Nhận xét chung:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ BỀN VỮNG ̉̉ TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Nhận xét chung:

Trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu có liên quan tới phục hồi, xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phịng hộ ven biển chắn gió, chắn sóng, chắn cát bay…Các nghiên cứu cũng rất đa dạng, từ việc phân chia lập địa gây trồng, chọn lồi cây trồng phụ trợ, chọn lồi cây phịng hộ chính, kỹ thuật hỗn giao…Đây là căn cứ quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng và phục hồi rừng phòng hộ ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề phát triển rừng phịng hộ ở nước ta cũng cịn khơng ít những khó khăn, đặc biệt là việc phát triển rừng phịng hộ trên những lập địa khó khăn như khu vực phịng hộ ven biển, các vùng đất bán ngập… Việc sử dụng cây bản địa trong phát triển rừng phòng hộ cũng đang đặt ra nhiều vấn đề để giải quyết, đặc biệt là kỹ thuật bố trí hỗn giao các lồi với nhau cho phù hợp và kỹ thuật lâm sinh tác động để điều tiết tạo ra rừng cây bản địa có cấu trúc nhiều tầng tán có khả năng phịng hộ tốt và bền vững. Sự ít hiểu biết về đặc điểm sinh trưởng của các loài cây bản địa và mối quan hệ của chúng với nhiều loài cây khác đang là khó khăn chính trong việc bố trí các lồi hỗn giao với nhau.

Rừng phịng hộ tỉnh Quảng Trị có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ mơi trường sinh thái. Tuy nhiên, rừng phịng hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cấp thiết cả về diện tích, chất lượng, hiệu quả phịng hộ. Cho đến nay, những cơng trình nghiên cứu tồn diện dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn sản xuất vững chắc về quản lý bền vững rừng phòng hộ ở Quảng Trị còn chưa nhiều, chưa đi sâu đánh giá một cách sâu sắc vai trị của các mơ hình rừng phịng hộ cũng như chưa có các giải pháp mang tính chiến lược làm thay đổi diện mạo, tư duy trong cách quản lý và phát triển rừng phòng hộ. Như những nghiên

cứu về phân cấp phòng hộ, đánh giá mức suy thối thảm thực vật rừng phịng hộ, đề xuất các kiểu sử dụng đất hay các phương thức tác động phù hợp cho rừng phịng hộ nói chung và rừng phịng hộ đầu nguồn nói riêng cịn ít ỏi. Đặc biệt là nghiên cứu và đề xuất các mơ hình rừng phịng hộ cho phù hợp với từng địa phương, từng tiểu vùng sinh thái là hết sức cần thiết nhưng cho đến nay tại tỉnh Quảng Trị và các tỉnh ở miền Trung chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu.

Để góp phần giải quyết những tồn tại trên, luận án chọn hướng “Nghiên cứu

hiện trạng, đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại tỉnh Quảng Trị” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao nhằm bảo vệ đất, điều hoà

nguồn nước, đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất, góp phần giảm nhẹ thiên tai, hạn hán và lũ lụt, tạo công ăn việc làm cho người dân trên các vùng sinh thái.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ BỀN VỮNG ̉̉ TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w