Các đặc trưng và dạng sóng cơ bản của EEG

Một phần của tài liệu Điều khiển xe lăn điện thông minh qua sóng não (Trang 29 - 31)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.1 Điện não đồ EEG

2.1.5 Các đặc trưng và dạng sóng cơ bản của EEG

Các đặc trưng của EEG được thể hiện bởi: biên đợ, tần số, hình thái, phân cực, phân bố và điều kiện làm thay đổi của hiệu điện thế.

Tín hiệu ghi trên da đầu có biên đợ từ vài μV đến khoảng 100μV và tần số trong khoảng từ 0.5Hz đến 40Hz.

Nếu trạng thái của người đo ổn định thì các sóng EEG này có dạng tuần hồn.

Các sóng cơ bản của EEG được chia thành 5 dải: Delta (0.5 - 4Hz), Theta (4- 7,5Hz), Alpha (8-13,5Hz), Beta (14-30Hz), Gamma (>30Hz).

Hình 2.5 Các sóng cơ bản của EEG [36]

2.1.5.1 Sóng delta

Tần số từ 0.5Hz đến 4Hz xuất hiện trong giấc ngủ sâu, cũng có thể xuất hiện trong giai đoạn thức giấc, biên đợ lớn khoảng 100μV; sóng delta x́t hiện bình thường ở trẻ nhỏ, nếu sóng delta xuất hiện ở người lớn khi thức là dấu hiệu tổn thương não.

15

2.1.5.2 Sóng theta

Tần số từ 4Hz đến 7.5Hz xuất hiện ở vùng trán tới vùng trung tâm, biên độ nhỏ khoảng 15μV, được quan sát dễ dàng khi có các hoạt đợng cảm xúc, tập trung hoặc các hoạt đợng trí óc. Thường sóng theta tăng cường hoạt đợng khi đối tượng ở trạng thái buồn ngủ hoặc ngủ. Sóng theta đóng vai trị quan trọng ở trẻ nhỏ, sự xuất hiện sóng theta khơng liên tục ở người lớn khi thức là dấu hiệu bất thường từ nhiều bệnh lý khác nhau.

2.1.5.3 Sóng alpha

Tần số từ 8Hz đến 13,5Hz biên đợ khoảng 50μV, bình thường bắt đầu x́t hiện ở trẻ 3 tuổi với tần số 8Hz; Sóng alpha xuất hiện ở người lớn khi thức và thư giãn, mắt nhắm. Alpha giảm hoặc mất đi khi mở mắt, hoặc nghe mợt âm thanh lạ, lo lắng, hoạt đợng trí óc, khi nhắm mắt sóng alpha lại xuất hiện.

Sóng alpha thường có dạng hình sine hoặc trịn; trong mợt số ít trường hợp alpha có dạng sóng nhọn, trường hợp này, phần âm có dạng nhọn, phần dương có dạng trịn. Alpha là sóng nổi trợi nhất trong các loại sóng quan sát được trong hoạt đợng điện não đồ; sóng alpha xuất hiện trên tất cả các thùy phía sau đầu, biên đợ lớn nhất ở vùng chẩm.

Thường khoảng ¼ số người lớn rất khó quan sát sóng alpha, alpha bất đối xứng lớn hơn 50% giữa hai bán cầu là bất thường, đặc biệt biên độ bên trái lớn hơn biên độ bên phải.

2.1.5.4 Sóng beta

Tần số từ 14Hz đến 30Hz biên đợ <20μV, nếu beta có biên đợ > 25μV là bất thường [19], nhịp không đều quan sát trong lúc buồn ngủ, ngủ nhẹ hoặc hoạt đợng trí óc, cũng x́t hiện ở giai đoạn giấc ngủ REM ở giai đoạn 3; khi có sự hoảng loạn, sóng beta tăng. Sóng beta quan sát thấy chủ yếu ở vùng trán và vùng trung tâm, beta ở vùng trung tâm bị mất khi có các hoạt đợng vận đợng hoặc kích thích xúc giác và

16

tăng lên quanh các vùng có khối u hay các khuyết tật về xương; beta là nhịp bình thường ở người lớn.

2.1.5.5 Sóng gamma

Tần số >30Hz biên độ nhỏ, tần suất xuất hiện thấp; sóng gamma liên quan trạng thái hoạt đợng xử lý thơng tin của vỏ não; gamma có thể quan sát ở vùng vận động khi di chuyển các ngón tay.

2.1.5.6 Sóng mu

Hình 2.6 Sóng mu [37]

Tần số khoảng 8-10Hz có hình dạng rào chắn, đỉnh nhọn, đế trịn; Pha có thể đảo ngược giữa hai kênh, sóng mu biểu hiện trạng thái nghỉ của vùng vỏ não vận đợng cảm giác. Sóng mu khơng bị mất khi mở mắt như nhịp alpha nhưng bị mất khi vận đợng, sóng mu liên quan chặt chẽ với vùng vận động của vỏ não.

Một phần của tài liệu Điều khiển xe lăn điện thông minh qua sóng não (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)