Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ BỀN VỮNG ̉̉ TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 56 - 67)

Một số Chương trình, dự án có quy mơ lớn đầu tư cho rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị như:

+ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (1999 - 2010): Đã đầu tư trồng và chăm sóc rừng phòng hộ tập trung được 21.120 ha, khoán bảo vệ rừng phòng hộ 245.396 ha/lượt/năm, nâng cấp rừng trồng phòng hộ 1.519 ha.

+ Dự án trồng rừng phịng hộ đầu nguồn sơng Thạch Hãn (JBIC): Đã đầu tư trồng và chăm sóc rừng phịng hộ: 4.500 ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên:

500 ha, khốn bảo vệ rừng phịng hộ: 18.270 ha, xây dựng đường ranh kết hợp vận chuyển: 178 km, xây dựng chịi canh lửa rừng: 6 cái, đóng mốc ranh giới: 200 mốc, hỗ trợ phát triển sinh kế (đường GTNT, hồ đập, khuyến nơng - khuyến lâm).

+ Dự án trồng rừng phịng hộ Hồ Trúc Kinh (ADB): Đã đầu tư rrồng và chăm sóc rừng phịng hộ: 2.100 ha.

+ Dự án trồng rừng thay thế nương rẫy cho đồng bào dân tộc thiểu số (2009 - 2012): Đã đầu tư trồng mới rừng phịng hộ: 1.410 ha.

+ Chương trình bảo vệ và phát triển rừng (2011 - 2020): Đã đầu tư trong giai đoạn năm 2011 - 2016: trồng rừng phòng hộ tập trung: 1.700 ha, bảo vệ rừng phòng hộ: 18.000 ha, chăm sóc rừng trồng: 2.700 ha, nâng cấp rừng trồng: 446 ha.

+ Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ tỉnh Quảng Trị (Dự án JICA2 Quảng Trị): Đã đầu tư trồng rừng phòng hộ: 2.900 ha, bảo vệ rừng: 2.500 ha, khoanh ni tự nhiên: 1.500 ha, khoanh ni có trồng bổ sung: 200 ha, đường ranh cản lửa: 125 km.

4.2. Thực trạng cơng tác tổ chức và quản lý rừng phịng hộ tỉnh Quảng Trị

4.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các cấp về rừng phòng hộtỉnh Quảng Trị

Cấp tỉnh: Sở NN&PTNT là cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng phòng hộ trên địa bàn. Các đơn vị trực thuộc Sở gồm:

Chi cục Kiểm lâm: Thực hiện Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNN-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ, tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND ngày 25/2/2016 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, trong đó Chi cục Kiểm lâm được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Lâm nghiệp và Chi cục Kiểm lâm. Là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

Trung tâm Điều tra Quy hoạch Thiết kế Nông - Lâm nghiệp: Là đơn vị sự nghiệp với chức năng chủ yếu là thực hiện nhiệm vụ Sở giao về điều tra cơ bản, quy hoạch, thiết kế các cơng trình lâm sinh trên địa bàn tỉnh và thực hiện, nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học, xây dựng các chương trình, dự án phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn.

Trung tâm Khuyến nơng: Là đơn vị sự nghiệp có nhiệm vụ chính là chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp đến với người dân thơng qua đào tạo, tập huấn, trình diễn các mơ hình phát triển kinh tế nơng lâm nghiệp, vv… để nhân dân tham quan học tập kinh nghiệm phát triển, bảo vệ rừng phòng hộ.

Các Ban quản lý rừng phịng hộ: Gồm có Ban quản lý rừng phịng hộ Hướng Hóa- Đakrơng, BQL rừng phịng hộ lưu vực Sơng Bến Hải, BQL rừng phịng hộ lưu vực Sơng Thạch Hãn là các đơn vị sự nghiệp, có chức năng tổ chức quản lý, xây dựng và phát triển rừng nhằm bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mịn,

hạn chế thiên tai, điều hịa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường trong phạm vi đất và rừng được giao.

Các BQL rừng đặc dụng: Hiện có Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Đakrơng; Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, các Ban Quản lý thực hiện chức năng bảo tồn, phát huy các giá trị đặc biệt về thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan; nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế, cứu hộ và phát triển sinh vật; cung ứng dịch vụ môi trường rừng, pháp triển du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật. Đồng thời có các hoạt động phối hợp thực hiện trong cơng tác quản lý và phát triển rừng phịng hộ của tỉnh.

Cấp Huyện, thành phố và thị xã gồm có:

Phịng Nơng nghiệp và PTNT các huyện, thành phố, thị xã: Có chức năng tham mưu cho UBND các huyện, thành phố, thị xã về quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực Nông –Lâm- Thủy lợi- Thủy sản. Hiện nay ở các phịng Nơng nghiệp và PTNT của các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh đều có 1-2 cơng chức dõi chỉ đạo về lâm nghiệp nói chung và rừng phịng hộ nói riêng.

Các Hạt Kiểm lâm, trạm kiểm lâm: Là các đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, chịu sự lãnh đạo và quản lý toàn diện của Chi cục. Là cơ quan thừa hành pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn được phân công, đồng thời giúp UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản và rừng phòng hộ.

Trên địa bàn tỉnh có các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp có 3 Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhà nước lâm nghiệp (từ 3 lâm trường chuyển qua) làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp và nhiều Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân khác hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực trồng rừng sản xuất, kinh doanh gỗ và các mặt hàng lâm sản khác. Đồng thời có các hoạt động liên kết trong việc quản lý và phát triển rừng phòng hộ.

4.2.2. Đánh giá các hoạt động quản lý rừng bền vững trong đó có rừng phịng hộ của tỉnh Quảng Trị

Quảng Trị đã có nhiều giải pháp quản lý bảo vệ rừng và hướng đến mục tiêu quản lý rừng bền vững. Khái niệm quản lý rừng bền vững được sử dụng nhiều nhất do ITTO (Hội đồng gỗ nhiệt đới quốc tế) là: Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý rừng để đạt được một hay nhiều mục tiêu cụ thể, xem xét đến việc phát triển sản xuất dịch vụ và sản phẩm lâm nghiệp đồng thời khơng làm giảm giá trị hiện có và ảnh hưởng đến năng suất sau này, cũng như không gây ra các tác động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội.

4.2.2.1. Tuân thủ pháp luật, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước Từ khi thành lập lại tỉnh Quảng Trị năm 1989 đến nay, nhằm thực hiên thắng lợi

mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc trên địa bàn, đã tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt sau khi Luật bảo vệ và phát triển rừng được ban hành (2004), hoạt động bảo vệ rừng

và thực thi pháp luật lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực. Trong thời kỳ đổi mới có thể đánh dấu bằng chính sách đầu tư của Chương trình 327 đã huy động được mọi tầng lớp nhân dân tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng. Tiếp nối thành cơng của Chương trình 327, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức thực hiện hồn thành Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng từ năm 1998 và Chương trình Bảo vệ và phát triển rừng từ năm 2011 cho đến nay. Trong giai đoạn này diện tích rừng tăng nhanh, diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy ngày càng tăng, chất lượng rừng ngày càng được nâng cao, độ che phủ rừng của tỉnh từ năm 1989 khoảng 21,5% và đến năm 2016 đã đạt được mục tiêu đề ra là 49,6%. Song song với giai đoạn này, tỉnh Quảng Trị đã chuyển mạnh từ lâm nghiệp nhà nước sang lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp khai thác lâm sản là chính, sang sử dụng tổng hợp rừng với cả chức năng kinh tế, môi trường, xã hội, như các tiêu chuẩn QLRBV của FSC.

4.2.2.2. Đảm bảo duy trì bảo vệ và phát triển rừng ổn định, nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường

Việc phân chia 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trước năm 2007 là khơng rõ ràng, chưa có cơ sở pháp lý, khoa học và thực tiễn. Chủ trương phát triển lâm nghiệp trong giai đoạn nhằm đạt mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc; các hoạt động bảo vệ rừng và thực thi pháp luật lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.

Thực hiện Chỉ thị 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm 2007 đã thực hiện rà sốt phân chia 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đã tạo hành lang pháp lý trong công tác lý nhà nước về hoạt động bảo vệ rừng và phát triển rừng, thực thi pháp luật lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh và các địa phương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Việc đầu tư bảo vệ và phát triển rừng của các chương trình, dự án đúng đối tượng, đúng mục đích và đúng mục tiêu, định hướng phát triển ngành lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh. Đã xây dựng được các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo tồn đa dạng sinh học; đầu tư xây dựng được hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phịng hộ mơi trường, các loại rừng phòng hộ ven biển,…; đẩy mạnh phát triển rừng sản xuất theo mục tiêu xã hội hóa chủ rừng, song song với chính sách hỗ trợ phát triển rừng sản xuất.

Cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được đảm bảo, ổn định, diện tích, năng suất, chất lượng rừng được nâng cao. Rừng phòng hộ được chú trọng đầu tư phát triển bền vững, trồng hỗn giao nhiều loài các cây bản địa với cây phụ trợ, tạo ra các khu rừng phát triển đa tầng, đa tán, đa dạng loài đảm bảo rừng đạt các tiêu chí phịng hộ. Nhìn chung, các mơ hình trồng rừng phịng hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vừa đầu tư, vừa kiểm tra, giám sát, đánh giá và vừa rút kinh nghiệm. Có nhiều mơ hình trồng hỗn giao nhiều loài các cây bản địa với cây phợ trợ đã thành cơng, nhưng cũng có nhiều mơ hình khơng đạt kết quả tốt như mong đợi. Song song với phát triển rừng phòng hộ là đẩy mạnh cơng tác giao rừng, khốn rừng để thực hiện bảo vệ rừng, rừng thực sự có chủ và các chủ rừng đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ đầu tư chăm sóc

rừng. Hiện tượng phá rừng, khai thác lâm sản, lấn chiếm chuyển đổi mục đích rừng và đất lâm nghiệp trái phép đã giảm nhiều.

Công tác phát triển rừng sản xuất gắn với giao khoán đất và cấp giấy CNQSD đất lâm nghiệp đã tạo động lực thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững với tỉ lệ thành rừng cao, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, góp phần xố đói, giảm nghèo, từng bước góp phần thay đổi bộ mặt nơng thơn.

4.2.2.3. Đảm bảo lợi ích của người dân và cộng đồng địa phương

Quyền lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được đảm bảo, đã tạo động lực chính cho hộ gia đình, cộng đồng tham gia mạnh mẽ vào công tác nhận khốn rừng tự nhiên. Kinh phí giao khốn bảo vệ rừng được thực hiện thường xuyên theo kế hoạch hàng năm từ nguồn vốn Dự án 661, Chương trình bảo vệ và phát triển rừng, nguồn ngân sách sự nghiệp kinh tế của tỉnh, Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ và nguồn vốn của quỹ bảo vệ và phát triển rừng, dịch vụ môi trường rừng… Người dân, cộng đồng dân cư địa phương ở trong và gần khu vực rừng đặc dụng, phịng hộ ln được quan tâm tạo điều kiện tham gia nhận khốn trồng và chăm sóc rừng từ nguồn vốn chương trình bảo vệ rừng, Dự án JIBIC, dự án JICA2,… được hưởng theo cơ chế chính sách đầu tư của dự án, ln được tham gia tập huấn kỹ thuật, chính sách pháp luật bảo vệ và phát triển rừng. Các chính sách quản lý rừng và QLRBV đã khiến cho xã hội huy động được thêm nhiều chủ rừng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là cộng đồng dân cư miền núi và các dân tộc thiểu số tham gia quản lý rừng tại các vùng sâu vùng xa, nơi rừng ln bị xâm hại, sử dụng đất vào mục đích khác.

4.2.2.4. Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học

Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành TƯ Đảng về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã nhận định: “…ĐDSH suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân”. Tỉnh Quảng Trị luôn chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân; công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn liền mục tiêu bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Đã chủ động thực hiện các hoạt động bảo vệ, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng, nhất là rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn. Tỉnh đã hồn thành cơng tác xây dựng quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững 02 khu bảo tồn thiên nhiên: Bắc Hướng Hóa và Đakrơng, và trong thời gian đến tiếp tục xây dựng Khu bảo tồn sinh cảnh, di sản lịch sử đảo Cồn Cỏ. Đã xây dựng được hệ thống các rừng phịng hộ ổn định, cơng tác đầu tư hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đã được kiểm soát chặt chẽ, ưu tiên chọn cây trồng bản địa, đa mục đích, tạo rừng đa dạng lồi để đáp ứng chức năng phịng hộ của rừng. Đặc biệt, đã xây dựng được hệ thống rừng trồng ven biển, bảỏ vệ, phục hồi rừng tự nhiên ven biển, chân đê, khu dân cư,… làm tấm chắn xanh ven biển, tác dụng làm giảm 20 – 70%

năng lượng của sóng biển, đảm bảo an toàn cho các con đê, khu dân cư, đất canh tác, …, cải tạo môi trường sinh thái khu vực.

4.2.2.5. Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng

Trong thời gian qua, các cơ quan và đơn vị có liên quan đã quản lý, bảo vệ tốt

diện tích rừng trên địa bàn nên diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng, độ che phủ rừng tăng dần qua các năm, cụ thể: Khi mới tái lập lại tỉnh năm 1989, diện tích đất có rừng của Quảng Trị là 98.626 ha, độ che phủ 21,5% (trong đó rừng tự nhiên là 78.262 ha, rừng trồng là 20.364 ha); Năm 2000: Diện tích đất có rừng là 141.980 ha, độ che phủ 30,5% (trong đó rừng tự nhiên là 103.097 ha, rừng trồng là 38.883 ha); Năm 2010: Diện tích đất có rừng là 226.468 ha, độ che phủ 46,7% (trong đó rừng tự nhiên là 138.104 ha, rừng trồng là 88.346 ha). Đến năm 2016, diện tích có rừng của tồn tỉnh 254.336,2 ha (rừng tự nhiên: 143.328,4ha, rừng trồng: 111.007,8ha), nâng độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh đạt 49,6%. Để đạt được kết quả trên, tỉnh đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các hoạt động sau:

a. Giao khoán bảo vệ rừng

Trong những năm vừa qua đã thực hiện giao khoán bảo vệ rừng được 101.451 lượt ha, bình qn mỗi năm giao khốn bảo vệ rừng 20.000 lượt ha/năm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ BỀN VỮNG ̉̉ TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w