.Ứng dụng Nano Đồng trong tủ lạnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp nano đồng từ dung dịch cu2+ bằng dịch chiết lá trầu không (Trang 47)

1.3. TỔNG QUAN VỀ TRẦU KHÔNG

1.3.1. Đặc điểm về Trầu không

Trầu không hay trầu (danh pháp hai phần: Piper betle) là một loài cây gia vị hay cây thuốc, lá của nó có các tính chất dược học. Đây là lồi cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đi sóc màu trắng, có thể cao hơn một mét.

Hình 1.12. Lá Trầu khơng

- Trầu không - Piper betle L., thuộc họ Hồ tiêu - Piperaceae.

Mô tả: Cây nhỡ leo nhẵn. Lá có cuống có bẹ, dài 1,5-3,5 mm; phiến hình trái xoan, dài 10-13 cm, rộng 4,5-9 cm, có gốc hơi khơng cân, hình tim nhiều hay ít ở những lá dưới, có mũi nhọn ở chóp, có dạng màng và cứng, có các điểm tuyến trong suốt rất mịn; gân gốc thường là 5. Hoa khác gốc, mọc thành bơng. Quả mọng lồi, trịn, có những lơng mềm ở đỉnh. Một số tính chất dược lý như: Vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm [63].

1.3.2. Phân bố, sinh học và sinh thái

Lồi này có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, Malaysia. Cây gốc ở Malaixia, được trồng rộng rãi để lấy lá ăn trầu. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khơ, có khi tán bột, dùng dần. Lá Trầu không loại tốt nhất thuộc về giống "Magahi" (từ vùng Magadha) sinh trưởng ở gần Patna tại Bihar, Ấn Độ [64].

Ở Việt Nam có hai loại trầu chính: trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, nhỏ lá, được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

1.3.3. Thành phần hóa học

Lá chứa 0,8-1,8% (-2,4%) tinh dầu thơm, có vị nồng, gồm chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác.

Chúng có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khẩu, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis và trực trùng coli [65,66].

1.3.4. Tác dụng dược lý, cơng dụng

Trầu khơng có tác dụng trung hành khí, khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hoá đàm, chống ngứa. Trầu không được xem như là thuốc làm săn da, làm chất kích thích, làm chất lợi nước bọt và xem như có tác dụng dự phịng chống bệnh lỵ và sốt rét.

Thường dùng trị hàn thấp nhức mỏi, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, Nhức đầu khó thở. Một số bệnh viện nấu nó thành cao chữa bệnh viêm cận răng (paradentose). Nhân dân thường dùng nấu nước rửa vết thương, vết loét, đắp ngoài da để chữa viêm mạch bạch huyết, trị chốc lở. Trong sinh hoạt hằng ngày, người ta vẫn dùng lá Trầu không chữa bỏng (giã nhỏ, vắt lấy nước bôi vào chỗ bỏng). Liều dùng 8-16 g dạng thuốc sắc. Dùng ngồi giã đắp khơng kể liều lượng[65].

Ở Trung Quốc, người ta dùng cây trị đau bụng lạnh, ho do phong hàn, ăn uống khơng tiêu, trướng bụng và dùng ngồi trị thấp sang.

Các lá Trầu không cũng được sử dụng như là chất kích thích, chất khử trùng và chất làm sạch hơi thở. Trong y học Ayurveda, chúng cịn được sử dụng như là thuốc kích

dục. Tại Malaysia chúng được sử dụng để điều trị chứng đau đầu, viêm khớp và các thương tổn khớp. Tại Thái Lan và Trung Quốc chúng được dùng để làm dịu bệnh đau răng.TạiIndonesia chúng được uống như một loại trà và sử dụng như là thuốc kháng sinh. Chúng cũng được sử dụng trong trà để điều trị chứng khó tiêu, cũng như trong thuốc mỡ hay thuốc hít để điều trị đau đầu, cũng như trong điều trị chứng táo bón, cũng như có tác dụng thơng mũi và hỗ trợ tiết sữa[66].

CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT 2.1. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT

2.1.1. Nguyên liệu

Lá Trầu không được thu hái tại huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Cách lấy mẫu: Hái lá trầu tươi, xanh, không bị sâu bệnh, khôngbị vàng lá. Làm sạch lá, để khô rồi cắt nhỏ.

2.1.2. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất Dụng cụ và thiết bị: Dụng cụ và thiết bị:

Bảng 2.1: Bảng dụng cụ và thiết bị

Dụng cụ Thiết bị

Micropipet Máy khuấy từ gia nhiệt

Bộ chưng cất lôi cuốn hơi nước Máy TEM

Becher chịu nhiệt Máy sấy

Bình định mức Máy siêu âm

Erlen Máy lọc chân không

Ống nhỏ giọt Máy ly tâm

Bóp cao su Máy UV-Vis

Bình cầu 1 cổ và 2 cổ Máy XRD

Ống đong Cân phân tích

Nhiệt kế 300 oC Máy cơ quay chân khơng Cuvet

Phễu thủy tinh

Hóa chất:

Bảng 2.2. Hóa chất cần sử dụng cho đồ án

Đồng (II) sunfat (CuSO4) Metanol (CH3OH) Natri hydroxid (NaOH) Etanol (C2H5OH)

Poly etylen glycol 6000 (PEG 6000) Foocmandehyd (HCHO) Magie (Mg) Sắt (III) clorua (FeCl3) Chì acetat ( Pb(CH3COO)2) Natri acetat (CH3COONa) Acid clohydric (HCl) Acid sunfuric (H2SO4) Thuốc thử Bouchardat Amoniac (NH3)

2.2. ĐỊNH TÍNH CÁC NHĨM CHẤT HĨA HỌC TRONG DỊCH CHIẾT LÁ TRẦU KHÔNG TRẦU KHÔNG

Tiến hành chưng ninh mẫu lá Trầu không với các thông số cố định: - Thời gian chiết: 30 phút

- Tỉ lệ rắn/lỏng: 10,00 gam mẫu lá Trầu không /200 mL metanol

Lọc lấy dịch chiết, tiến hành định tính thành phần hóa học trong dịch chiết lá Trầu khơng.

2.2.1. Định tính nhóm chất tannin

Cách tiến hành: Chuẩn bị 3 ống nghiệm sạch.

- Ống nghiệm 1: lấy 2 mL dịch chiết, thêm 2 giọt dung dịch FeCl3.

- Ống nghiệm 2: lấy 2 mL dịch chiết, thêm 2 giọt dung dịch chì axetat Pb(CH3COO)2 10%.

- Ống nghiệm 3: lấy 10 mL dịch chiết, thêm 2 mL fomon và 1 mL HCl đậm đặc. Nếu thấy xuất hiện kết tủa thì lọc bỏ kết tủa, thêm vào dịch lọc natri axetat dư, rồi thêm 2 giọt dung dịch FeCl3.

2.2.2. Định tính nhóm chất flavonoid

Cách tiến hành: Chuẩn bị 1 ống nghiệm sạch và 1 lọ chứa dung dịch amoniac đặc.

- Ống nghiệm: lấy 2 mL dịch chiết, thêm một ít bột Mg kim loại,nhỏ từng giọt dung dịch HCl đặc, để yên 1- 2 phút.

- Nhỏ 1 giọt dịch chiết lên giấy lọc, hơ khô rồi để lên miệng lọ amoiac đặc đã được mở nút. Quan sát màu vết dịch chiết.

2.2.3. Định tính nhóm chất saponin

Cách tiến hành: Chuẩn bị 2 ống nghiệm sạch.

- Ống nghiệm 1: lấy ống nghiệm 3 mL dịch chiết, lắc mạnh trong 2 phút. Để yên và quan sát hiện tượng tạo bọt.

2.2.4. Định tính nhóm chất alkaloid

Cách tiến hành: Chuẩn bị 1 ống nghiệm sạch. Lấy 2 mL dịch chiết, thêm vào

thuốc thử Bouchardat, quan sát ống nghiệm.

2.3. KHẢO SÁT CÁC ĐIỀU KIÊN TỐI ƯU CHO TỔNG HỢP NANO ĐỒNG 2.3.1. Khảo sát thời gian chiết 2.3.1. Khảo sát thời gian chiết

Để khảo sát sự phụ thuộc của khả năng tạo dịch chiết lá Trầu khơng tối ưu (tức dịch chiết có khả năng tạo Nano Đồng tốt nhất) vào thời gian chiết, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm với các thơng số như sau:

- Tỉ lệ rắn/lỏng: 10,00 g lá Trầu không /200 mL metanol. - Thời gian tạo Nano Đồng: 30 phút

- Nhiệt độ tạo Nano Đồng: 60 oC. - Nồng độ dung dịch CuSO4: 2 mM

- Tỉ lệ thể tích dịch chiết / dung dịch CuSO4 = 10 mL/100 mL - Môi trường pH = 8 (pH đo được của dung dịch mẫu)

Cách tiến hành: Cân 10,00 g mẫu lá Trầu không, chưng ninh với 200 mL

metanol, trong khoảng thời gian t (phút). Lọc lấy dịch chiết. Lấy 10 mL dịch chiết nhỏ vào bình tam giác chứa sẵn 100 mL dung dịch CuSO4, lắc đều, để thời gian tạo Nano Đồng trong 30 phút. Sau đó đem dung dịch chứa hạt Nano Đồng vừa tạo ra pha loãng 10 lần rồi đo UV-Vis. Chọn thời gian tối ưu ứng với giá trị mật độ quang cao nhất. Đối với thông số thời gian chiết, các giá trị biến thiên: t = 10 phút, 20 phút, 30 phút, 40 phút, 50 phút, 60 phút .

2.3.2. Khảo sát tỷ lệ rắn/lỏng

Chúng tơi tiến hành thí nghiệm với các thơng số sau: - Thời gian chiết: (chọn theo kết quả mục 2.2.1) - Thời gian tạo Nano Đồng: 30 phút

- Nhiệt độ tạo Nano Đồng: 60 oC. - Nồng độ dung dịch CuSO4: 1 mM

- Tỉ lệ thể tích dịch chiết / dung dịch CuSO4 = 10 mL/100 mL - Môi trường pH = 8 (pH đo được của dung dịch mẫu)

Tỷ lệ rắn lỏng: chúng tơi cố định thể tích metanol là 200 mL, cịn khối lượng mẫu lá Trầu khơng là: m = 5 gam, 10 gam, 15 gam, 20 gam.

2.3.3 Khảo sát nồng độ dung dịch đồng sunfat

Sau khi đã thu được dịch chiết lá Trầu không tối ưu, chúng tôi tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến q trình tạo Nano Đồng. Chúng tơi đã tiến hành thí nghiệm với các thơng số như sau:

- Tỉ lệ thể tích dịch chiết/dung dịch CuSO4: 10 mL/100 mL. - Môi trường pH = 8.

- Nhiệt độ tạo Nano Đồng: 60 0C. - Thời gian tạo Nano Đồng: 30 phút.

- Đối với thông số nồng độ dung dịch CuSO4, giá trị biến thiên: C = 1 mM, 2 mM, 3 mM, 4 mM, 5 mM, 10 mM.

2.3.4. Khảo sát tỷ lệ thể tích dịch chiết lá Trầu khơng

Chúng tơi đã tiến hành thí nghiệm với các thơng số như sau: - Nồng độ dung dịch CuSO4: (chọn theo kết quả mục 2.4.1). - Thể tích dung dịch CuSO4: 100 mL.

- Môi trường pH = 8.

- Nhiệt độ tạo Nano Đồng: 60 oC. - Thời gian tạo Nano Đồng: 30 phút.

- Đối với thơng số tỉ lệ thể tích dịch chiết, giá trị biến thiên: V= 1 mL, 2 mL, 3 mL, 5 mL, 10 mL.

2.3.5. Khảo sát ảnh hưởng của PEG 6000

Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm với các thơng số như sau: - Nồng độ dung dịch CuSO4: (chọn theo kết quả mục 2.4.1).

- Tỷ lệ thể tích dịch chiết/dung dịch CuSO4: (chọn theo kết quả mục 2.4.2). - Môi trường pH = 8.

- Nhiệt độ tạo Nano Đồng: 60 oC. - Thời gian tạo Nano Đồng: 30 phút.

- Đối với thơng số thể tích dung dịch PEG 6000 0.1M, giá trị biến thiên: V= 0 mL, 1 mL.

2.3.6. Khảo sát pH môi trường tạo Nano Đồng

Chúng tôi cố định các thông số như sau:

- Nồng độ dung dịch CuSO4: (chọn theo kết qủa mục 2.4.1).

- Tỉ lệ thể tích dịch chiết/dung dịch CuSO4: (chọn theo kết quả mục 2.4.2). - Thể tích dung dịch PEG 6000 0.1M: (chọn theo kết quả mục 2.4.3). - Nhiệt độ tạo Nano Đồng: nhiệt độ phòng.

- Thời gian tạo Nano Đồng: 30 phút.

- Đối với thông số pH môi trường, biến thiên: pH = 6, 7, 8, 9.

2.3.7. Khảo sát nhiệt độ tạo Nano Đồng

Chúng tôi cố định các thông số như sau:

- Nồng độ dung dịch CuSO4: (chọn theo kết quả mục 2.4.1).

- Tỉ lệ thể tích dịch chiết/dung dịch CuSO4: (chọn theo kết quả mục 2.4.2). - Thể tích dung dịch PEG 6000 0.1M: (chọn theo kết quả mục 2.4.3). - pH môi trường: (chọn theo kết quả mục 2.4.4).

- Thời gian tạo Nano Đồng: 30 phút.

- Đối với thông số nhiệt độ, giá trị biến thiên: T = 30 oC, 40 oC, 50 oC, 60 oC, 70 oC, 80 oC, 90 oC.

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HẠT NANO ĐỒNG 2.4.1. Phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis) 2.4.1. Phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis) 2.4.1. Phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis)

2.4.2. Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) 2.4.3. Phổ nhiễu xạ tia X (XRD) 2.4.3. Phổ nhiễu xạ tia X (XRD)

2.4.4. Phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) 2.4. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM 2.4. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM

Hình 2.1. Sơ đồ quá trình thực nghiệm

Thuyết minh sơ đồ: Mẫu lá Trầu không sẽ được rửa sạch, cắt nhỏ thành mẫu nguyên liệu và được chiết bằng dung d ịch methanol bằng phương pháp chưng cất lôi

cuốn hơi nước. Khảo sát thời gian chiết và tỉ lệ rắn/lỏng bằng phương pháp UV-Vis để có được dịch chiết tốt chất. Định tính thành phần các nhóm chất trong dịch chiết như: alkaloid, saponin, tannin và flavonoid.

Dịch chiết được sử dụng để thực hiện quá trình tổng hợp Nano Đồng từ dung dịch CuSO4. Trong qua trình tổng hợp, chúng ta sẽ tiến hành khảo sát các yếu tốt ảnh hưởng

như: nồng đọ dung dịch CuSO4, tỉ lệ thể tích dịch chiết/dd Cu2+, pH, nhiệt độ tạo Nano Đồng bằng phương pháp UV-Vis để có được điều kiện phản ứng tối ưu nhất.

Dung dịch chứa hạt Nano Đồng cuối cùng thu được sẽ được tách vầ sấy khô rồi xác định cấu trúc bằng phương pháp TEM, FTIR và XRD.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả định tính các nhóm chất Hóa học có trong dịch chiết nước lá Trầu khơng khơng

3.1.1. Định tính nhóm chất tanin

Kết quả:

- Ống nghiệm 1: xuất hiện kết tủa màu xanh đen. Như vậy dịch chiết có thể chứa nhóm chất tannin hoặc flavonoid hoặc cả hai, vì nhóm chất flavonoid cũng có phản ứng với dung dịch muối sắt.

- Ống nghiệm 2: xuất hiện kết tủa bông.

- Ống nghiệm 3: không thấy xuất hiện kết tủa, dung dịch màu nâu vàng.

Như vậy qua 3 thí nghiệm có thể kết luận: dịch chiết lá Trầu khơng chứa nhóm chất tannin thủy phân.

3.1.2. Định tính nhóm chất flavonoid

Kết quả:

- Ống nghiệm: dung dịch chuyển từ màu xanh sang vàng nâu. - Vết dịch chiết có màu vàng đậm hơn.

Như vậy, qua 2 thí nghiệm, có thể kết luận trong dịch chiết lá Trầu khơng có nhóm chất flavonoid.

3.1.3. Định tính nhóm chất saponin

Kết quả:

- Ống nghiệm 1: dịch chiết tạo bọt và cột bọt cao 1 cm, khá bền vững trong 10 phút, sơ bộ có thể kết luận trong dịch chiết lá Trầu khơng có chứa saponin.

- Ống nghiệm 2: xuất hiện màu xanh đen.

Như vậy, trong dịch chiết lá Trầu khơng có chứa saponin.

3.1.4. Định tính nhóm chất alkaloid

Kết quả:

Sau khi thêm thuốc thử Bouchardat, không thấy xuất hiện kết tủa (màu nâu hoặc đỏ nâu). Như vậy, trong lá Trầu khơng khơng chứa nhóm chất alkaloid.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp nano đồng từ dung dịch cu2+ bằng dịch chiết lá trầu không (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)