQLR Kiên Giang sẽ tiến hành kêu gọi các doanh nghiệp đến thuê môi trường rừng để kinh doanh DLST theo đúng quy định với diện tích khoảng hơn 6.000 ha. Khi đó loại dịch vụ mơi trường rừng về “Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch” ở BQL rừng Kiên Giang đủ điều kiện thực hiện.