2.2.1 .Nguyên tắc
2.2.2. Các tiêu chí
Kiến nghị UBND tỉnh Kiên Giang quy định 3 tiêu chí phân loại các cơ sở kinh doanh du lịch để làm cơ sở xác định mức chi trả tiền DVMTR như sau:
a) Tiêu chí 1: Các cơ sở kinh doanh du lịch được cơ quan có thẩm quyền cho
liên doanh liên kết và thuê môi trường rừng, được phép đặt trụ sở kinh doanh ngay trong rừng, sử dụng môi trường rừng để kinh doanh các dịch vụ: Du lịch nghỉ dưỡng; Du lịch lưu trú; Du lịch ăn uống, mua sắm; Du lịch thể thao, giải trí, vui chơi; Du lịch tham quan các cảnh quan thiên nhiên, sinh cảnh rừng, hệ sinh thái; Du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe; Các dịch vụ du lịch khác sử dụng môi trường rừng.
Hình 3. Cơ sở kinh doanh du lịch thuộc tiêu chí 1
b) Tiêu chí 2: Các cơ sở kinh doanh du lịch (lưu trú, lữ hành, vui chơi, giải trí)
có chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng để xây dựng trụ, các cơng trình dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong vùng địa lý cảnh quan rừng, được hưởng lợi từ cảnh quan thiên nhiên rừng và khí hậu trong lành nhờ thảm thực vật rừng để hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
Khu vực Bãi Dài, VQG Phú Quốc
Khu vực Mũi Ơng Đội, rừng phịng Phú Quốc
Hình 4. Cơ sở kinh doanh du lịch thuộc tiêu chí 2
b) Tiêu chí 3: Các cơ sở kinh doanh du lịch (lưu trú, lữ hành) có trụ sở bên ngồi
phạm vi rừng trên các hòn đảo Phú Quốc, Nam Du và các xã đảo khác: An Sơn, Lại Sơn (Kiên Hải), Tiên Hải (Hà Tiên) trong vùng địa lý cảnh quan rừng, được hưởng lợi từ cảnh quan thiên nhiên rừng và khí hậu trong lành nhờ thảm thực vật rừng để hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
Hình 5. Cơ sở kinh doanh du lịch thuộc tiêu chí 3
2.2.3. Mức chi trả tiền dịch vụ mơi trường rừng theo tiêu chí
a)Mức chi trả đối với các cơ sở kinh doanh du lịch thuộc Tiêu chí 1:
- Các đối tượng thuộc tiêu chí 1 sẽ thu theo đề án cho thuê môi trường rừng theo quy định tại Điều 14, 23, 32 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Khơng thực hiện chi trả theo hình thức DVMTR.
b)Mức chi trả đối với các cơ sở kinh doanh du lịch thuộc Tiêu chí 2:
- Đối tượng là tất cả các cơ sở kinh doanh du lịch (lưu trú, lữ hành, vui chơi, giải trí) có chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng để xây dựng trụ, các cơng trình dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong vùng địa lý cảnh quan rừng, được hưởng lợi từ cảnh quan thiên nhiên rừng và khí hậu trong lành nhờ thảm thực vật rừng để hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Do đó, họ phải có trách nhiệm bảo vệ rừng, thể hiện đẳng cấp kinh doanh có tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế và góp phần xây dựng thương hiệu du lịch xanh, du lịch bảo vệ môi trường.
- Mức chi trả: tối thiểu là 1,0 % trên tổng doanh thu trong kỳ.
- Số tiền DVMTR phải chi trả trong kỳ hạn thanh tốn tính bằng tổng doanh thu nhân với mức chi trả 1,0%.
c)Mức chi trả đối với các cơ sở kinh doanh du lịch thuộc Tiêu chí 3:
Các cơ sở kinh doanh du lịch (lưu trú, lữ hành) có trụ sở bên ngồi phạm vi rừng trên các hịn đảo Phú Quốc, Nam Du và các xã đảo khác được hưởng lợi từ cảnh quan thiên nhiên rừng và khí hậu trong lành nhờ thảm thực vật rừng để hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Do đó, họ phải có trách nhiệm bảo vệ rừng, thể hiện đẳng cấp kinh doanh có tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế và góp phần xây dựng thương hiệu du lịch xanh, du lịch bảo vệ môi trường.
- Mức chi trả: tối thiểu là 50% x 1,0 % x trên tổng doanh thu trong kỳ. - Số tiền DVMTR phải chi trả trong kỳ hạn thanh tốn tính bằng 50% tổng doanh thu nhân với mức chi trả 1%.
2.2.4. Thống kê các doanh nghiệp và số tiền thu được theo các tiêu chí
Theo số liệu của Cục thuế cấp tháng 11 năm 2020, số doanh nghiệp kinh doanh du lịch theo các tiêu chí như sau:
Bảng 5. Số doanh nghiệp theo các tiêu chí
Đvt: Doanh nghiệp
TT Đơn vị hành chính Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tổng
1 Hà Tiên 1 1
2 Kiên Hải 10 10
3 Phú Quốc 16 568 584
Tổng 16 579 595
(Chi tiết xem phụ lục 1).
Dự kiến số tiền DVMTR thu được bình quân trong 1 năm: 32.910 triệu đồng: Bảng 6. Dự kiến tiền DVMTR thu trong 1 năm từ các cơ sở kinh doanh du lịch
Đvt: triệu đồng
Tiêu chí Đơn vị Tổng doanh Mức chi trả Thành
hành chính thu năm 2019 tiền
2 Phú Quốc 2.618.200 1,0% x Tổng doanh thu 26.182
3 Phú Quốc 1.345.520 1,0% x 50% Tổng doanh thu 6.728
Tổng 3.963.720 32.910
Ghi chú: Trước mắt sẽ thu các doanh nghiệp có doanh thu > 1 tỷ đồng/năm
2.3. Trường hợp và mức miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đối vớicác cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch
a) Trong 02 năm đầu thực hiện, chỉ thu tiền DVMTR đối với các cơ sở kinh doanh du lịch có doanh thu/năm từ trên 01 tỷ đồng trở lên. Không thu tiền DVMTR đối với các cơ sở kinh doanh du lịch có doanh thu/năm từ 01 tỷ đồng trở xuống.
b) Ngoài ra, các trường hợp được miễn, giảm; mức miễn, giảm; hồ sơ và trình tự miễn, giảm thực hiện theo quy định tại Điều 73, Điều 74, Điều 75 của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
2.4. Xác định tổng số tiền chi trả DVMTR thu được
- Tổng số tiền chi trả DVMTR thu được: 34.513 triệu đồng, trong đó: + Nguồn thu được từ kinh doanh nước sạch: 1.603 triệu đồng.
+ Nguồn thu được từ kinh doanh dịch vụ du lịch: 32.910 triệu đồng. Bảng 7. Thống kê số tiền thu từ DVMTR trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Đvt: Triệu đồng
Nguồn thu
TT Đơn vị hành chánh Kinh doanh Kinh doanh Tổng
nước sạch du lịch
1 TP. Rạch Giá 711 711
2 TP. Hà Tiên 153 153
3 Huyện Kiên Lương 162 162
4 Huyện Hòn Đất 72 72
5 Huyện Tân Hiệp 56 56
6 Huyện Châu Thành 34 34
7 Huyện Giồng Riềng 42 42
8 Huyện An Biên 12 12
9 Huyện An Minh 32 32
10 Huyện Phú Quốc 328 32.910 33.237
Toàn tỉnh 1.603 32.910 34.513
2.5. Xác định vị trí, phạm vi, diện tích rừng cung ứng DVMTR
- Tồn bộ diện tích rừng là rừng tự nhiên, rừng trồng thuộc rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là rừng cung ứng các dịch vụ về:
(i) Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội: Số tiền thu được từ dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn hình chính nào sẽ chi trả tiền DVMTR cho tồn bộ diện tích rừng có trên đơn vị hành chính đó.
Bảng 8. Thống kê diện tích đất có rừng là rừng đặc dụng, phòng hộ theo đơn vị hành chính hiện có sử dụng nước sạch từ Cơng ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang
Đvt: Ha
Huyện Chủ rừng Tổng
BQLR Kiên Giang Lâm trường 422 VQG Phú Quốc
An Biên 728 728 An Minh 3.440 3.440 Hà Tiên 707 707 Hòn Đất 4.625 351 4.976 Kiên Hải 439 439 Kiên Lương 1.554 1.554 Phú Quốc 34.724 34.724 Tổng 11.493 351 34.724 46.568
Như vậy, chỉ có 03 đơn vị chủ rừng là: BQLR Kiên Giang; Lâm trường 422 và VQG Phú Quốc là có rừng cung ứng DVMTR về Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội và được hưởng tiền DVMTR này.
Đối với tiền thu được từ cung ứng DVMTR về Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội trên địa bàn chưa xác định đối tượng cung ứng như: Thành phố Rạch Giá và các huyện: Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng sẽ do Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều tiết số tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng có mức chi trả dịch vụ mơi trường rừng bình qn
1 ha từ thấp nhất trở lên; hỗ trợ công tác bảo vệ, phát triển rừng, trồng cây phân tán, trồng rừng cảnh quan trong khu vực có cung ứng dịch vụ mơi trường rừng; tun truyền, phổ biến chính sách nâng cao năng lực thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (theo quy định tại Điểm e, khoản 2, Điều 70, Nghị đinh 156/2018/NĐ- CP quy định).
(ii) Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch: Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đóng trên địa bàn đơn vị hành chính nào sẽ chi trả tiền DVMTR cho tồn bộ diện tích rừng có trên đơn vị hành chính đó.
Bảng 9. Thống kê diện tích đất có rừng là rừng đặc dụng, phịng hộ theo đơn vị hành chính hiện có các doanh nghiệp kinh doanh du lịch theo các tiêu chí 2 và 3.
Đvt: Ha
Huyện Chủ rừng Tổng
BQLR Kiên Giang VQG Phú Quốc
Hà Tiên 707 707
Kiên Hải 439 439
Phú Quốc 34.724 34.724
Tổng 1.146 34.724 35.870
Như vậy, chỉ có 2 đơn vị chủ rừng là BQLR Kiên Giang và VQG Phú Quốc có rừng cung ứng DVMTR về Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch. Tuy nhiên các doanh nghiệp có doanh thu trên 1 đồng/năm hiện chỉ có ở Phú Quốc.
2.6. Thống kê diện tích rừng cung ứng DVMTR theo hệ số K
- Hệ số K được xác định cho từng lơ rừng, làm cơ sở để tính tốn mức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ mơi trường rừng. Hệ số K bằng tích số của các hệ số K thành phần. Các hệ số K thành phần gồm:
+ Hệ số K1 điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo trữ lượng rừng, gồm rừng rất giàu và rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo. Hệ số K1 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng rất giàu và rừng giàu; 0,95 đối với rừng trung bình; 0,90 đối với rừng nghèo.
dụng rừng, hệ số K2 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng đặc dụng; 0,95 đối với rừng phòng hộ.
+ Hệ số K3 điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo nguồn gốc hình thành rừng, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng. Hệ số K3 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng tự nhiên; 0,90 đối với rừng trồng;
+ Hệ số K4 điều chỉnh mức chi trả dịch vụ mơi trường rừng theo mức độ khó khăn được quy định đối với diện tích cung ứng dịch vụ mơi trường rừng nằm trên địa bàn các xã khu vực I, II, III theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hệ số K4 có giá trị bằng: 1,00 đối với xã thuộc khu vực III; 0,95 đối với xã thuộc khu vực II; 0,90 đối với xã thuộc khu vực I. Diện tích cung ứng DVMTR ở tỉnh Kiên Giang là rừng ngập nước nội địa, ven biển và hải đảo nên hệ số khó khăn cho các loại rừng này là như nhau.
Bảng 10. Thống kê diện tích rừng cung ứng DVMTR về Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội sau khi nhân với hệ số K
BQLR Kiên Giang Lâm trường 422 VQG Phú Quốc Huyện Diện Diện tích Diện Diện tích Diện Diện tích
tích rừng sau tích rừng sau tích rừng sau rừng quy đổi rừng quy đổi rừng quy đổi
An Biên 728 581 An Minh 3.440 2.703 Hà Tiên 707 604 Hòn Đất 4.625 3.438 351 270 Kiên Hải 439 376 Kiên Lương 1.554 1.355 Phú Quốc 34.724 31.468 Tổng 11.493 9.057 351 270 34.724 31.468
Bảng 11. Thống kê diện tích rừng cung ứng DVMTR về Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng
cho kinh doanh dịch vụ du lịch sau khi nhân với hệ số K
Đvt: ha
BQLR Kiên Giang VQG Phú Quốc
Huyện Diện tích Diện tích rừng Diện tích Diện tích rừng
rừng sau quy đổi rừng sau quy đổi
Hà Tiên 707 604
Kiên Hải 439 376
Phú Quốc 34.724 31.468
Tổng 1.146 979 34.724 31.468
2.7. Quản lý, sử dụng tiền DVMTR
- Tổng số tiền DVMTR nhận được: 34.513 triệu đồng, trong đó:
2.7.1. Thu từ dịch vụ cung cấp nguồn nước sinh hoạt
Quỹ BV&PTR Kiên Giang trả cho các đơn vị chủ rừng sau khi trừ phí quản lý, dự phòng từ nguồn thu đối với dịch vụ cung cấp nguồn nước sinh hoạt: 1.603 triệu đồng – 10% (phí quản lý: 160,3 triệu) – 5% (phí dự phịng: 80,15 triệu) = 1.362,54 triệu đồng, trong đó:
Điểm a, Khoản 2, Điều 70, Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định kinh phí quản lý của Quỹ BV&PTR cấp tỉnh để chi cho các nội dung:
“Chi thường xuyên: chi lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp cho các thành viên Ban Điều hành Quỹ, chi tiền trách nhiệm quản lý cho các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm sốt Quỹ; chi tiền cơng; chi thanh tốn dịch vụ cơng cộng, vật tư văn phịng, thơng tin, tun truyền liên lạc; chi họp, hội nghị; chi cơng tác phí, thuê mướn; chi sửa chữa duy tu tài sản phục vụ công tác chuyên môn và cơ sở hạ tầng; chi thẩm định chương trình, dự án, thẩm định trong hoạt động đấu thầu; chi các hoạt động tiếp nhận và thanh toán tiền; chi kiểm tra giám sát và chi khác (nếu có);
Chi khơng thường xuyên: chi hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; chi các hoạt động rà soát xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ mơi trường rừng, các hoạt động kỹ thuật theo dõi, đánh giá chất lượng dịch vụ môi trường rừng; chi hỗ trợ hoạt động liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng cấp huyện, xã; chi hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản phục vụ hoạt động bộ máy Quỹ, mua sắm các trang thiết bị đặc thù phục vụ công tác chi trả; chi tuyên truyền; chi dịch vụ kiểm tốn; chi đồn ra, đồn vào và chi khác (nếu có).”
Điểm d, Khoản 2, Điều 70, Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định kinh phí dự phịng của Quỹ BV&PTR cấp tỉnh để chi cho các nội dung: “Kinh phí dự phịng
được trích tối đa 5% tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu trong năm để hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trong trường hợp có thiên tai, khơ hạn hoặc mức chi trả trên cùng đơn vị diện tích cung ứng dịch vụ mơi trường rừng trên địa bàn tỉnh thấp hơn năm trước liền kề, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh lập kế hoạch hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Kinh phí dự phịng đã được phê duyệt trong năm chưa thực hiện được hoặc chưa sử dụng hết phải chuyển trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng”.
Điểm e, khoản 2, Điều 70 Nghị đinh 156/2018/NĐ-CP quy định “Đối với số tiền
thu được từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nhưng không xác định được hoặc chưa xác định được đối tượng nhận tiền dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều tiết số tiền dịch vụ mơi trường rừng cho bên cung ứng có mức chi trả dịch vụ mơi trường rừng bình qn 01
ha từ thấp nhất trở lên; hỗ trợ công tác bảo vệ, phát triển rừng, trồng cây phân tán, trồng rừng cảnh quan trong khu vực có cung ứng dịch vụ mơi trường rừng; tuyên