Đánh giá chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề tỉnh Điện Biên (Trang 29 - 32)

,

1.3. Đánh giá chất lượng đào tạo

Kiểm tra đánh giá có một tầm quan trọng đặc biệt nhằm xác định và định giá kết quả học tập. Đây là khâu cuối cùng trong mọi quá trình dạy học ứng với bài học (Lesson, Unit), Mơđun hoặc tồn khố học. Thơng thường, ngưịi ta tiến hành việc kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên ở từng đơn vị, từng bài học, từng mô đun.

Kiểm tra đánh giá năng lực thực hiện (kết quả học tập) của người học là nhằm xác định được liệu một người học nào đó có thể thực hiện được hoặc trình diễn được một cơng việc? kỹ năng cụ thể đáp ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu của nghề hay không .

Các bộ công cụ trắc nghiệm đánh giá được soạn thảo giúp cho GV hoặc người đánh giá đo lường xem người học thực hiện kỹ năng hoặc làm ra sản phẩm yêu cầu tốt như thế nào. Ví dụ: các Bảng kiểm tra (Checklist) giúp cho giáo viên thông qua quan sát người học thực hiện công việc để chỉ ra được người học đã đáp ứng tiêu chuẩn ở mức độ nào. Các câu hỏi kiểm tra, trắc nghiệm (Test Items) cùng với các thang điểm (Rating Scales) giúp cho giáo viên xác định được mức độ người học tiếp thu kiến thức; các thang điểm cũng giúp cho giáo viên xác định được mức độ “chất lượng” của sản phẩm người học làm ra và đó là phần quan trọng có tính chất quyết định đối với “đầu ra” của việc đào tạo .

1.3.1. Mục đích của việc đánh giá chất lượng đào tạo.

Cơng khai hóa nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh và tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập.

Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình, tự hồn thiện hoạt động dạy, phân đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

Như vậy, đánh giá khơng chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng, điều chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định ra thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.

-

Kiểm tra đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, giáo viên và đặc biệt là đối với cán bộ quản lí.

Đối với học sinh: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin "liên hệ ngược" giúp người học điều chỉnh hoạt động học.

Về giáo dưỡng chỉ cho học sinh thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, cịn thiếu sót nào cần bổ khuyết.

Về mặt phát triển năng lực nhận thức giúp học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái qt hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế.

Về mặt giáo dục học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, cũng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phụ tính chủ quan tự mãn.

Đối với giáo viên: Cung cấp cho giáo viên những thông tin "liên hệ ngược ngoài" giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy.

Đối với cán bộ quản lí giáo dục: Cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục những thơng tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.

1.3.2. Nội dung đánh giá.

Kiểm tra, đánh giá là những hoạt động của chủ thể quản lí nhằm thu được dữ liệu, bằng chứng, lập luận xác đáng về giá trị của đối tượng, kết quả hoạt động của tổ chức v.v... và giúp điều chỉnh các hoạt động của tổ chức để đạt được mục tiêu của đơn vị theo kế hoạch đã đề ra. Trong công tác kiểm tra, đánh giá cần chú trọng đến các bước cụ thể như:

+ Xác lập chuẩn thực hiện

+ Tiến hành những điều chỉnh cần thiết. Trong trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh mục tiêu hoặc điều chỉnh cả mục tiêu và các hoạt động.

1.3.3. Quy trình kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo.

1.3.3.1. Khái niệm kiểm định chất lượng và kiểm định chất lượng đào tạo. Kiểm định chất lượng là sự xem xét, đánh giá độc lập và có hệ thống nhằm xác định xem các hoạt động và kết quả liên quan đến chất lượng có đáp ứng được các quy định đã đề ra và các quy định này có được thực hiện một cách có hiệu quả và thích hợp để đạt được mục tiêu hay không.

Kiểm định chất lượng đào tạo là sự xem xét, đánh giá độc lập và có hệ thống q trình và sản phẩm đào tạo nhằm xác định xem các hoạt động và kết quả của q trình đào tạo có đáp ứng được các quy định về chất lượng sản phẩm đào tạo đã đề ra trong chương trình đào tạo hay khơng. Kiểm định chất lượng đào tạo là một phần của kiểm định trường học.

1.3.3.2. Nguyên tắc kiểm định chất lượng đào tạo nghề.

Để kiểm định chất lượng đào tạo nghề có hiệu quả mong muốn và đạt được mục tiêu đề ra thì hoạt động này phải đảm bảo các nguyên tắc:

- Độc lập, tức là các bên chịu trách nhiệm tiến hành kiểm định phải độc lập làm việc, không chịu sự phụ thuộc và tác động chi phối của chủ thể đào tạo cũng như quản lí đào tạo, và độc lập với nhau.

- Khách quan, tức là tn thủ chuẩn, tiêu chí và qui trình kĩ thuật kiểm định xét trên hoàn cảnh cụ thể của hoạt động đào tạo, chứ không tùy tiện theo ý kiến hay chỉ đạo của cá nhân nào.

- Đúng pháp luật, tức là không vi phạm những qui định về con người, về đo lường, về nguồn lực, về thông tin, về các hành vi ứng xử...

- Trung thực, tức là tôn trọng sự thực và thực tế, khơng làm sai, nói sai hay thêm bớt gì trong q trình cũng như kết luận kiểm định.

- Cơng khai và minh bạch, tức là q trình và kết quả kiểm định phải được công chúng biết đầy đủ và được thông báo rộng rãi.

1.3.3.3.Hệ thống và qui trình kiểm định chất lượng đào tạo nghề.

Hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo nghề thường tập trung xem xét những thành tố cơ bản sau của chất lượng đào tạo nghề:

- Chất lượng đầu vào của quá trình đào tạo.

- Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí của Khoa. - Chất lượng Chương trình, giáo trình của từng nghề.

- Chất lượng của hạ tầng vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học. - Chất lượng của nguồn lực tài chính.

- Chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo.

* Quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề:

Qui trình kiểm định chất lượng tuân thủ các bước cơ bản sau: - Thành lập Hội đồng kiểm định chất lượng của nhà trường. - Xác định mục đích, phạm vi kiểm định.

- Xây dựng kế hoạch kiểm định.

- Soạn thảo phiếu đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề.

- Đánh giá mức độ đạt được của từng học sinh bằng phiếu đánh giá theo từng môn học, mô đun và kết quả kỳ thi tốt nghiệp.

- Tổng hợp kết quả kiểm định.

- Công bố công khai kết quả kiểm định trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề tỉnh Điện Biên (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)