,
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề tại trường Trung
Trung cấp nghề tỉnh Điện Biên.
2.3.1. Công tác tuyển sinh
Cũng như các trường khác trường Trung cấp nghề tỉnh Điện Biên tuyển sinh chủ yếu dựa vào phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, báo đài, cơng văn tuyển sinh về các xã phường, chỉ tiêu tuyển sinh cho Hệ Trung cấp nghề là 700 học sinh trong thực tế 3 năm lại đây kể từ khi trường nâng cấp từ trường dạy nghề thành trường Trung cấp nghề chỉ tuyển sinh được từ 50 đến 65% chỉ tiêu mà tỉnh giao, học sinh đầu vào chủ yếu là tốt nghiệp PTCS, và PTTH.
Bảng 2.7: Kết quả tuyển sinh Hệ trung cấp nghề từ 2008 đến 2010 Năm học Vùng lân cận thành phố Các huyện trực thuộc KVI Vùng biên giới Vùng sâu đặc biệt khó khăn Thanh niên tệ nạn xã hội Tổng 2008-2009 356 203 114 146 6 819 2009-2010 94 195 123 138 10 560 2010-2011 43 203 104 88 12 450
Số lượng học sinh tuyển được rất cao vào năm 2008 vượt 26% chỉ tiêu của tỉnh giao cho trường, năm 2009, 2010 tuyển sinh chỉ được 65% - 70% chỉ tiêu của tỉnh giao, nguyên nhân chủ yếu là do năm 2008 trường nâng cấp từ trường nghề lên Trung cấp nghề nên tuyển được nhiều học sinh, đây cũng là tâm lý chung của các phụ huynh học sinh và các em là một khó khănlớn cho nhà trường trong cơng tác tuyển sinh.
Đối với đầu vào hệ tuyển sinh là HS đã tốt nghiệp PTTH các em vào trường nghề đó là sự lựa chọn cuối cùng không thể vào học được các trường chuyền nghiệp khác mới vào học trường nghề chính vì vậy chất lượng đầu vào cịn rất hạn chế nhà trường cũng khơng có sự lựa chọn nhiều vì hàng năm đều thiếu chỉ tiêu.
Đối với đầu vào hệ tuyển sinh tốt nghiệp PTCS đối tượng học này chủ yếu là các em dân tộc vùng sâu vùng xa, các em thi trượt vào PTTH các em đang học PTTH nhưng không thể tiếp tục học do lưu ban và một số ngun nhân khác chính vì vậy chất lượng đầu vào khơng được cao mặc dù đối với hệ trên các em vào học 1 năm VHCB.
Đầu tư cho cơng tác tuyển sinh cịn thấp, lý do chính là thu lệ phí tuyển sinh thấp 15.000 VNĐ/1 bộ hồ sơ, nên cơng tác tuyển sinh tổ chức cịn rất sơ sài dẫn đến hiệu quả không cao.
Thông tin tuyển sinh cũng như hiểu biết về nghề của các em cũng hạn chế do đặc thù địa hình chia cắt của tỉnh, một phần chưa có sự quan tâm sâu sắc của các lãnh đạo, các cấp ban nghành của tỉnh.
2.3.2. Chương trình đào tạo (CTĐT)
Tất cả các nghề Hệ Trung cấp nghề đều được biên soạn trên cơ sở chương trình khung, chương trình mơn học của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - đã ban hành nhà trường xác định nghành nghề phù hợp với địa phương và điều kiện của trường từ đó xây dựng chương trình phù với chức năng nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo của nghề.
Với đặc thù là chất lượng đầu vào của học sinh rất thấp việc tiếp thu kiến thức lý thuyết đặc biện là các nghề Kỹ thuật xây dựng, nghề Điện công nghiệp kiến thức lý thuyết có độ khó cao. Cần phải giảm tải kiến thức lý thuyết tăng thời gian, thời lượng học thực hành.
2.3.3 Đội ngũ giáo viên
2.3.3.1. Giáo viên
Đội ngũ giáo viên có tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ở các trường, cơ sở đào tạo nghề được bổ sung về số lượng, nâng cao chất lượng, từng bước đồng bộ về cơ cấu, hàng năm được đào tạo bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới về dạy nghề. Đến 31/12/2009, trườn có 161 cán bộ giáo viên trong đó có 67 giáo viên dạy nghề hệ Trung cấp, độ g tuổi trung bình 35 tuổi trong đó nữ chiếm 52%, với số lượng phần lớn giáo viên trẻ đầy nhiệt huyết. Song đội ngũ giáo viên trẻ chưa được trải qua nhiều thời gian giảng dạy nên còn thiếu về kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy, trình độ chun mơn và kỹ năng nhề của giáo viên còn yếu nhất là giáo viên dạy thực hành, dạy tích hợp cả lý thuyết và thực hành. Do tuổi đời của trường còn mới hầu hết cán bộ giáo viên là tuyển mới từ các trường chuyên nghiệp và một số giáo viên từ các trường sư phạm kỹ thuật vì vậy kỹ năng giảng dạy của giáo viên còn kém.
Một số khoa chất lượng giáo viên chưa được tốt như khoa xây dựng giáo viên chủ yêu là tốt nghiệp tại chức và học chuyển đổi từ nghành khác sang nên về kiến thức chun mơn cịn rất hạn chế, khoa Tin và khoa Kinh tế số lượng giáo viên dưới 30 tuổi chiếm đến 85% hầu hết các giáo viên vừa mới ra trường kinh nghiệm về nghề nghiệp chưa có mà dạy nghề địi hỏi phải có kinh nghiệm thực tế nghề đây cũng là khó khăn chung của trường.
2.3.3.2. Trình độ chun mơn
Bảng 2.8. Trình độ chun mơn của giáo viên tồn trường TT chun mơn Trình độ Sau đại học Đại học Cao
đẳng Trung
cấp CNKT Khác
1 Số lượng 4 79 12 33 28 5
2 Tỉ lệ (%) 3% 49% 7% 20% 18% 3%
(Nguồn: Phịng đào tạo trường TCN Điện Biên)
Bảng 2.9. Trình độ chuyên môn giáo viên dạy hệ trung cấp nghề TT chun mơn Trình độ Sau đại học Đại học Cao
đẳng Trung
cấp CNKT Khác
1 Số lượng 3 48 8 3 4 0
2 Tỉ lệ (%) 5% 73% 12% 5% 6% 0%
(Nguồn: Phịng đào tạo trường TCN Điện Biên)
Trình độ chun mơn của giáo viên dạy hệ trung cấp tương đối cao 78% là đại học hoặc trên đại học.
Giáo viên phần lớn tốt nghiệp từ các trường chuyên nghiệp và một số trường sư phạm kỹ thuật những giáo viên trên có trình độ học vấn khá cao nhưng kinh nghiệm về nghề nghiệp cịn ít đặc biệt là kỹ năng nghề của giáo viên.
2.3.3.3. Trình độ sư phạm
Nghiệp vụ sư phạm rất quan trong trong q trình đào tạo nó quyết định đến chất lượng giảng dạy và mục tiêu giảng dạy của giáo viên, giáo viên có kiến thức chun mơn tốt nhưng cũng phải có nghiệp vụ sư phạm tốt thì mới truyền thụ được kiến thức cho học sinh. Đối với trường Trung cấp nghề Điện Biên là một tỉnh miền núi chính vì vậy việc tuyển chọn giáo viên cũng rất khó khăn, do thiếu đội ngũ giáo viên có cả trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm nên nhà trường chon giải
pháp tuyển giáo viên chun mơn là ưu tiên trước, chính vì thế kỹ năng nghề và kỹ năng sư phạm của giáo viên còn hạn chế. Những giáo viên được tuyển vào sau đó mới bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Trong những năm gần đây nhà trường cũng đã và đang quan tâm rất nhiều đến việc nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên, giáo viên trong trường cũng đã tích cực tham gia vào các khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm mà nhà trường đã lien kết với trường Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên và các lớp của tổng cục mở hang năm. Đến nay hầu hết giáo viên trong trường đã có chứng chỉ sư phạm bậc I và bậc II, nhưng phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên trong trường vẫn chưa được cải thiện là mấy, đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin và các phương pháp dạy học tích cực vào trong giảng dạy cịn rất ít.
Bảng 2.10. Trình độ sư phạm của giáo viên
TT Trình độ nghiệp vụ sư phạm Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Sư phạm bậc I 22 33%
2 Sư phạm bậc II 14 21%
3 Sư phạm dạy nghề 24 37%
4 Chưa có nghiệp vụ sư phạm 6 9%
66 100%
Tổng
(Nguồn: Phòng đào tạo trường TCN Điện Biên)
Tỉ lệ giáo viên có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm khá cao, đây là cố gắng của nhà trường nhưng chất lượng sư phạm của giáo viên còn thấp đây cũng là tình trạng chung và cũng khơng đỏi hỏi nhiều ở giáo viên qua thời gian và kinh nghiệm giảng dạy trong trường đội ngũ giáo viên sẽ trưởng thành lên từng ngày.
2.3.3.4. Trình độ ngoại ngữ
Ngoại ngữ là phương tiện để giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nguyên cứu tài liệu khoa học, là phương tiện giao lưu trao đổi kinh nghiệm với bạn bè trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay với nền kinh tế hội nhập văn hóa kinh tế chính trị, sự hợp tác quốc tế có vai trị lớn trong việc phát triển nền kinh tế nói
chung và cho nền giáo dục nước nhà nói riêng, rất nhiều kiến thức, thành tịu khoa học mới trên thế giới chính vì vậy địi hỏi giáo viên phải có trình độ ngoại ngữ tốt thì mới lĩnh hội được.
Bảng 2.11. Trình độ ngoại ngữ của giáo viên trường TCN Điện Biên TT Trình độ ngoại ngữ Đại học Cao
đẳng A B C
1 Tổng số 0 3 34 29 8
2 Tỉ lệ (%) 0% 5% 52% 43% 0%
(Nguồn: Phòng đào tạo trường TCN Điện Biên)
Số giáo viên có trình độ ngoại ngữ A và B chiếm tỉ lệ lớn nhưng ngoại ngữ của giáo viên chủ yếu là xuất phát từ việc chuẩn hóa trình độ theo qui định của nhà nước và đã được học ở các trường chuyên nghiệp chứ chưa xuất phát từ nhu cầu cần có ngoại ngữ để trao đổi thong tin, nguyên cứu tài liệu, nâng cao trình độ. Ngồi ra đối với một tỉnh miền núi thì việc sử dụng ngoại ngữ là rất ít và cũng có thể là nói khơng với ngoại ngữ.
2.3.3.5. Trình độ tin học
Những năm gần đây chúng ta đều thấy là đưa tin học vào sản xuất, kinh doanh, thủ tục hành chính, giáo dục…và đến bây giờ thì tin học không thể thiếu trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội giáo dục và đào tạo nói riêng cũng , theo xu hướng chung như vậy. Tin học là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho giảng dạy, nó làm q trình nhận thức của học sinh có hiệu quả hơn, có nhiều cơng cụ hỗ trợ mà việc thực hiện trên vật thật, thao tác thật, hay mơ hình khơng thể thực hiện được hết nhưng máy tính có thể làm giúp ta việc đó. Chính vì vậy việc áp dụng tin học, công nghệ dạy học hiện đại vào dạy học là định hướng xuyên suất.
2.3.3.6. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Tổ chức các hoạt động thực nghiệm và nghiên cứu khoa học có vai trị rất lớn trong hoạt động về chuyên môn, đặc biệt nó trang bị cho người giáo viên một phương pháp luận, một cách nhìn nhận về khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho mỗi giáo viên. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu khoa học của trường chưa có, và rất ít người quan tâm đến nghiên cứu khoa học theo thống kê của trường
thì đến 80% giáo viên trong trường chưa hiểu như thế nào là nghiên cứu khoa học họ cho rằng đó phải là một cái gì cao siêu lắm và rất khó làm được nên sợ và lẩn , tránh, một số giáo viên cịn lại thì cho rằng tác dụng của việc nghiên cứu khoa học không cao làm xong để đấy và thực sự ra thì có nghiên cứu khoa học cũng khơng có quyền lợi gì nên giáo viên cũng khơng quan tâm.
Qua khảo sát về tình hình chung giáo viên của trường thì do chất lượng giáo viên cịn hạn chế, chỉ có 1 giáo viên khoa Điện và 1 giáo viên khoa Lâm nghiệp có khả năng hoạt động nghiên cứu khoa học.
2.3.4. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học nó tác động vào q trình nhận thức của của học sinh, giáo viên sử dụng linh hoạt hài hòa các phương pháp dạy học với nhau sẽ đạt hiệu quả rất lớn.
Phương pháp dạy học của giáo viên trong trường chủ yếu là dạy học theo phương pháp dạy học truyền thống: Thuyết trình, phân tích , diễn dịch học trị nghe và ghi chép, đưa ra câu hỏi pháp vấn học sinh trả lời, nhưng thời gian giành cho học sinh trả lời còn hạn chế, đối với giờ học thực hành với số lượng học sinh lớn, những thao tác làm mẫu của giáo viên học sinh không quan sát được hết.
Việc sử dụng đa phương tiện trong dạy học là một phương pháp dạy học mới với sự trợ giúp của máy tính, làm tăng tính trực quan và sử chủ động suy nghĩ sang tạo, tiếp thu kiến thức của học sinh là rất cao. Tuy nhiên việc sử dụng đa phương tiện và trong quá trình dạy học của giáo viên là không thường xuyên. Số giáo viên sử dụng đa phương tiện vào trong dạy học là 20%, chỉ sử dụng đa phương tiện trong dạy học khi có các đợt hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi, và các đợt kiểm tra định kỳ của phòng đào tạo một số giáo viên còn lợi dụng chỉ dạy bằng máy vi tính coi đó là bài soạn giảng của mình mà bỏ qua soạn giáo án lên lớp, số giáo viên dạy thực hành hầu hết là tuyển từ những dịch vụ sản xuất kinh doanh và thợ sửa chữa có tay nghề cao song việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm còn chắp vá, một phần là do yếu tố tâm lý nên họ thường ngại đổi mới phương pháp dạy học. Điều này làm cho bài giảng khơng có sức hút đối với học sinh dẫn đến bài học trở nên nhàn chán, thiếu sự phong phú linh động.
2.3.5. Đội ngũ học sinh
Đối với trường Trung cấp nghề Điện Biên đầu vào hệ đào tạo TCN hình thức tuyển sinh chủ yếu là xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT và học sinh tốt nghiệp THCS.
Với diện tích miền núi trải rộng trên địa bản tỉnh có rất nhiều dân tộc đặc biệt có một số dân tộc ít người được đảng và nhà nước quan tâm, nên học sinh đầu vào của trường cũng rất đa dạng trong đó 90% là học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cịn lại là dân tộc kinh, nghề nghiệp chính của gia đình các em học sinh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.
Học sinh theo học nghề với lứa tuổi từ 16 đến 25 đây là lứa tuổi bắt đầu trưởng thành, ý thức tự giác và tự trau dồi học hỏi kiến thức còn hạn chế, đa số các em là người dân tộc thiểu số nên việc nhận thức về kỹ năng sống, kỹ năng tự lập cịn thiếu chính vì vậy việc quản lý học sinh sinh viên cũng rất vất vả cho giáo viên và cán bộ quản lý. Các em cũng đang hồn thiện mình, muốn có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để có một việc làm giúp xóa đói giảm nghèo.
Đa số các em học vào trường nghề kiến thức học ở PTTH, PTCS đã bị rỗng kiến thức nên khi vào dạy cho các em các thầy cô cũng cố gắng truyền thụ cho các em những kiến thức đơn giản nhất để các em bắt dần với kiến thức và làm quen với nghề.
, Học sinh đăng ký theo học ngành nghề chủ yếu là theo thị hiếu và tâm lý các em chưa biết định hướng nghề nghiệp là sau này học song nghề có việc làm khơng, và việc làm ấy ở đâu thì hầu hết các em chưa nhận thức được mà đăng ký vào học ngành: Kinh tế, tin học trong khi đó các nghề có nhu cầu đầu ra rất lớn như nghề hàn và nghề xây dựng nhưng lại khơng có học sinh đăng ký.
2.3.6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất của nhà trường được trang bị rất đồng bộ và qui mơ có thể mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo, năm 2011 nhà trường chuẩn bị cho nâng trường Trung cấp nghề thành trường Cao đẳng nghề chính vì vậy cơ sở vật chất và trang thiết bị đáp ứng đủ cho nhu cầu dạy hệ Trung cấp và đầu tư mua sắm bổ sung trang thiết bị, máy móc cũng như các thiết bị hiện đại áp ứng cho đào tạo hệ Cao đẳng nghề.đ
Nhà trường xây dựng thư viện, thư viện điện tử, tủ sách cho học sinh và tăng cường bổ sung sách, giáo trình, tài liệu tham khảo.
* Nhận xét về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học:
Nhìn chung cơ sở vật chất và trang thiết bị máy móc của trường đáp ứng được