Quy định trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập

Một phần của tài liệu Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán trong nhận thức của các nhà đầu tư khi việt nam gia nhập TPP (Trang 39 - 45)

STT

Quy định pháp luật Trách nhiệm KTV theo quy định I Văn bản liên quan

1. Nghị định 105/2004/NĐ- CP ngày 30/3/2004 về Kiểm toán độc lập;

2. Nghị định 133/2005/NĐ- CP ngày 31/10/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về Kiểm toán độc lập;

Tại Điều 17 và Điều 25 Nghị định 105/2004/NĐ-CP có quy định trách nhiệm của KTV và cơng ty kiểm tốn. Trong đó, quy định cụ thể trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và trách nhiệm pháp lý:

- Bồi thƣờng thiệt hại do lỗi mà KTV của mình gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác;

- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho KTV hoặc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính để tạo nguồn chi trả bồi thƣờng thiệt hại do lỗi của doanh nghiệp gây ra cho khách hàng;

- Trong q trình kiểm tốn, nếu phát hiện đơn vị đƣợc kiểm tốn có hiện tƣợng vi phạm pháp luật về tài chính, kế tốn thì doanh nghiệp kiểm tốn có nghĩa vụ thơng báo với đơn vị đƣợc kiểm toán hoặc ghi ý kiến nhận xét vào BCKT;

- Cung cấp hồ sơ, tài liệu kiểm toán theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

3. Thông tƣ 64/2004/TT- BTC ngày 29/6/2004 hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP;

Khoản 6.1, Phần B, quy định trách nhiệm KTV:

Doanh nghiệp kiểm toán chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, trƣớc khách hàng theo hợp đồng kiểm toán đã ký kết và chịu trách nhiệm

một phần với ngƣời sử dụng kết quả kiểm

toán và các dịch vụ đã cung cấp. Doanh nghiệp kiểm toán chỉ chịu trách nhiệm với ngƣời sử dụng kết quả kiểm toán khi ngƣời sử dụng kết quả kiểm tốn:

a) Có lợi ích trực tiếp tới kết quả dịch vụ kiểm toán của đơn vị đƣợc kiểm toán tại ngày ký

BCKT; và

b) Có hiểu biết một cách hợp lý về BCTC và cơ sở lập BCTC và các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan; và

c) Đã sử dụng một cách có thận trọng thơng tin trên BCTC đã đƣợc kiểm toán

II Chuẩn mực kiểm toán Tổng cộng 38 chuẩn mực ban hành lần đầu tiên từ năm 1999 đế năm 2005. Trong đó, Chuẩn mực kiểm toán số 200, 240, 250 đề cập chính đến trách nhiệm của KTV 1 Quyết định số 120/1999/QĐ-BTC ngày 27/9/1999 Ban hành và công bố 04 chuẩn mực kiểm toán

(1) Chuẩn mực kiểm toán số 200:

Đoạn 15: KTV phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, nhƣ sau : a) Độc lập ;

b) Chính trực ; c) Khách quan ;

d) Năng lực chun mơn và tính thận trọng ; e) Tính bí mật ;

f) Tƣ cách nghề nghiệp ;

g) Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.

Đoạn 29: KTV và công ty kiểm toán chịu trách nhiệm kiểm tra, chuẩn bị và trình bày ý kiến của mình về BCTC.

(2) Chuẩn mực kiểm toán số 240: Đề cập

đến trách nhiệm của KTV trong phát hiện các gian lận và sai sót.

Đoạn 07: Trong q trình kiểm tốn, KTV và cơng ty kiểm tốn có trách nhiệm giúp đơn vị phát hiện, xử lý và ngăn ngừa gian lận và sai sót, nhƣng KTV và cơng ty kiểm tốn khơng phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa các gian lận và sai sót ở đơn vị mà họ kiểm tốn.

Thơng báo cho Ban giám đốc Đoạn 20:

KTV và công ty kiểm tốn phải thơng báo kịp thời những phát hiện của mình cho Giám đốc (hoặc ngƣời đứng đầu) đơn vị đƣợc kiểm toán trong thời hạn nhanh nhất trƣớc ngày phát hành BCTC, hoặc trƣớc ngày phát hành BCKT, khi: 2 Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 Ban hành và công bố 06 chuẩn mực kiểm toán 3 Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 Ban hành và cơng bố 06 chuẩn mực kiểm tốn 4 Quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày14/03/2003 Ban hành và công bố 05 chuẩn mực kiểm toán 5 Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC ngày 28/11/2003 Ban hành và công bố 06 chuẩn mực kiểm toán 6 Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 Ban hành và công bố 06 chuẩn mực kiểm toán

7 Quyết định số

87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005 Ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam

a) KTV nghi ngờ có gian lận, mặc dù chƣa đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của gian lận này tới BCTC;

b) Có gian lận;

c) Có sai sót trọng yếu.

Thơng báo cho ngƣời sử dụng BCKT Đoạn 22, 23, 24;

Thông báo cho cơ quan chức năng Đoạn 25:

KTV và cơng ty kiểm tốn có trách nhiệm bảo mật các thơng tin, số liệu của khách hàng, trừ trƣờng hợp đơn vị đƣợc kiểm tốn có gian lận hoặc sai sót mà theo qui định của pháp luật, KTV và công ty kiểm tốn phải thơng báo hành vi gian lận hoặc sai sót đó cho cơ quan chức năng có liên quan. Trƣờng hợp này, KTV và cơng ty kiểm tốn đƣợc phép trao đổi trƣớc với chuyên gia tƣ vấn pháp luật.

8 Quyết định số

101/2005/QĐ-BTC ngày 29/12/2005 Ban hành và công bố 04 chuẩn mực kiểm toán

Nhƣ vậy, trong giai đoạn xây dựng và hồn thiện, nghề nghiệp kiểm tốn độc lập ở Việt Nam, các quy định, chuẩn mực kiểm toán BCTC về cơ bản đều thống nhất nguyên tắc là tiếp cận với chuẩn mực kiểm toán quốc tế đƣợc sửa đổi bổ sung từ năm 1994.

2.2.2.2. Giai đoạn từ năm 2012 đến nay.

Năm 2011, Quốc hội cơng bố Luật Kiểm tốn độc lập có hiệu lực từ 01/01/2012, đến nay, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành gần nhƣ đầy đủ, đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật về kiểm toán độc lập, gồm: 02 Nghị định (Nghị định số 17/2012/NĐ-CP, Nghị định số 105/2013/NĐ-CP) và 07 Thông tƣ (TT 129/2012/TT-BTC, 150/2012/TT-BTC, 202/2012/TT-BTC, 203/2012/TT-BTC, 214/2012/TT-BTC, 78/2013/TT-BTC và 183/2013/TT-BTC) đã quy định và hƣớng dẫn gần nhƣ tất cả các mặt hoạt động từ quản lý Nhà nƣớc đến phƣơng pháp nghiệp vụ, kỹ thuật kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo có liên quan. Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán bao gồm 37 chuẩn mực kiểm toán mới đƣợc thay đổi ban hành kèm theo Thông tƣ 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 đã tiệm cận theo thông lệ Chuẩn mực

kiểm toán quốc tế sửa đổi từ năm 2009. Nghĩa là, mỗi chuẩn mực kiểm toán đƣợc xét duyệt lại và tái cấu trúc theo một khuôn mẫu nhất định đảm bảo các mục tiêu (1) nhận diện trách nhiệm chung của KTV trong cuộc kiểm toán; (2) thiết lập các mục tiêu chung cho mỗi chuẩn mực; (3) làm sáng tỏ nghĩa vụ của KTV nhằm đáp ứng các mục tiêu trên; (4) hạn chế những điểm mơ hồ về yêu cầu đối với KTV và (5) cải thiện tính dễ hiểu của chuẩn mực thông qua tái cấu trúc và soạn thảo lại chuẩn mực (Trần Thị Giang Tân 2014). Chuẩn mực cũ đƣợc soạn thảo dựa trên các nguyên tắc căn bản và các thủ tục chủ yếu đƣợc trình bày bằng những chữ in đậm, đen, còn những chữ in bằng chữ thƣờng thì mang tính xét đốn, Chuẩn mực hiện hành bao gồm 3 phần chính, quy định chung (phạm vi áp dụng, định nghĩa, mục tiêu, giải thích thuật ngữ), nội dung chuẩn mực (yêu cầu), hƣớng dẫn áp dụng.

Liên quan đến trách nhiệm KTV độc lập trong kiểm toán BCTC, những thay đổi chính tập trung vào các Chuẩn mực VSA 200, 240, 250, 265, 300, 315.

- Chuẩn mực VSA 200: Tƣơng tự ISA 200, VSA 200 hiện hành cũng đƣợc

coi là chuẩn mực chung hay đƣợc xem nhƣ là khuôn mẫu của các chuẩn mực. VSA 200 đề cập khá nhiều vấn đề, liên quan đến mọi giai đoạn của cuộc kiểm toán. Điều này cho thấy VSA 200 có sự khác biệt khá trọng yếu với VSA 200 trƣớc đây. Đối với trách nhiệm của KTV, VSA đã sử dụng thuật ngữ “yêu cầu” thay vì “nguyên tắc” nhƣ chuẩn mực trƣớc, đồng thời bổ sung thêm hai yêu cầu (i) xét đoán chuyên mơn và (ii) bằng chứng kiểm tốn đầy đủ, thích hợp và rủi ro kiểm tốn. Ngồi ra, VSA còn hƣớng dẫn cách thức nếu khơng đạt đƣợc mục tiêu kiểm tốn (phát hành báo cáo thích hợp và có thể rút lui khỏi cuộc kiểm tốn).

- Chuẩn mực VSA 240: Các khác biệt chủ yếu giữa Chuẩn mực VSA 240 hiện

hành và VSA trƣớc đây tập trung ở ba khía cạnh chính (i) tên gọi, (ii) cấu trúc, (iii) nội dung chi tiết. Đối với trách nhiệm KTV, Chuẩn mực VSA 240 hiện hành, yêu cầu KTV phải thực hiện thêm nhiều thủ tục kiểm toán hơn nhằm tăng cƣờng trách nhiệm trong việc phát hiện gian lận trên BCTC (i) nhấn mạnh việc KTV phải ln duy trì thái độ hồi nghi nghề nghiệp trong suốt quá trình kiểm toán; (ii) bổ sung

thêm thủ tục thảo luận trong nhóm kiểm tốn, (iii) u cầu các thủ tục chi tiết hơn khi xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận và biện pháp đối phó với rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận đã đƣợc đánh giá.

- Chuẩn mực kiểm toán VSA 250: Trong phần Quy định chung, Chuẩn mực

này đã bổ sung nội dung “ảnh hƣởng của pháp luật và các quy định” (Đoạn 02), trong đó có nhấn mạnh ảnh hƣởng trực tiếp và ảnh hƣởng gián tiếp:

Các điều khoản của một số luật và quy định có ảnh hƣởng trực tiếp đến BCTC… Một số luật và quy định khác yêu cầu Ban Giám đốc phải tuân thủ hoặc có các điều khoản yêu cầu đơn vị phải tuân thủ trong quá trình hoạt động của mình nhƣng khơng ảnh hƣởng trực tiếp đến BCTC của đơn vị. Cùng với đó, các thủ tục kiểm toán chi tiết đƣợc quy định cụ thể hơn cho từng trƣờng hợp so với Chuẩn mực VSA 250 cũ (i) nhóm pháp luật và các quy định thƣờng có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc xác định các số liệu và thuyết minh trọng yếu trên BCTC, nhƣ luật và các quy định về thuế (Đoạn 06a) đòi hỏi KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp (trách nhiệm đầy đủ) và (ii) pháp luật và các quy định khác khơng có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc xác định các số liệu và thuyết minh trên BCTC, nhƣng việc tuân thủ pháp luật và các quy định này có thể là yêu cầu nền tảng đối với hoạt động của đơn vị, đối với khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh, hoặc để tránh các khoản phạt nặng (Đoạn 06b, yêu cầu KTV chỉ có trách nhiệm giới hạn qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết đƣợc quy định trong chuẩn mực (trách nhiệm hạn chế).

- Chuẩn mực kiểm toán VSA 260- Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị

đƣợc kiểm toán: Chuẩn mực này đƣợc xét duyệt và tái cấu trúc lại, trong đó, quy định đầy đủ và chi tiết hơn về các vấn đề cần phải trao đổi, quá trình trao đổi, trình tự thực hiện các thủ tục trao đổi. Đồng thời cũng giải thích lại một số thuật ngữ “Ban quản trị” thay vì “Ban lãnh đạo” nhƣ trƣớc đây. Đối với trách nhiệm của KTV, Chuẩn mực mới VSA 260 chỉ hƣớng dẫn lại các thủ tục và bƣớc công việc cần phải trao đổi đảm bảo tính dễ hiểu hơn so với VSA 260 cũ;

- Chuẩn mực kiểm toán VSA 265: Trao đổi về những khiếm khuyết trong

kiểm soát nội bộ với Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị đƣợc kiểm toán. Đây là Chuẩn mực đƣợc ban hành lần đầu nhằm đạt đƣợc mục tiêu:

Mục tiêu của KTV và doanh nghiệp kiểm toán là trao đổi một cách phù hợp với Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị đƣợc kiểm toán về những khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ mà KTV đã phát hiện trong quá trình kiểm tốn và theo xét đốn chun mơn của KTV thì các vấn đề này là nghiêm trọng và cần sự lƣu ý của Ban quản trị và Ban Giám đốc.

- Chuẩn mực kiểm toán VSA 315: Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng

yếu thơng qua hiểu biết về đơn vị đƣợc kiểm tốn và mơi trƣờng của đơn vị. Đây là Chuẩn mực kiểm toán mới đƣợc ban hành lần đầu, ngoài phần quy định chung đƣợc cấu trúc tƣơng tự nhƣ các chuẩn mực khác, phần nội dung chuẩn mực yêu cầu KTV phải có trách nhiệm:

+ KTV phải thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro để có cơ sở xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu (Đoạn 05), đồng thời KTV phải thu thập đƣợc các thông tin từ các hoạt động liên quan;

+ Đạt đƣợc sự hiểu biết cần có về đơn vị kiểm tốn và môi trƣờng của đơn vị, trong đó có kiểm sốt nội bộ. Để đạt đƣợc sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đƣợc kiểm toán, KTV phải tìm hiểu liệu đơn vị đã có một quy trình để (i) xác định rủi ro kinh doanh liên quan tới mục tiêu lập và trình bày BCTC; (ii) ƣớc tính mức độ của rủi ro; (iii) đánh giá khả năng xảy ra rủi ro; (iv) quyết định các hành động thích hợp đối với các rủi ro đó (Đoạn 15).

+ Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu làm cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo;

+ KTV phải có trách nhiệm lƣu trữ trong hồ sơ kiểm tốn những bằng chứng thu thập đƣợc thơng qua việc thực hiện các loại trách nhiệm trên.

Nhƣ vậy, việc ban hành Chuẩn mực này đã giúp KTV có một hƣớng dẫn cụ thể hơn trong việc tìm hiểu về cơng ty, về môi trƣờng hoạt động bao gồm cả môi trƣờng kinh doanh và hệ thống kiểm sốt nội bộ có một vị trí rất quan trọng trong

q trình kiểm tốn để hồn thành tốt trách nhiệm nghề nghiệp cũng nhƣ phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán trong nhận thức của các nhà đầu tư khi việt nam gia nhập TPP (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)