Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ BỀN VỮNG ̉̉ TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 47 - 52)

3.1 .Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Trị

3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.2.1. Dân cư:

Dân số Quảng Trị tính đến 2016 hiện có 623.528 người (có 317.487 nữ chiếm 50,54% và có 306.041 nam chiếm 49,46%), trong đó dân cư nơng thơn chiếm 70,35%, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 11,1%.Mật độ dân số toàn tỉnh năm 2016 là 132 người/km2.

Dân tộc: Quảng Trị gồm cộng đồng các dân tộc: Dân tộc kinh chiếm 87,3%, Vân Kiều: 10,5%, Tà Ôi: 2,1%, các dân tộc khác 0,1%. (số liệu Tổng kiểm kê dân số 1/4/2009 tỉnh Quảng Trị).

3.2.2. Cơ cấu lao động:

Dân số Quảng Trị không nhiều nhưng lực lượng lao động trong độ tuổi thiếu việc làm phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Dân số trong độ tuổi lao

động 348.854 người, chiếm 56,95% tổng dân số trên địa bàn. Trong cơ cấu lao động xã hội có việc làm, lao động trong ngành nơng nghiệp - lâm - thuỷ sản chiếm tỷ lệ lớn nhất. Lực lượng lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân phân bố chưa đều giữa các vùng, đồng bằng chiếm khoảng 60%, trung du - miền núi chiếm 31% và vùng ven biển chiếm 9%.

3.2.3. Thực trạng kinh tế - xã hội

* Về kinh tế:

- GDP bình quân đầu người đạt 36,4triệu đồng/năm. - Bình quân lương thực đầu người là 442,5 kg/người/năm. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,4%.

- Cơ cấu nền kinh tế: Lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng 22,41%; lĩnh vực dịch vụ, thương mại chiếm 48,71%; lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chiếm 23,68% trong cơ cấu GDP toàn tỉnh.

- Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 8,23%.

- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 2016 đạt 5.086,6 tỷ đồng.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Trị (GDP) năm 2016 đạt 8,4%, trong đó tốc độ tăng trưởng của ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 1,6%; của ngành công nghiệp, xây dựng tăng 10,1%, của ngành dịch vụ tăng 7,4%.

* Lĩnh vực nông nghiệp (nông - lâm - thuỷ sản - thuỷ lợi):

Trồng trọt: Sản lượng lương thực có hạt (lúa, ngơ) bình qn mỗi năm đạt trên 250.000 tấn. Diện tích trồng cây cà phê là 5.349,2 ha với sản lượng đạt 6.693,7 tấn. Diện tích trồng cây cao su là 19.945,6 ha với sản lượng mủ tươi đạt 12.873 tấn. Diện tích trồng cây hồ tiêu là 2.448,0 ha với sản lượng đạt 1.917,2 tấn.

Chăn nuôi: Trong những năm qua lĩnh vực chăn nuôi phát triển mạnh, chất lượng đàn gia súc có cải thiện theo hướng sinh hố đàn bị, nạc hố đàn lợn. Tuy nhiên, tổng đàn gia súc tăng qua các năm khơng đáng kể.

Lâm nghiệp: Tính đến năm 2016 tồn tỉnh có 142.704 ha rừng tự nhiên, 111.549 ha rừng trồng, đất chưa có rừng 91.323 ha. Diện tích trồng mới rừng tập trung năm từ năm 2005 đến năm 2016 đạt 5.000 - 6.000 ha/năm, toàn tỉnh đã trồng được hơn 2,0 triệu cây phân tán. Năm 2016 trồng mới rừng đạt 6.000 ha, chăm sóc rừng ước đạt 24.150 ha, khoán bảo vệ rừng 52.000 ha, độ che phủ của rừng hiện nay là 49,6%. Diện tích rừng trồng tập trung hàng năm tăng nhanh, nhưng việc đầu tư cơ sở hạ tầng lâm sinh, có nhiều cơng trình BVR-PCCR đã được đầu tư xây dựng đến nay đã xuống cấp, hư hỏng.

Định hướng phát triển ngành lâm nghiệp đến năm 2020 của tỉnh Quảng Trị là xây dựng ngành lâm nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn. Phát huy các lợi thế so sánh, áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất chất lượng, hiệu quả trong lâm nghiệp. Đưa độ che phủ của rừng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 ổn định 50%. Quản lý, bảo vệ tồn bộ diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm hàng hố có giá trị gia tăng cao và thu nhập từ rừng, bảo vệ môi

trường, sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu; huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các thành phần kinh tế vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp để phát triển kinh tế, xã hội, xố đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nơng thơn, miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Thuỷ sản: Lĩnh vực thuỷ sản phát triển với tốc độ khá. Cơ sở hạ tầng phục vụ đánh bắt thuỷ - hải sản ngày càng đáp ứng được nhịp độ phát triển, khu neo đậu trú bão và hậu cần nghề cá Cồn Cỏ, Cửa Tùng xây dựng đã hoàn thành, cảng cá Cửa Tùng, Cửa Việt đã được đầu tư nâng cấp. Diện tích mặt nước và sản lượng ni trồng thuỷ sản khơng ngừng tăng cao qua các năm. Diện tích ni trồng thủy sản đạt 3.262,9 ha với sản lượng thủy sản ước đạt 23.644,4 tấn. Tổng giá trị nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản đạt 1.329.985 triệu đồng.

Hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất: Hệ thống thủy lợi không ngừng được nâng cấp nhằm đáp ứng khả năng tưới tiêu. Cùng với 3 hệ thống sông lớn và hàng trăm sông nhỏ là 103 hồ, đập chứa nước, 18 trạm bơm, 8 cống đập ngăn mặn và tạo nguồn phân bố ở các huyện, thị, thành phố. Hệ thống kênh mương về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, góp phần rất lớn cho sự ổn định và phát triển của ngành nông nghiệp.

* Công nghiệp - Xây dựng:

Khu vực cơng nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng khá và đóng góp lớn vào mức tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 23,68% GDP. Ngành công nghiệp tăng trưởng khá; ngành xây dựng đạt thấp hơn.

Công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế đạt 9.859.772 triệu đồng. Sản phẩm công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản chủ yếu: thuỷ sản đông lạnh, chế biến thuỷ hải sản như cá hấp, làm ruốc, nước mắm, gạo ngô xay xát, chế biến cao su, cà phê, hồ tiêu, gỗ xẻ, mộc dân dụng.

Xây dựng: Giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 8.788.065 triệu đồng. Ngành xây dựng tập trung chủ yếu vào các cơng trình nhà ở, cơng trình kỹ thuật dân dụng.

* Thương mại - dịch vụ - du lịch:

Thương mại: Hoạt động thương mại và dịch vụ mặc dù tiếp tục gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của hình kinh tế thế giới và trong nước nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng khá.

Du lịch: Với vị trí địa lý - kinh tế tương đối thuận lợi, tính đa dạng phong phú của tài nguyên du lịch là tiềm năng lớn để Quảng Trị có thể phát triển mạnh ngành kinh tế du lịch. Những năm qua ngành du lịch đã chú trọng đầu tư phát triển, từng bước khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn.

3.2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thơng: Tồn tỉnh có 100% xã, phường có đường ơ tơ tới trung tâm với mật độ đường đạt 0,7 km/km2. Ngồi ra cịn có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua và có cảng Cửa Việt cơng suất thơng hàng 200.000 tấn/năm góp phần nâng cao khả năng lưu thơng kinh tế - hàng hố.

Hệ thống điện: Tồn tỉnh đã có 135 xã, phường, thị trấn có điện sử dụng, trong đó điện lưới quốc gia đã có ở 123 phường, xã, thị trấn; 12 xã sử dụng nguồn điện tại

chỗ (chủ yếu là thuỷ điện nhỏ ở các huyện miền núi). Trong khu vực nơng thơn đã có 84% số xã và 75% số thơn có điện và 86,5% số hộ dùng điện.

Hệ thống thông tin liên lạc: Trên địa bàn tỉnh có 156 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, 100 xã, phường, thị trấn có điểm bưu điện - văn hóa xã, 1.109 trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS), mật độ thuê bao điện thoại đạt 76 thuê bao/100 dân, mật độ thuê bao internet đạt 3,43 thuê bao/100 dân; Đài PT-TH Quảng Trị đã sản xuất và phát lại các chương trình phát thanh, các chương trình truyền hình; Báo Quảng Trị, Tạp chí Cửa Việt, các bản tin và tập san của các ngành xuất bản thường xuyên.

Hệ thống các cơ sở hạ tầng khác: Việc hình thành các khu thương mại, khu công nghiệp, hệ thống chợ...đã làm thay đổi căn bản sự phát triển của ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Các chợ trung tâm thương mại lớn (như chợ Lao Bảo, Đông Hà...) cùng với hệ thống các chợ trung tâm ở các huyện thị đã có ý nghĩa là đầu mối lưu thơng khơng chỉ trong tỉnh mà còn với các vùng khác trong cả nước và quốc tế.

Trong những năm qua, nền kinh tế tỉnh Quảng Trị có xu hướng phát triển và tăng trưởng rõ rệt. Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế và phân theo ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh liên tục tăng, năm 2015 tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh đạt 37.941.860 triệu đồng (xem hình 3.2). GDP bình quân đầu người đạt 36,4 triệu đồng. Tuy nhiên, so với mức bình quân chung của cả nước, GDP/người vẫn thấp. GDP/người chỉ bằng 74,90% mức bình quân cả nước (Niên giám thống kê

Quảng Trị, 2016).

Bảng 3.1. Thống kê giá trị sản xuất của tỉnh Quảng Trị

(Đơn vị: Triệu đồng)

STT Năm Công nghiệp Nông - lâm nghiệp Dịch vụ Tổng

và xây dựng và thủy sản 1 2011 8.446.547 4.884.332 6.576.326 19.907.205 2 2012 10.595.006 6.848.744 9.019.265 36.463.015 3 2013 11.963.168 7.015.882 11.468.105 30.387.085 4 2014 13.936.800 7.385.614 12.831.622 34.154.036 5 2015 15.555.782 8.075.888 14.310.217 37.941.860

Triệu đồng 18000,000 16000,000 14000,000 12000,000 10000,000 8000,000 6000,000 4000,000 2000,000 ,0

Công nghiệp và xây dựng Nông - lâm nghiệp và thủy sản Dịch vụ

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Hình 3.2. Biểu đồ giá trị sản xuất của tỉnh Quảng Trị

Qua bảng số liệu 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Trị có xu hướng giảm dần (năm 2011 đạt 10,6%, năm 2012 đạt 9,5%, năm 2013 đạt 7,1%, năm 2014 đạt 6,8%, năm 2015 đạt 6,7%). Trong đó, năm 2015 ngành nơng - lâm - thủy sản có tốc độ tăng trưởng đạt 3,4%; cơng nghiệp - xây dựng tăng 7,3% và dịch vụ tăng có tốc độ tăng trưởng đạt 8,1% (Niên giám thống kê Quảng Trị, 2015).

Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với xu thế chung của cả nước, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm - thủy sản. Trong đó, ngành cơng nghiệp - xây dựng có vai trị ngày càng quan trọng và tăng nhanh về tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu tổng sản phẩm theo khu vực kinh tế (giá hiện hành) của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng liên tục từ 2011 (35,5%) - 2015 (37,7%). Ngành dịch vụ tăng từ 34,7% năm 2012 lên 38,7% năm 2015. Ngược lại, khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 28,9% năm 2011 xuống 23,5% năm 2015 (Niên giám thống kê Quảng Trị, 2015).

Trong những năm qua, việc duy trì ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã góp phần tạo việc làm, tăng nguồn thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân địa phương, góp phần tích cực trong việc xóa đói, giảm nghèo... Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng theo chiều rộng (dựa vào tăng đầu vào vốn, nguyên liệu, ...) dẫn đến cơ cấu sản xuất cịn mang nặng tính khai thác, chưa chú trọng đầu tư vào chế biến và chế biến sâu kéo theo một lượng chất thải, chất ô nhiễm ít xử lý thải vào mơi trường gây sức ép nghiêm trọng đối với môi trường, tài nguyên.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ BỀN VỮNG ̉̉ TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w