CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
1.3. TỔNG QUAN VỀ TRẦU KHÔNG
1.3.1. Đặc điểm về Trầu không
Trầu không hay trầu (danh pháp hai phần: Piper betle) là một loài cây gia vị hay cây thuốc, lá của nó có các tính chất dược học. Đây là lồi cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đi sóc màu trắng, có thể cao hơn một mét.
Hình 1.12. Lá Trầu khơng
- Trầu không - Piper betle L., thuộc họ Hồ tiêu - Piperaceae.
Mô tả: Cây nhỡ leo nhẵn. Lá có cuống có bẹ, dài 1,5-3,5 mm; phiến hình trái xoan, dài 10-13 cm, rộng 4,5-9 cm, có gốc hơi khơng cân, hình tim nhiều hay ít ở những lá dưới, có mũi nhọn ở chóp, có dạng màng và cứng, có các điểm tuyến trong suốt rất mịn; gân gốc thường là 5. Hoa khác gốc, mọc thành bông. Quả mọng lồi, trịn, có những lơng mềm ở đỉnh. Một số tính chất dược lý như: Vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm [63].
1.3.2. Phân bố, sinh học và sinh thái
Lồi này có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, Malaysia. Cây gốc ở Malaixia, được trồng rộng rãi để lấy lá ăn trầu. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khơ, có khi tán bột, dùng dần. Lá Trầu không loại tốt nhất thuộc về giống "Magahi" (từ vùng Magadha) sinh trưởng ở gần Patna tại Bihar, Ấn Độ [64].
Ở Việt Nam có hai loại trầu chính: trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, nhỏ lá, được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
1.3.3. Thành phần hóa học
Lá chứa 0,8-1,8% (-2,4%) tinh dầu thơm, có vị nồng, gồm chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác.
Chúng có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khẩu, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis và trực trùng coli [65,66].
1.3.4. Tác dụng dược lý, cơng dụng
Trầu khơng có tác dụng trung hành khí, khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hoá đàm, chống ngứa. Trầu không được xem như là thuốc làm săn da, làm chất kích thích, làm chất lợi nước bọt và xem như có tác dụng dự phịng chống bệnh lỵ và sốt rét.
Thường dùng trị hàn thấp nhức mỏi, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, Nhức đầu khó thở. Một số bệnh viện nấu nó thành cao chữa bệnh viêm cận răng (paradentose). Nhân dân thường dùng nấu nước rửa vết thương, vết loét, đắp ngoài da để chữa viêm mạch bạch huyết, trị chốc lở. Trong sinh hoạt hằng ngày, người ta vẫn dùng lá Trầu không chữa bỏng (giã nhỏ, vắt lấy nước bôi vào chỗ bỏng). Liều dùng 8-16 g dạng thuốc sắc. Dùng ngồi giã đắp khơng kể liều lượng[65].
Ở Trung Quốc, người ta dùng cây trị đau bụng lạnh, ho do phong hàn, ăn uống không tiêu, trướng bụng và dùng ngoài trị thấp sang.
Các lá Trầu không cũng được sử dụng như là chất kích thích, chất khử trùng và chất làm sạch hơi thở. Trong y học Ayurveda, chúng còn được sử dụng như là thuốc kích
dục. Tại Malaysia chúng được sử dụng để điều trị chứng đau đầu, viêm khớp và các thương tổn khớp. Tại Thái Lan và Trung Quốc chúng được dùng để làm dịu bệnh đau răng.TạiIndonesia chúng được uống như một loại trà và sử dụng như là thuốc kháng sinh. Chúng cũng được sử dụng trong trà để điều trị chứng khó tiêu, cũng như trong thuốc mỡ hay thuốc hít để điều trị đau đầu, cũng như trong điều trị chứng táo bón, cũng như có tác dụng thơng mũi và hỗ trợ tiết sữa[66].