1.Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thơn
- Chủ trì, phối hợp các Sở Ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng trên địa bàn tỉnh
- Chủ trì và phối hợp với các Sở Ngành, địa phương trong việc thẩm định, trình UBND Tỉnh phê duyệt các đề án, dự án có liên quan đến thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng gồm: rà soát việc thực hiện giao đất giao rừng; giao khoán bảo vệ rừng; điều tra, cập nhật và công bố diễn biến tài nguyên rừng, phân loại, thống kê và công bố danh sách các đối tượng thuộc bên cung ứng và các đối tượng thuộc bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng; phổ biến cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ mơi trường rừng.
- Có trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các hoạt động chi trả DVMTR đạt kết quả tốt; hướng dẫn mẫu cam kết bảo vệ rừng cung ứng dịch vụ rừng đối với VQG Phú Quốc; thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, Ban quản lý VQG Phú Quốc tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
- Xét duyệt báo cáo qút tốn kinh phí chi trả DVMTR của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh và của BQL VQG Phú Quốc hàng năm. Thực hiện các nội dung tài chính có liên quan thuộc phạm vi trách nhiệm của Sở quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Trách nhiệm của các tổ chức chủ rừng
- Chủ trì, phối hợp với UBND huyện tổ chức công tác tuyên truyền, vận động các đối tượng sử dụng DVMTR và các đơn vị nhận khoán bảo vệ rừng về các văn bản, pháp luật về chính sách chi trả DVMTR.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch hàng năm về chi trả DVMTR, thành lập đoàn, phối hợp với UBND huyện tổ chức thu thập mẫu phiếu về kế hoạch nộp tiền DVMTR; Mẫu phiếu kê nộp tiền DVMTR và ký hợp đồng với bên sử dụng DVMTR, trong đó xác định loại dịch vụ, mức chi trả, thời gian chi trả, phương thức chi trả.
- Chủ trì rà sốt việc khốn rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn, bao gồm hồ sơ khoán theo quy định hiện hành của pháp luật để làm cơ sở ký hợp đồng chi trả DVMTR. Việc khoán rừng phải làm rõ phạm vi, ranh giới, hiện trạng rừng để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát kết quả bảo vệ rừng và chi trả DVMTR.
- Chủ trì hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết. Hằng năm vào đầu Quý I của năm sau, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị tổng kết và có trách nhiệm chuẩn bị nội dung và các điều kiện cần thiết để tổ chức hội nghị bảo đảm thiết thực, hiệu quả, đúng thời gian.
- Thực hiện chức năng nhà nước của Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ phối hợp với UBND huyện trong cơng tác phúc tra, nghiệm thu diện tích cung ứng DVMTR đối với các đơn vị nhận khoán, xác minh hiện trạng, chất lượng rừng, xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan diện tích rừng trong khu vực cung ứng DVMTR khi có biện động về hiện trạng.
3. Trách nhiệm của các đối tượng phải chi trả tiền DVMTR
a) Quyền (theo quy định tại Điều 64 Luật Lâm nghiệp)
- Được thơng báo về tình hình thực hiện, kết quả bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi khu rừng có cung ứng DVMTR; thơng báo về diện tích, chất lượng, trạng thái rừng ở khu vực có cung ứng DVMTR.
- Được quỹ bảo vệ và phát triển rừng thông báo kết quả chi trả ủy thác tiền DVMTR đến bên cung ứng DVMTR.
- Tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu kết quả bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi khu rừng có cung ứng DVMTR.
- Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc điều chỉnh tiền chi trả DVMTR trong trường hợp bên cung ứng DVMTR không đảm bảo đúng diện tích rừng hoặc làm suy giảm chất lượng, trạng thái rừng mà bên sử dụng dịch vụ đã chi trả số tiền tương ứng.
b) Nghĩa vụ (theo quy định tại Điều 64 Luật Lâm nghiệp)
- Ký hợp đồng, kê khai số tiền DVMTR phải chi trả ủy thác vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
- Trả tiền DVMTR đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng cho chủ rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp và cho Quỹ BV&PTR trong trường hợp chi trả gián tiếp.
c) Trách nhiệm
- Bên sử dụng DVMTR là các cơ sở kinh doanh du lịch chi trả tiền trực tiếp cho VQG Phú Quốc từ ngày có hoạt động sử dụng DVMTR theo hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường (theo quy định tại Khoản 2 Điều 64 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP).
-Trách nhiệm về thực hiện hợp đồng chi trả DVMTR trong trường hợp ký hợp đồng với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kiên Giang (theo Điều 67 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP):
- Bên sử dụng DVMTR trả tiền DVMTR từ ngày có hoạt động sử dụng DVMTR. - Trước ngày 15 tháng 10, bên sử dụng DVMTR gửi kế hoạch nộp tiền DVMTR năm sau về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục VI kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.
-Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý, bên sử dụng DVMTR lập bảng kê nộp tiền DVMTR theo Mẫu số 03 Phụ lục VI kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng.
-Bên sử dụng DVMTR nộp tiền theo từng quý; thời gian nộp tiền chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý đối với Quý I, II, III; 45 ngày kể từ ngày kể từ ngày kết thúc quý đối với Quý IV.
-Chậm nhất 50 ngày kể từ ngày kết thúc năm, bên sử dụng DVMTR tổng hợp nộp tiền DVMTR gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo Mẫu số 04 Phụ lục VI kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.
4. Trách nhiệm của Quỹ BV&PTR tỉnh Kiên Giang
- Tiếp nhận và quản lý, sử dụng các khoản chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
- Phối hợp với bên sử dụng dịch vụ mơi trường rừng (Cơng ty TNHH MTV Cấp thốt nước Kiên Giang) xác định số tiền phải chi trả DVMTR đối với của từng đối tượng sử dụng dịch vụ theo kỳ thanh toán trên địa bàn.
- Đại diện cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng với bên sử dụng dịch vụ mơi trường rừng đối với hình thức chi trả gián tiếp, xác định trách nhiệm của mỗi bên trong việc chi trả và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.
- Giám sát, kiểm tra, xử lý trách nhiệm của mỗi bên trong việc chi trả và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Thực hiện việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng (hình thức chi trả ủy thác, gián tiếp) trên cơ sở số lượng và chất lượng rừng của các chủ rừng có xác nhận của Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với chủ rừng là tổ chức).
- Làm đầu mối giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra các chủ rừng trong việc cung ứng dịch vụ môi trường rừng, việc thanh toán tiền cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, kiểm tra việc nộp tiền chi trả của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
- Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam về tình hình thu chi tiền dịch vụ mơi trường rừng của địa phương hàng năm.
- Chủ trì và chịu trách nhiệm trong việc sử dụng, thanh quyết tốn nguồn kinh phí quản lý và dự phịng từ số tiền DVMTR thu được hàng năm theo quy định của NĐ
156 và pháp luật về tài chính.
5. Trách nhiệm của UBND các huyện
- Tổ chức phổ biến, quán triệt và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng theo NĐ 156/2018/NĐ-CP
- Giao cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp làm đầu mối tổ chức nghiệm thu, đánh giá số lượng và chất lượng rừng và xác nhận cho các đối tượng cung ứng DVMTR làm cơ sở thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng theo định kỳ theo NĐ 156/2018/NĐ-CP
- Tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng trên địa bàn, chỉ đạo, giám sát việc trả tiền sử dụng DVMTR của các đơn vị sử dụng DVMTR cho các tổ chức cung ứng DVMTR hàng năm.
- Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện NĐ 156/2018/NĐ-CP.
6. Trách nhiệm và quyền của UBND cấp xã
-Tổ chức phổ biến và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng theo NĐ 156/2018/NĐ-CP trên địa bàn
- Xác nhận danh sách các hộ tham gia nhận khoán bảo vệ rừng với các chủ rừng là tổ chức Nhà nước để được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.
- Niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã về kết quả chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng hàng năm để người dân được biết, theo dõi.
- Tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng trên địa bàn.
7. Trách nhiệm của các đối tượng được nhận tiền DVMTR
a) Quyền (theo quy định tại Điều 65 Luật Lâm nghiệp)
- Yêu cầu các đối tượng sử dụng DVMTR phải chi trả tiền DVMTR. - Được cung cấp thông tin về giá trị DVMTR.
- Tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ phục vụ chi trả, kiểm tra quá trình thực hiện chi trả DVMTR của cơ quan quản lý nhà nước và của quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
b) Nghĩa vụ (theo quy định tại Điều 65 Luật Lâm nghiệp)
- Phải bảo đảm diện tích cung ứng DVMTR được bảo vệ và phát triển theo quy hoạch, kế hoạch quản lý đối với từng loại rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Các đối tượng nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm diện tích rừng cung ứng DVMTR được bảo vệ và phát triển theo hợp đồng khoán đã ký với VQG Phú Quốc.
8. Các sở, ngành chức năng có liên quan.
Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Cơng thương, Tài ngun và Mơi trường, Xây Dựng, Văn hóa – Thể thao, Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Cục thuế tỉnh, Kho Bạc Nhà nước tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Ban quản lý khu kinh tế Phú Quốc, Chi cục Kiểm lâm theo chức năng cần phải chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh và Vườn quốc gia Phú Quốc tổ chức tuyên truyền vận động, phổ biến pháp luật liên quan đến lâm nghiệp và chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng và triển khai thực hiện các nội dung liên quan trong việc thực hiện đề án này để nhân dân, các doanh nghiệp và khách du lịch hiểu được ý nghĩa thiết thực của việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
9. Thành lập Ban điều hành thực hiện chính sách chi trả DVMTR của từng đơn vị chủ rừng với UBND các huyện có diện tích rừng. vị chủ rừng với UBND các huyện có diện tích rừng.
Việc thành lập Ban điều hành thực hiện chính sách chi trả DVMTR giữa đơn vị chủ rừng với UBND các huyện nhằm huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, khách du lịch thực hiện tốt chính sách này. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện là Trưởng ban điều hành. Giám đốc Ban quản lý khu rừng là Phó ban điều hành.
Ban điều hành làm việc theo chế độ tập thể, tự quy định các thành viên và Quy chế làm việc.
10. Cơ chế phối hợp giữa chủ rừng với UBND các huyện và các đối tượng phảichi trả tiền DVMTR trong thực hiện có hiệu quả chính sách chi trả DVMTR đối chi trả tiền DVMTR trong thực hiện có hiệu quả chính sách chi trả DVMTR đối với hình thức chi trả trực tiếp.
Căn cứ Quyết định của UBND tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện đề án chi trả DVMTR, hàng năm các đơn vị chủ rừng chủ trì xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể, bao gồm các hoạt động thực hiện đề án chi trả DVMTR.
a. Trách nhiệm phối hợp của các đơn vị chủ rừng
Chủ trì, phối hợp với UBND huyện tổ chức cơng tác tuyên truyền, vận động các đối tượng sử dụng DVMTR và các đơn vị nhận khoán bảo vệ rừng về các văn bản, pháp luật về chính sách chi trả DVMTR.
Chủ trì xây dựng kế hoạch hàng năm về chi trả DVMTR, thành lập đoàn, phối hợp với UBND huyện tổ chức thu thập mẫu phiếu về kế hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng; Mẫu phiếu kê nộp tiền dịch vụ môi trường rừng và ký hợp đồng với bên sử dụng dịch vụ mơi trường rừng, trong đó xác định loại dịch vụ, mức chi trả, thời gian chi trả, phương thức chi trả.
Thực hiện chức năng nhà nước của đơn vị chủ rừng, phối hợp với UBND các huyện trong công tác phúc tra, nghiệm thu diện tích cung ứng dịch vụ mơi trường rừng đối với các đơn vị nhận khoán, xác minh hiện trạng, chất lượng rừng, xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan diện tích rừng trong khu vực cung ứng DVMTR khi có biện động về hiện trạng.
b. Trách nhiệm phối hợp của UBND các huyện.
Phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chủ rừng tổ chức công tác tuyên truyền, vận động các đối tượng sử dụng DVMTR và các đơn vị nhận khoán bảo vệ rừng về các văn bản, pháp luật về chính sách chi trả DVMTR.
Phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chủ rừng tổ chức thu thập mẫu phiếu Mẫu kế hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng; Mẫu bản kê nộp tiền dịch vụ môi trường rừng và ký hợp đồng với bên sử dụng dịch vụ mơi trường rừng, trong đó xác định loại dịch vụ, mức chi trả, thời gian chi trả, phương thức chi trả;
c. Trách nhiệm bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng
Có trách nhiệm kê khai mẫu kế hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng; Mẫu bản kê nộp tiền dịch vụ môi trường rừng
Ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường với đơn vị chủ rừng và thực hiện nghiêm túc hợp đồng 2 bên đã ký kết.
d. Phối hợp tổ chức hội nghị, giao ban sơ kết, tổng kết.
Đơn vị chủ rừng chủ trì hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết. Hằng năm vào đầu Quý I của năm sau, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị tổng kết và có trách nhiệm chuẩn bị nội dung và các điều kiện cần thiết để tổ chức hội nghị bảo đảm thiết thực, hiệu quả, đúng thời gian.
Thành phần tham dự gồm: Đơn vị chủ rừng, UBND huyện, các đơn vị sử dụng DVMTR, các đơn vị tham gia nhận khoán bảo vệ rừng.
Nội dung thể hiện các vấn đề cơ bản sau: Tình hình liên quan đến cơng tác phối hợp hoạt động chi trả DVMTR; Kết quả công tác phối hợp; Nêu rõ những tồn tại, vướng mắc, khó khăn và đề xuất biện pháp khắc phục. Những kinh nghiệm cần phổ biến, nhân rộng; Những nhiệm vụ trọng tâm và biện pháp phối hợp thời gian tiếp theo.
11.Xử phạt vi phạm hành chính trong chi trả DVMTR
Các trường hợp khơng tn thủ trong việc kê khai doanh thu, ký hợp đồng nộp tiền chi trả DVMTR, khơng chi trả kịp thời cho hộ/tổ chức nhận khốn bảo vệ rừng đã cung ứng DVMTR, sử dụng nguồn kinh phí chi trả khơng đúng quy định pháp luật tài chính và các trường hợp vi phạm khác sẽ bị xử phạt theo Điều 9 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, cụ thể như sau: