Các biến số nghiên cứu lâm sàng

Một phần của tài liệu 1-NTKAnh-toan-van-luan-an (Trang 65 - 68)

Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4. Các biến số nghiên cứu lâm sàng

2.2.4.1. Tuổi

Độ tuổi chia làm 3 nhóm tuổi (< 40 tuổi, 40-60 tuổi và > 60 tuổi)

2.2.4.2. Giới

Gồm nam và nữ

2.2.4.3. Thời gian ăn chay

Thời gian ăn chay chia làm 3 nhóm (5-10 năm, >10-20 năm và > 20 năm)

2.2.4.4. Chỉ số khối cơ thể (BMI)

Chuẩn bị bệnh nhân: Cân vào buổi sáng, trước bệnh nhân ăn sáng, mặc quần áo mỏng, cởi bỏ giày, dép, mũ.

Chuẩn bị dụng cụ: Thủ tục cân đo được thực hiện trên bàn cân nhãn hiệu Nhơn Hịa (Việt Nam), có độ chính xác đến 0,1 kg.

+ Đo chiều cao: bệnh nhân được đo đứng thẳng người theo tư thế tự nhiên, đầu để thẳng sao cho đi mắt và lỗ tai ngồi nằm trên một đường ngang song song mặt đất, bốn điểm phía sau là chẩm, lưng, mơng và gót chân áp sát thước đo. Từ từ hạ thanh ngang của thước đo xuống. Khi thanh ngang của thước đo chạm điểm cao nhất của đỉnh đầu thì dừng lại và đọc kết quả. Đơn vị của chiều cao được tính bằng mét (m) và số đo được tính chính xác đến 0,5cm.

+ Đo cân nặng: bệnh nhân được đo cân nặng đồng thời với đo chiều cao trên cùng bàn cân. Đơn vị đo cân nặng là kilơgam và số đo được tính chính xác đến 0,5 kg và sai số không quá 100g.

BMI = cân nặng (kg)/chiều cao (m2).

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đốn thừa cân béo phì của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

năm 2000 dành cho người trưởng thành châu Á

Phân loại BMI

Bình thường 18,5 - 22,9 + Thừa cân 23 - 24,9 + Béo phì độ 1 25 - 29,9 + Béo phì độ 2 ≥ 30 2.2.4.5. Vịng bụng (VB) - Chuẩn bị bệnh nhân - Chuân bị dụng cụ - Các bước tiến hành:

+ Đo chu vi vòng bụng (cm): sử dụng thước vải pha nilơng khơng giãn có đối chiếu với thước kim loại. Đối tượng nghiên cứu đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng chiều rộng ngang hai vai, tư thế đối xứng, trọng lượng phân đều lên hai chân, thở đều đặn. Cánh tay để 2 bên và dang rộng một góc 30 độ để giúp người đo dễ dàng hơn hoặc 2 tay ôm vai.

Người được đo nên nới rộng quần để không tạo một áp lực nào lên bụng, bệnh nhân vẫn thở bình thường. Đánh dấu bờ dưới của cung sườn 2 bên và bờ trên của mào chậu 2 bên rồi xác định điểm giữa của khoảng cách từ bờ dưới cung sườn đến bờ trên mào chậu cùng bên.Vị trí đo là điểm này. Vịng thước đo qua bụng

bệnh nhân, thước dây tạo thành mặt phẳng vng góc với trục của thân. Lấy kết quả vào thời điểm cuối của thì thở ra nhẹ. Số đo được lấy chính xác đến 0,1 cm. Đơn vị tính: cm.

*

• •

Đánh giá kết quả như sau:

Nam giới: VB < 90cm: bình thường và VB ≥ 90cm: béo dạng nam

Nữ giới: VB < 80cm: bình thường và VB ≥ 80cm: béo dạng nam

2.2.4.6. Huyết áp động mạch

-Chuẩn bị dụng cụ:Sử dụng máy đo huyết áp thuỷ ngân.

-Chuẩn bị bệnh nhân: Đo huyết áp cũng được tiến hành vào buổi sáng.

Trước khi đo 5 phút bệnh nhân được nghỉ ngơi, thư giãn, nhịn ăn sáng, không uống cà phê, không hút thuốc.

-Các bước tiến hành: Bệnh nhân được đo ở tư thế ngồi dựa lưng vào ghế, hai

bàn chân chạm đất, hai cánh tay để trần đặt trên bàn ngang tim. Tất cả các bệnh nhân đều đo cả hai bên, nếu kết quả bên tay nào cao hơn lấy kết quả bên tay đó. Băng quấn của huyết áp kế có bề ngang bằng 2/3 chiều dài cánh tay và chiều dài túi hơi quấn hết 2/3 chu vi cánh tay. Mép dưới của băng quấn cách nếp lằn khuỷu tay 3 cm. Đặt ống nghe ở mép trong cánh tay nơi có động mạch cánh tay chạy qua. Bơm hơi nhanh trên áp lực làm mất mạch quay 20-30 mmHg rồi xả hơi mỗi 1-2 mmHg/nhịp đập.

Huyết áp tâm thu là áp lực tương ứng với lúc nghe thấy tiếng đập động mạch lần đầu tiên. Khi nghe tiếng đập thay đối âm sắc lúc áp lực giảm tương ứng giai đoạn IV của Korotkoff; khi tiếng đập mất hẳn tương ứng giai đoạn V của Korotkoff. Huyết áp tâm trương tương ứng giai đoạn V của Korotkoff.

Trong một số ít trường hợp vẫn cịn nghe thấy tiếng đập động mạch đến trị số 0 mmHg; lúc này huyết áp tâm trương được xác định tương ứng với giai đoạn IV Korotkoff. Đơn vị biểu thị: mmHg.

Đo 2 lần cách nhau 2 phút rồi lấy trung bình cộng mới chính xác. Nếu 2 số đo chênh nhau quá 5 mmHg thì phải đo lại 1 đến 2 lần nữa rồi mới lấy trung bình cộng. Phải đo 2 tay, lấy bên nào áp lực cao hon, đề phịng bên kia động mạch có chỗ hẹp. Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp.

Bảng 2.2. Phân độ tăng huyết áp Hội THA Việt Nam 2018 [7]

Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg)

HA tối ưu < 120 < 80 HA bình thường < 130 < 85 HA bình thường cao 130 – 139 85- 89 THA độ 1 (nhẹ) 140 – 159 90- 99 THA độ 2 (trung bình) 160 – 179 100- 109 THA độ 3 (nặng) ≥ 180 ≥ 90

Trong nghiên cứu xác định THA khi bệnh nhân đã và đang dùng thuốc hạ huyết áp hoặc sẽ được chọn theo con số HA cao nhất trong đó.

Tăng huyết áp khi HATT ≥ 140 mHg và/hay HATTr ≥ 90 mmHg

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc khi HATT ≥ 140 mmHg và HATTr < 90 mmHg

Một phần của tài liệu 1-NTKAnh-toan-van-luan-an (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w