1. Thực hiện chi trả đối với loại DVMTR về “điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội” của các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch
Theo báo cáo thống kê của Cơng ty TNHH MTV Cấp thốt nước Kiên Giang, kết quả sản xuất kinh doanh cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong 3 năm gần đây như sau:
Bảng 3. Sản lượng nước kinh doanh nước sạch trong 3 năm gần đây
Đvt: m3
TT Đơn vị hành chánh Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 TP. Rạch Giá 12.629.676 13.923.733 14.467.153
2 TP. Hà Tiên 2.723.118 2.947.815 3.163.832
3 Kiên Lương 862.578 1.027.905 1.195.165
4 Huyện Hịn Chơng 2.077.939 2.073.745 2.138.241
5 Huyện Hòn Đất 1.269.912 1.395.446 1.504.918
6 Huyện Tân Hiệp 1.007.450 1.056.401 1.179.402
7 Huyện Châu Thành 908.426 947.065 95.095
8 Huyện Giồng Riềng 724.821 797.878 921.856
9 Huyện An Biên 219.917 228.714 225.314
10 Huyện An Minh 641.748 596.437 628.786
11 Huyện Phú Quốc 5.078.604 6.486.403 7.334.656
Toàn tỉnh 28.144.189 31.481.542 32.854.418
Nguồn: Cơng ty TNHH MTV Cấp thốn nước Kiên Giang, năm 2020
1.2. Mức chi trả và xác định số tiền DVMTR phải chi trả
- Mức chi trả theo quy định tại Khoản 2, Điều 59, Nghị định số 156/2018/NĐ- CP là 52 đồng/m3 nước thương phẩm.
- Số tiền phải chi trả tính bằng:
Tổng sản lượng nước thương phẩm/năm x 52 đồng/m3
- Số liệu sản lượng nước thương phẩm: sử dụng số liệu sản lượng nước thương phẩm do Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang cung cấp.
- Dự kiến số tiền thu được từ dịch vụ này khoảng 1,6 tỷ đồng/năm (tính bình qn trong 3 năm gần đây, số tiền cụ thể từng năm dựa trên kết quả kinh doanh từng năm). Cụ thể như sau:
Bảng 4. Số tiền chi trả DVMTR từ kinh doanh nước sạch
Đvt: đồng
TT Đơn vị hành Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Bình quân
chánh
1 TP. Rạch Giá 656.743.152 724.034.116 752.291.956 711.023.075 2 TP. Hà Tiên 141.602.136 153.286.380 164.519.264 153.135.927 3 Kiên Lương 44.854.056 53.451.060 62.148.580 53.484.565
TT Đơn vị hành Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Bình qn chánh 4 Hịn Chơng 108.052.828 107.834.740 111.188.532 109.025.367 5 Hịn Đất 66.035.424 72.563.192 78.255.736 72.284.784 6 Tân Hiệp 52.387.400 54.932.852 61.328.904 56.216.385 7 Châu Thành 47.238.152 49.247.380 4.944.940 33.810.157 8 Giồng Riềng 37.690.692 41.489.656 47.936.512 42.372.287 9 An Biên 11.435.684 11.893.128 11.716.328 11.681.713 10 An Minh 33.370.896 31.014.724 32.696.872 32.360.831 11 Phú Quốc 264.087.408 337.292.956 381.402.112 327.594.159 Toàn tỉnh 1.463.497.828 1.637.040.184 1.708.429.736 1.602.989.249 1.3. Phương thức chi trả ủy thác tiền DVMTR của các cơ sở SXKD nước sạch
Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang là đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng về điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội sẽ ký hợp đồng ủy thác với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kiên Giang.
Hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục VI kèm theo Nghị định 156.
2. Thực hiện chi trả đối với loại DVMTR về “bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch” của các cơ sở kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
2.1. Lý luận về quy định các tiêu chí để xác định đối tượng kinh doanh du lịch phải chi trả tiền DVMTR phải chi trả tiền DVMTR
2.1.1. Quy định của Luật Lâm nghiệp và Nghị định 156/2018/NĐ-CP về đối tượng phải chi trả tiền DVMTR tượng phải chi trả tiền DVMTR
- Loại dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) về “Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch (khoản 4 Điều 61 Luật Lâm nghiệp).
- Đối tượng phải chi trả tiền DVMTR: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng” (điểm d khoản 2 Điều 63 Luật Lâm nghiệp).
-Khoản 4 Điều 57 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp thực hiện chi trả trực tiếp, bao gồm: các hoạt động dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, tham quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng cung ứng DVMTR của chủ rừng”.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về câu “trong phạm vi khu rừng cung ứng DVMTR”. Có người hiểu là “du lịch dưới tán rừng”. Có người hiểu là những cơ sở du lịch kinh doanh các dịch vụ du lịch bên trong phạm vi khu rừng.
Trong trường hợp kinh doanh du lịch trên đảo Phú Quốc và các hòn đảo khác ở tỉnh Kiên Giang đề nghị UBND tỉnh quy định phạm vi khu rừng cung ứng DVMTR là tồn bộ diện tích rừng trên đảo. Vì du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Kiên Giang, không chỉ trong một nhiệm kỳ, một giai đoạn 5 năm hay 10 năm mà cho lâu dài. Do đó, phải phát triển bền vững. Trong điều kiện tự nhiên của các hòn đảo, ngành du lịch không thể tự thân quyết định sự tăng trưởng doanh thu và phát triển bền vững của mình mà phải dựa vào yếu tố bền vững của thảm thực vật rừng. Du lịch trên đảo Phú Quốc và các hịn đảo khơng thể hấp dẫn khách du lịch để tăng trưởng bền vững nếu rừng bị tàn phá nham nhở hoặc chỉ còn trơ đồi núi trọc và nguồn nước ngọt bị hạn chế hoặc khơng có, phải dẫn nước trong đất liền ra. Do đó, các cơ sở kinh doanh du lịch và các du khách đến hưởng thụ các dịch vụ du lịch trên đảo phải chi trả tiền DVMTR để góp phần bảo vệ rừng tự nhiên. Hành động này chắc chắn sẽ được các du khách nhiệt tình ủng hộ và tham gia vì đây là một đóng góp vơ cùng thiết thực cho bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, miễn là việc sử dụng nguồn tiền này phải công khai và minh bạch cho du khách và xã hội biết.
Vì theo quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật Lâm nghiệp: “Tiền chi trả DVMTR là một yếu tố trong giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của bên sử dụng DVMTR”. Nghĩa là tiền chi trả DVMTR không phải của cơ sở kinh doanh du lịch mà của khách du lịch chi trả. Hay nói khác đi, pháp luật cho phép hạch tốn tiền chi trả DVMTR vào giá thành sản phẩm du lịch của chủ cơ sở kinh doanh du lịch.
2.1.2. Vai trò của thảm thực vật rừng và hệ sinh thái rừng ở các hòn đảo tỉnhKiên Giang Kiên Giang
- Rừng trên đảo Phú Quốc, và các xã đảo thuộc huyện Kiên Hải (Nam Du, An Sơn, Lại Sơn), và Tiên Hải thuộc Tp. Hà Tiên có hệ sinh thái rừng tự nhiên khá lớn, Đây là một điều kiện tuyệt vời mà bất cứ hòn đảo nào giữa biển khơi cũng mong muốn. Đất nước Singapore cũng là một hịn đảo có diện tích tương tự như Phú Quốc nhưng thật khơng dễ để có được một khu rừng tự nhiên rộng lớn như thế.
- Rừng tự nhiên và núi ở các hòn đảo tỉnh Kiên Giang đã tạo ra một cảnh quan thiên nhiên “sơn-thủy” thật vĩ đại, có sức hấp dẫn khách du lịch rất mạnh mẽ. Nếu tưởng tượng ở đảo chỉ tồn là đồi trọc, rừng chỉ là rải rác thì du khách sẽ chẳng đến. Do đó, các cơ sở kinh doanh du lịch trên các hịn đảo dù ở vị trí nào trên đảo đều hưởng lợi từ giá trị hấp dẫn vơ hình của thảm thực vật rừng và cảnh quan rừng.
- Biển mang lại gió, cịn rừng cung cấp nguồn khơng khí trong lành cho con người trên đảo và cho du khách. Đây chính là điều kiện quan trọng để các nhà đầu tư xây dựng nhiều khách sạn, các du khách bỏ tiền ra để đến Phú Quốc, Nam Du… ngắm thiên nhiên và nghỉ dưỡng. Biển và bãi tắm đẹp đều có ở các nước như Thái Lan (Pattaya,..), Indonesia (Bali,…). Nhưng có biển và có rừng tự nhiên nhiệt đới như các hịn đảo ở Kiên Giang là vơ cùng q giá và ít nơi có.
- Hệ sinh thái rừng trên các hòn đảo sẽ cung cấp các sản phẩm du lịch sinh thái đặc sắc, phong phú mang đậm chất văn hóa bản địa, tạo sự thích thú và hấp dẫn cho du khách ngoài tắm biển, ăn hải sản. Du khách sẽ được tham quan, khám phá cảnh quan, hệ sinh thái rừng và các loài động, thực vật đặc trưng trên núi; cảnh quan, hệ sinh thái rừng và các loài động, thực vật đặc trưng trên vùng đất bằng mang nét thiên nhiên miền
Đông Nam bộ; cảnh quan, hệ sinh thái rừng và các loài động, thực vật đặc trưng trên vùng đất ngập nước mang nét thiên nhiên vùng sơng nước đồng bằng sơng Cửu Long. Do đó, rừng góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tăng thêm nguồn thu cho ngành du lịch và cho địa phương.
Khám phá hệ sinh thái rừng ngập nước đặc trung vùng ĐBSCL ở VQG Phú Quốc
Tham quan rừng cây họ Dầu đặc trưng vùng Đông Nam bộ tại VQG Phú Quốc Hình 1. Một số sinh cảnh rừng tại VQG Phú Quốc
- Hầu hết các đảo nằm trong vùng có lượng mưa bình qn/năm khoảng 3.000 mm, địa hình chủ yếu là đồi núi, với độ dốc trên 150. Do đó, thảm thực vật rừng tự nhiên có vai trị và chức năng vơ cùng to lớn và hiệu quả trong việc ngăn chặn rửa trơi, xói mịn đất, duy trì và điều tiết nguồn nước ngọt rất quý giá cho cuộc sống trên đảo và sự phát triển bền vững về kinh tế, đặc biệt là du lịch. Sức chứa khách du lịch đến các hòn đảo này phụ thuộc chặt chẽ vào khả năng cung cấp và trữ lượng nguồn nước ngọt từ rừng đầu nguồn trên đảo.
Có rừng, sẽ bảo vệ cuộc sống của chúng ta Mất rừng, gây nên lũ lụt Hình 2. Hình ảnh minh họa khả năng giữ nước của rừng
Tóm lại, rừng tự nhiên trên các hịn đảo ở tỉnh Kiên Giang là nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của các cơ sở kinh doanh du lịch trên đảo.
2.1.3. Thực trạng về mức độ liên quan đến rừng ở các hòn đảo của các cơ sởkinh doanh du lịch trên đảo kinh doanh du lịch trên đảo
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện trên hịn đảo có khoảng 595 cơ sở kinh doanh du lịch thuộc tiêu chí 2, 3 (Quy định các tiêu chí xem mục 2.2.2) phân bố chủ yếu ở Phú Quốc (584 doanh nghiệp) còn lại ở các xã đảo thuộc huyện Kiên Hải (10 doanh nghiệp) và Hà Tiên (1 doanh nghiệp). Thực trạng về mức độ liên quan đến rừng của các cơ sở kinh doanh du lịch này như sau:
- Cơ sở kinh doanh du lịch có trụ sở lưu trú và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nằm ngay trong rừng, sử dụng môi trường rừng và hệ sinh thái rừng cho các hoạt động kinh doanh du lịch.
-Cơ sở kinh doanh du lịch có trụ sở trên đất rừng đã được chuyển đổi từ đất rừng đặc dụng sang mục đích du lịch nhưng các hoạt động kinh doanh du lịch vẫn nhờ cảnh quan thiên nhiên rừng và khí hậu trong lành từ rừng.
- Cơ sở kinh doanh du lịch có trụ sở bên ngồi khu rừng nhưng nằm trong vùng địa lý cảnh quan rừng của các đảo, được hưởng lợi từ cảnh quan thiên nhiên rừng và khơng khí trong lành từ rừng để hấp dẫn và thu hút khách du lịch.
Do đó, áp dụng mức chi trả tối thiểu là 1% trên tổng doanh thu trong kỳ theo quy định của Chính phủ nhưng cần quy định các tiêu chí để làm căn cứ xác định mức chi trả cho phù hợp với từng loại cơ sở kinh doanh du lịch trên đảo.
2.1.4. Quy định của Chính phủ về mức chi trả tiền cho dịch vụ du lịch
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp quy định: “Mức chi trả tiền DVMTR của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp tối thiểu bằng 1% trên tổng doanh thu thực hiện trong kỳ; mức chi trả cụ thể dựa trên cơ sở, điều kiện thực tiễn, do bên cung ứng và bên sử dụng DVMTR tự thỏa thuận”.
2.2. Các tiêu chí và mức chi trả tiền dịch vụ du lịch2.2.1.Nguyên tắc 2.2.1.Nguyên tắc
a) “Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yếu tố trong giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng” (quy định tại khoản 4 Điều 62 Luật Lâm nghiệp).
b) Tất cả các cơ sở kinh doanh du lịch trên đảo phải có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ rừng để phát triển du lịch bền vững và phải chi trả tiền DVMTR.
c) Những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhận tiền chi trả DVMTR phải có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ rừng để duy trì chất lượng cung ứng DVMTR và phải thực hiện công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng nguồn tiền này.
2.2.2. Các tiêu chí
Kiến nghị UBND tỉnh Kiên Giang quy định 3 tiêu chí phân loại các cơ sở kinh doanh du lịch để làm cơ sở xác định mức chi trả tiền DVMTR như sau:
a) Tiêu chí 1: Các cơ sở kinh doanh du lịch được cơ quan có thẩm quyền cho
liên doanh liên kết và th mơi trường rừng, được phép đặt trụ sở kinh doanh ngay trong rừng, sử dụng môi trường rừng để kinh doanh các dịch vụ: Du lịch nghỉ dưỡng; Du lịch lưu trú; Du lịch ăn uống, mua sắm; Du lịch thể thao, giải trí, vui chơi; Du lịch tham quan các cảnh quan thiên nhiên, sinh cảnh rừng, hệ sinh thái; Du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe; Các dịch vụ du lịch khác sử dụng mơi trường rừng.
Hình 3. Cơ sở kinh doanh du lịch thuộc tiêu chí 1
b) Tiêu chí 2: Các cơ sở kinh doanh du lịch (lưu trú, lữ hành, vui chơi, giải trí)
có chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng để xây dựng trụ, các cơng trình dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong vùng địa lý cảnh quan rừng, được hưởng lợi từ cảnh quan thiên nhiên rừng và khí hậu trong lành nhờ thảm thực vật rừng để hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
Khu vực Bãi Dài, VQG Phú Quốc
Khu vực Mũi Ông Đội, rừng phịng Phú Quốc
Hình 4. Cơ sở kinh doanh du lịch thuộc tiêu chí 2
b) Tiêu chí 3: Các cơ sở kinh doanh du lịch (lưu trú, lữ hành) có trụ sở bên ngồi
phạm vi rừng trên các hòn đảo Phú Quốc, Nam Du và các xã đảo khác: An Sơn, Lại Sơn (Kiên Hải), Tiên Hải (Hà Tiên) trong vùng địa lý cảnh quan rừng, được hưởng lợi từ cảnh quan thiên nhiên rừng và khí hậu trong lành nhờ thảm thực vật rừng để hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
Hình 5. Cơ sở kinh doanh du lịch thuộc tiêu chí 3
2.2.3. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo tiêu chí
a)Mức chi trả đối với các cơ sở kinh doanh du lịch thuộc Tiêu chí 1:
- Các đối tượng thuộc tiêu chí 1 sẽ thu theo đề án cho thuê môi trường rừng theo quy định tại Điều 14, 23, 32 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Khơng thực hiện chi trả theo hình thức DVMTR.
b)Mức chi trả đối với các cơ sở kinh doanh du lịch thuộc Tiêu chí 2:
- Đối tượng là tất cả các cơ sở kinh doanh du lịch (lưu trú, lữ hành, vui chơi, giải trí) có chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng để xây dựng trụ, các cơng trình dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong vùng địa lý cảnh quan rừng, được hưởng