CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2 .Ở Việt Nam
1.2.4. Nghiên cứu các giải pháp quản lý và phát triển rừng phòng hộ
Từ năm 1993 đến tới nay, nhờ nỗ lực to lớn của Nhà nước và nhân dân thông qua các Chương trình lớn như: 327, 661, trên 2 triệu ha rừng đã được phục hồi. Song đó mới là con số về số lượng, nếu rừng không được quản lý bền vững thì việc mất rừng sẽ song song diễn ra với quá trình phục hồi rừng, và chất lượng rừng cũng như các chức năng phịng hộ mơi trường, xố đói giảm nghèo cũng không thể phát huy được. Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia (LNQG) giai đoạn 2006-2020 đang được thực hiện từ đầu năm 2006, trong 3 Chương trình phát triển ưu tiên của chiến lược LNQG (2006-2020) thì Chương trình QLRBV là chương trình thứ nhất. Để QLRBV trước hết cần tạo ra các điều kiện cần và đủ về rừng, về pháp luật và về xã hội, thị trường, trước hết cần xác định được một lâm phận ổn định không chỉ trên quy hoạch, trên bản đồ, mà phải cả trên thực địa của cả nước và từng khu rừng.
Vũ Tấn Phương và cs (2015) đãnghiên cứu xác định giá trị rừng phòng hộ ven biển vùng duyên hải Nam Trung bộ và Nam bộ nhằm tạo ra các cơ sở khoa học về giá trị kinh tế mơi trường của rừng phịng hộ, phục vụ cho việc xây dựng các chính sách quản lý rừng phịng hộ ven biển, đặc biệt là việc lựa chọn phương án phù hợp cho việc quản lý rừng phòng hộ ven biển. Một ý nghĩa quan trọng khác của đề tài là nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý và xã hội về vai trò và giá trị của rừng phịng hộ ven biển, góp phần quản lý, sử dụng bền vững rừng phịng hộ ven biển Việt Nam [43].
Đề tài cấp Nhà nước TN3/T27 “Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp phục hồi và quản lý hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên”. Các kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài có tác động rất lớn trên cả ba lĩnh vực: Kinh tế, xã hội và môi trường. Về tác động kinh tế: RPH đầu nguồn ở Tây Nguyên khi được phục hồi và quản lý bền vững đa chức năng, trong đó có cả chức năng sản xuất, sẽ góp phần tạo thu nhập và ổn định sinh kế cho các cộng đồng dân cư, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc tại chỗ nghèo; ổn định về kinh tế sẽ tác động liên hệ với ổn định về xã hội và an ninh quốc phịng. Về mặt xã hội: Sẽ góp phần tạo cơng ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo; quản lý rừng hợp tác tạo ra sự bình đẳng trong bốn vấn đề: quyền lực, trách nhiệm, quyền lợi và mối quan hệ xã hội. Về mặt mơi trường: Sẽ có tác động rất lớn về mặt mơi trường khơng chỉ cho vùng Tây Ngun mà cịn ở các tỉnh vùng thấp thuộc Duyên hải trung bộ và Đông Nam Bộ kể các các nước bạn Lào và Campuchia.
Đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Nghiên cứu phát triển bền vững hệ thống rừng phòng hộ tại dải ven biển Bắc Trung bộ”. Kết quả đề tài đã lựa chọn và xác định được 18 lồi cây lâm nghiệp thích hợp cho việc gây trồng và phát triển các dải rừng phịng hộ, trong đó có 11 lồi cây cho vùng cát ven biển: Phi lao (địa phương, dòng 601, 701 của Trung Quốc), Keo lá liềm (Acacia crassicarpaA. Cunn ex Benth), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), các loài Keo chịu hạn A. difficilis, A. torulosa và A. tumida, Xoan chịu hạn (Azadiracta indica Juss. F); đã xây dựng được 01 Bản hướng dẫn kỹ thuật xây dựng hệ thống rừng phòng hộ ven biển cho 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị, phù hợp với điều kiện vùng, dễ áp dụng vào sản xuất; xây dựng được 06 mơ hình nơng lâm kết hợp với diện tích 18 ha có tác dụng vừa phịng hộ vừa sản xuất; xây dựng được giải pháp tổng thể phát triển bền vững hệ thống rừng phòng hộ ven biển Bắc Trung bộ, có tính khả thi, phù hợp với vùng nghiên cứu.
Đã có một số các cơng trình nghiên cứu về rừng phòng hộ tại tỉnh Quảng Trị để khuyến nghị, đề xuất giúp cho các nhà khoa học và các nhà quản lý có một sự hiểu biết hệ thống hơn về thực trạng và diễn biến rừng phòng hộ, làm cơ sở cho các đề xuất quản lý, phục hồi và phát triển rừng phòng hộ theo hướng bền vững, đa chức năng, nỗi bật nhất là các nghiên cứu:
Ngơ Đình Quế và CTV (2008), đã đánh giá mức độ suy thối của rừng phịng hộ đầu nguồn cho lưu vực sông Thạch Hãn và đề xuất giải pháp phục hồi và phát triển. Trên cơ sở các tiêu chí xác định rừng phịng hộ đầu nguồn (RPHĐN) bị suy thoái nghiêm trọng được Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam xây dựng đã áp dụng thử nghiệm cho vùng phịng hộ đầu nguồn sơng Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vùng đầu nguồn sơng Thạch Hãn gồm các huyện Hướng Hố, Đakrơng, Triệu Phong và Hải Lăng. Kết quả đã xây dựng được bản đồ phân cấp RPHĐN suy thoái với 4 cấp khác nhau. Đề tài đã đánh giá được những đặc trưng và ngun nhân suy thối từ đó đề xuất một số giải pháp về quy hoạch, cơ chế chính sách, khoa học cơng nghệ nhằm phục hồi và phát triển RPHĐN bền vững [45].
Trần Thị Hân, Đỗ Xuân Cẩm, Nguyễn Trường Khoa (2009), bước đầu đã đánh giá nguồn gen cây thân gỗ bản địa ở vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị để trồng rừng phòng hộ bền vững. Kết quả đề tài cơng bố có đến 34 lồi cây gỗ bản địa thuộc 19 họ thực vật và 34 loài cây bụi bản địa thuộc 15 họ thực vật, là nguồn vật liệu quý cho việc phục hồi rú cát tự nhiên và trồng rừng phòng hộ ven biển cũng như trồng phân tán để bảo vệ môi trường. Đây là nguồn gen quý, cần đựợc tận dụng cho việc tái tạo rừng phòng hộ bền vững ven biển, trồng xen vào rừng phi lao để tạo rừng hỗn lồi làm tăng hiệu quả phịng hộ và tăng tính bền vững. Nếu chọn lồi bản địa vùng cát thích hợp để trồng rừng hỗn giao thì hy vọng trong khoảng 15-20 năm tới chúng ta sẽ có những dải rừng ven biển có thể ứng phó được với biến đổi khí hậu tồn cầu, đặc biệt nếu có sóng thần xảy ra thì chính những dải rừng này sẽ là những rào chắn hữu hiệu để giảm thiểu tác hại [25].
Trần Anh Tuấn (2015), định hướng khai thác và sử dụng vùng đất cát ven biển của tỉnh Quảng Trị. Đề tài đã nghiên cứu điều tra, đánh giá tình hình khai thác và sử dụng vùng đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị nhằm làm căn cứ cho các định hướng phát triển nông - lâm - thủy sản và chuyển đổi cơ cấu sử dụng vùng đất cát ven biển hiện đang sử dụng kém hiệu quả sang đất sử dụng cho nông - lâm - thủy sản hiệu quả cao, tăng diện tích các loại hình sử dụng đất hợp lý, hạn chế suy thối, đảm bảo tính bền vững[63].