,
1.2.3. Nội dung đào tạo nghề
Nội dung đào tạo là tập hợp hệ thống các kiến thức về văn hóa xã hội; khoa – học công nghệ, các chuẩn mực thái độ nhân cách, các kỹ năng, kỹ sảo lao động – chung và chuyên biệt cần thiết để hình thành những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp phù hợp với một loại hình lao động nghề nghiệp cụ thể. Nội dung đào tạo cơ bản được phản ánh trong các chương trình khung, bao gồm: Khối các mơn học văn hóa; Khối các mơn học chung; Khối các môn cơ sở; Khối các môn học chuyên môn - nghề nghiệp; Phần thực tập; Phần thực hành sản xuất.
Nghề nghiệp rất phong phú và đa dạng với nhiều loại hình nghề nghiệp có tính chất, trình độ cơng nghệ và nội dung lao động khác nhau, do đó nội dung đào tạo của các ngành nghề cũng rất khác nhau về hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và các định hướng giá trị, thái độ nghề nghiệp. Năm 2007, Tổng cục Dạy nghề đã có chương trình tập huấn cho các cơ sở dạy nghề trong tồn quốc về việc xây dựng chương trình khung trên cơ sở phân tích nghề. Việc này đã được các cơ sở dạy nghề tổ chức xây dựng, điều chỉnh các môn học, mô đun phù hợp với yêu cầu thực tế và đáp ứng cho việc đào tạo nghề.
Tổ chức điều chỉnh nội dung đào tạo đáp ứng yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề (đạt đến một trình độ kỹ năng, kỹ sảo nhất định của một ngành
nghề) là rất cần thiết. Các khoa chuyên môn trong cơ sở dạy nghề cần căn cứ vào các nguồn lực của Khoa, căn cứ trình độ học sinh đầu vào, căn cứ các tiêu chuẩn kỹ năng, kỹ sảo của từng nghề, căn cứ mục tiêu đào tạo của nghề căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, để có biện pháp điều chỉnh nội dung đào tạo cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình đào tạo.